Tàu sân bay Ấn Độ sắp ra khơi

07/04/2012 11:17
Theo Vnexpress
Hàng không mẫu hạm Vikramaditya của hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ bắt đầu những chuyến chạy thử trên biển vào ngày 25/5.
Hàng không mẫu hạm Vikramaditya của hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ bắt đầu những chuyến chạy thử trên biển vào ngày 25/5.
Thông tin này được RIA Novosti dẫn lời của nhà máy đóng tàu Sevmash (Nga).
Tàu sân bay Vikramaditya, vốn từng thuộc biên chế của hải quân Liên Xô cũ, được cải tạo để bán cho Ấn Độ. Hàng không mẫu hạm này sẽ được đưa tới Bạch Hải (tây bắc Nga) rồi ra biển Barents, nơi nó sẽ ở lại trong vòng từ 3 tới 4 tháng.
"Sau khi các cuộc chạy thử trên biển hoàn tất, chúng tôi dự kiến sẽ chuyển giao tàu sân bay này cho Ấn Độ vào ngày 4/12", nhà máy đóng tàu Sevmash cho biết.

Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ. Ảnh: RIA Novosti
Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ. Ảnh: RIA Novosti
Các máy phát điện chính của tàu Vikramaditya đang được kiểm tra, trong khi quá trình thử nghiệm các chế độ hoạt động cũng đang hoàn tất. Việc huấn luyện thủy thủ đoàn đã kết thúc vào cuối tháng trước.
Tàu sân bay Vikramaditya, từng mang tên Đô đốc Gorshkov, là một hàng không mẫu hạm lớp Project 1143.4 do Liên Xô cũ chế tạo. Tàu sân bay có trọng tải 45.000 tấn này bị quân đội Nga loại khỏi biên chế vào năm 1992. Nó được bán cho Ấn Độ hồi năm 2004 nhưng phải đợi tới năm nay mới được giao cho chủ mới, sau 8 năm cải tạo kéo dài. Chi phí của tàu sân bay này từng là đề tài cho những tranh luận không ngớt giữa hai phía. Số tiền để làm mới tàu sân bay Đô đốc Gorshkov đã tăng từ 947 triệu USD lên thành 2,3 tỷ USD.
Ấn Độ vừa bắt đầu nhận các chiến đấu cơ MiG-29K để chuẩn bị cho việc hoạt động chung cùng tàu sân bay Vikramaditya
Nga là một trong những nhà cung cấp vũ khí, khí tài lớn nhất của Ấn Độ. Ngoài thương vụ bán tàu sân bay Đô đốc Gorshkov, Nga còn cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Nerpa theo một hợp đồng có thời hạn 10 năm.

Một số hình ảnh về tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ:

Bản vẽ chi tiết thiết kế mạn phải và mặt trên của tàu sân bay INS Vikramaditya. Ảnh: Defensetalk
Bản vẽ chi tiết thiết kế mạn phải và mặt trên của tàu sân bay INS Vikramaditya. Ảnh: Defensetalk
Tàu INS Vikramaditya trong giai đoạn được đưa lên bờ để làm mới, trước khi được hạ thủy trở lại vào cuối năm 2008. Ảnh: Defencetalk
Tàu INS Vikramaditya trong giai đoạn được đưa lên bờ để làm mới, trước khi được hạ thủy trở lại vào cuối năm 2008. Ảnh: Defencetalk
Chiến hạm một thời của Nga trông khá tồi tàn và cũ kỹ khi được đưa lên bờ để làm mới. Ảnh: Defencetalk
Chiến hạm một thời của Nga trông khá tồi tàn và cũ kỹ khi được đưa lên bờ để làm mới. Ảnh: Defencetalk
Các công nhân đang làm việc ở khu vực đuôi của tàu INS Vikramaditya. Ảnh: Defencetalk
Các công nhân đang làm việc ở khu vực đuôi của tàu INS Vikramaditya. Ảnh: Defencetalk
Hình ảnh mới mẻ của tàu INS Vikramaditya khi vừa được hạ thủy trở lại. Ảnh: Defencetalk
Hình ảnh mới mẻ của tàu INS Vikramaditya khi vừa được hạ thủy trở lại. Ảnh: Defencetalk
Tàu sân bay INS Vikramaditya tại xưởng Seymash, nơi nó đang được làm mới. Ảnh: Defencetalk
Tàu sân bay INS Vikramaditya tại xưởng Seymash, nơi nó đang được làm mới. Ảnh: Defencetalk
Hình ghép này mô phỏng hoạt động trên biển của hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya sau khi được làm mới, với sự hộ tống của khu trục hạm DDG Delhi. Ảnh: Defencetalk
Hình ghép này mô phỏng hoạt động trên biển của hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya sau khi được làm mới, với sự hộ tống của khu trục hạm DDG Delhi. Ảnh: Defencetalk
Mặt trước của tàu INS Vikramaditya. Ảnh: Defencetalk
Mặt trước của tàu INS Vikramaditya. Ảnh: Defencetalk
Toàn cảnh tàu sân bay sắp trình làng của Ấn Độ. Ảnh: Defencetalk
Toàn cảnh tàu sân bay sắp trình làng của Ấn Độ. Ảnh: Defencetalk
Tàu INS Vikramaditya trong tương quan so sánh với các tàu sân bay khác như Shi Lang (Varyag) của Trung Quốc, tàu sân bay lớp Vikrant do chính Ấn Độ tự thiết kế và chế tạo, cũng như các tàu Queen Elizabeth của Anh và hàng không mẫu hạm lớp Gerald R. Ford của Mỹ. Ảnh: Navy.com.br
Tàu INS Vikramaditya trong tương quan so sánh với các tàu sân bay khác như Shi Lang (Varyag) của Trung Quốc, tàu sân bay lớp Vikrant do chính Ấn Độ tự thiết kế và chế tạo, cũng như các tàu Queen Elizabeth của Anh và hàng không mẫu hạm lớp Gerald R. Ford của Mỹ. Ảnh: Navy.com.br
Theo Vnexpress