Mỹ hy vọng Nhật chia sẻ nhiệm vụ cảnh giới Biển Đông

10/04/2015 07:54
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)
(GDVN) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kiên quyết phản đối Trung Quốc quân sự hóa tranh chấp biển đảo, đề nghị Nhật Bản chia sẻ nhiệm vụ tuần tra cảnh giới Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B Carter thăm Nhật Bản
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B Carter thăm Nhật Bản

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc dẫn trang mạng "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản  ngày 9 tháng 4 đưa tin, ngày 8 tháng 4, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã lần lượt tiến hành hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani.

Theo bài báo, sự lo ngại của Mỹ đang gia tăng, Bộ trưởng Ashton B. Carter đã để lộ quan điểm muốn Nhật Bản có thể chia sẻ nhiệm vụ cảnh giới khu vực Biển Đông. Nếu có thể thực hiện sẽ “kiềm chế” Trung Quốc, nhưng triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến Biển Đông vẫn đang đứng trước vấn đề nan giải.

Theo bài báo, khi hội đàm với ông Ashton B. Carter, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh "hy vọng thông qua sửa đổi Chỉ nam hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ và pháp chế bảo đảm an ninh để nâng cao năng lực răn đe". 

Ông Abe cũng đồng thời chỉ ra "hai nước Nhật-Mỹ có quan niệm giá trị chung, tăng cường quan hệ đồng minh chắc chắn sẽ có lợi cho hòa bình và phồn vinh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương". 

Ông Ashton Carter phản hồi, cho rằng, sửa đổi Chỉ nam "sẽ cung cấp bảo đảm cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á và thế giới".

Khi hội đàm với ông Ashton B. Carter, đối với vấn đề sửa đổi Chỉ nam được bắt đầu trong tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani xác nhận "sẽ tích cực triển khai công việc". 

Về tình hình Biển Đông, đã đạt được nhất trí về phản đối các hành động có ý đồ dựa vào sức mạnh làm thay đổi hiện trạng. 

Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc hội đàm, ông Carter đã tiến hành phê phán đối với Trung Quốc, cho rằng "kiên quyết phản đối các hành động quân sự hóa".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B Carter thăm Nhật Bản
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B Carter thăm Nhật Bản

Theo bài báo, ở khu vực biển Hoa Đông có sự phối hợp chặt chẽ giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Mỹ. 

Trong khi đó, ở khu vực Biển Đông, một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, "do lực lượng phòng vệ trên biển của các nước như Philippines mỏng yếu, đã đem lại 'cơ hội' cho Trung Quốc lợi dụng". 

Mỹ đang cắt giảm chi tiêu quốc phòng, nếu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể gánh vác nhiệm vụ như cảnh giới, sẽ giảm bớt gánh nặng của Quân đội Mỹ.

Đa số quan điểm nội bộ Chính phủ Nhật Bản cho rằng, sau khi sửa đổi Chỉ nam hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ, Mỹ sẽ yêu cầu ngày càng nhiều Lực lượng Phòng vệ tiến hành phối hợp. 

Bởi vì, trong Chỉ nam mới chuẩn bị đề xuất phương châm Lực lượng Phòng vệ và Quân đội Mỹ hợp tác triển khai thu thập thông tin và tuần tra cảnh giới trong thời bình.

Theo bài báo, nhưng xét tới tình hình của Lực lượng Phòng vệ, tình hình không đơn giản như vậy. Chủ lực tiến hành tuần tra cảnh giới trên biển của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là các máy bay tuần tra như P-3C và P-1, khoảng cách hoạt động liên tục lần lượt là khoảng 6.600 km và 8.000 km. 

Căn cứ Naha của Lực lượng Phòng vệ Biển ở cực nam Nhật Bản cách Biển Đông khoảng 2.000 km. Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng Phòng vệ Kawano Katsutoshi cho rằng "dùng P-3C tuần tra Biển Đông tương đối vất vả".

Hoạt động của Trung Quốc và Nga ở biển Hoa Đông và biển Nhật Bản vẫn rất mạnh, trong tình hình này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không thể không triển khai lực lượng tuần tra cảnh giới chủ yếu ở khu vực xung quanh Nhật Bản.

Một quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho rằng: "Nếu như mở rộng phạm vi tuần tra đến Biển Đông, gánh vác tuyến đầu sẽ trở nên nặng nề hơn". Nếu Nhật Bản quyết định tiến hành theo dõi, giám sát Biển Đông sẽ còn dẫn tới sự phản đối của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Nhật Bản
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Nhật Bản
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)