Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Nhật Bản |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 13 tháng 4 dẫn hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 12 tháng 4 đưa tin, chính phủ hai nước Nhật-Mỹ đã bắt đầu phối hợp, tăng thêm hợp tác lĩnh vực vũ trụ trong "Kim chỉ nam hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ" muốn sửa đổi vào ngày 27 tháng 4, trong đó sẽ viết rõ vào cùng chia sẻ tin tức tình báo "nhận biết tình hình vũ trụ" (SSA) dò tìm và nhận dạng những vệ tinh khả nghi và rác vũ trụ. Hợp tác sử dụng vệ tinh tiến hành giám sát biển cũng được ghi vào.
Hầu như đã xét đến việc Trung Quốc không chỉ đang triển khai hoạt động trên biển, mà còn ngày càng tích cực phát triển vũ khí chống vệ tinh, Nhật-Mỹ nỗ lực qua đây để nâng cao năng lực răn đe.
Vũ trụ được coi là "chiến trường thứ tư" ngoài biển, mặt đất và trên không, tăng cường hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ và Quân đội Mỹ trong lĩnh vực này sẽ đẩy nhanh sử dụng thống nhất giữa hai bên.
Trong hội đàm ngày 8 tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter xác nhận, sẽ tăng cường hợp tác lĩnh vực vũ trụ và thiết lập nhóm công tác mới cấp sự vụ.
Việc phát triển vũ khí vệ tinh mà đại diện là thử nghiệm phá hủy vệ tinh do Trung Quốc tiến hành vào năm 2007 cùng với sự gia tăng các rác thải vũ trụ như vệ tinh hỏng và các mảnh vỡ sẽ "gây trở ngại cho sử dụng ổn định vũ trụ" - nhận thức này là nguyên nhân bối cảnh đạt được đồng thuận trên giữa Nhật-Mỹ.
Hình ảnh này được cho là tên lửa chống vệ tinh SC-19 Trung Quốc |
Kim chỉ nam hợp tác phòng vệ sau sửa đổi sẽ chỉ ra tầm quan trọng của SSA. Hai bên đang phối hợp viết vào các điều khoản như thúc đẩy Nhật Bản nâng cao năng lực SSA và "thúc đẩy chia sẻ tình báo với Mỹ". Nhật-Mỹ sẽ còn tiến hành đàm phán về phương thức hợp tác giữa Trung tâm ứng dụng không gian tổng hợp của Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ phụ trách giám sát vũ trụ với Lực lượng Phòng vệ.
Về việc sử dụng vệ tinh tiến hành giám sát biển, Nhật-Mỹ sẽ đề xuất xem xét thông qua chia sẻ tình báo hàng hải toàn cầu, bảo đảm an ninh các tuyến đường trên biển và vận dụng nó vào các phương diện như sóng thần.
Tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 12 tháng 4 cho biết, chính phủ hai nước Nhật-Mỹ chuẩn bị tận dụng cơ hội sửa đổi "Kim chỉ nam hợp tác phòng vệ" (nhằm tăng cường chi viện của Lực lượng Phòng vệ cho Quân đội Mỹ), đi sâu hợp tác phòng vệ với Hàn Quốc.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng tiến hành hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Hàn vào tháng 5, đồng thời đặt nền tảng cho Lực lượng Phòng vệ và Quân đội Hàn Quốc thực hiện "Hiệp định chi viện quân nhu cho nhau". Xét tới mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên, Nhật-Mỹ còn tìm cách xây dựng thể chế để Nhật-Mỹ-Hàn hợp tác ứng phó.
Nếu có thể tiến hành hội đàm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Hàn thì đây sẽ là cuộc hội đàm lần đầu tiên trong 4 năm qua. Từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 4, ba nước Nhật-Mỹ-Hàn sẽ còn tổ chức tham vấn cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Cục trưởng Phòng vệ. Thời cơ đối thoại ngày càng chín muồi.
Hải quân Trung Quốc tổ chức diễn tập tác chiến trên biển (ảnh tư liệu) |
Ngày 27 tháng 4, Nhật Bản và Mỹ sẽ đạt được nhất trí về nội dung sửa đổi "Kim chỉ nam hợp tác phòng vệ". Hai nước sẽ giải thích với Hàn Quốc, kim chỉ nam này có lợi cho ứng phó với tranh chấp bán đảo Triều Tiên nhằm tìm kiếm sự hiểu biết của Hàn Quốc.
Trên phương diện hợp tác bảo đảm an ninh, Nhật Bản coi ký kết "Hiệp định chi viện quân nhu cho nhau" giữa Nhật-Hàn là vấn đề ưu tiên. Thông qua sửa đổi kim chỉ nam hợp tác phòng vệ, Nhật Bản cũng sẽ có thể cung cấp chi viện hậu phương như nhiên liệu cho quân đội các nước khác hợp tác với Mỹ.
Nếu không ký kết hiệp định này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không thể chi viện cho Quân đội Hàn Quốc ở phía sau. Ngoài ra, Nhật Bản cũng tìm cách ký kết "Hiệp định bảo vệ tình báo quân sự" chia sẻ bí mật phòng vệ với Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc có thể sẽ chấp thuận cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật-Hàn. Tuy nhiên, khoảng cách chính trị có nguyên nhân xuất phát từ vấn đề lịch sử cũng có thể ảnh hưởng tới hợp tác bảo đảm an ninh hai nước.
Do lo ngại đối với thái độ của Trung Quốc, Hàn Quốc cũng do dự trong vấn đề Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở nước này để ngăn chặn CHDCND Triều Tiên. Nhật-Mỹ-Hàn vẫn chưa đạt đến mức thống nhất trong các bước đi.
CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa (ảnh tư liệu) |