Chủ trương cổ phần hóa Agribank
Thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 30/3/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng “Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 – 2020”, dự kiến báo cáo Chính phủ trong tháng 9 năm 2016 và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai khóa XIV.
Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng xong dự thảo Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, và đang xin ý kiến góp ý các cơ quan bộ ngành để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng “Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 – 2020”. |
Theo dự thảo, mục tiêu tổng quát của tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 là tập trung thay đổi cấu trúc và trình độ của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, hiện đại hóa từng bước các ngành kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế;
Trên cơ sở đó, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn; thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu.
Để thực hiện mục tiêu trên, dự thảo Bộ Kế hoạch và đầu tư đề ra 10 nội dung tái cơ cấu trong đó đáng chú ý là nội dung: Tái cơ cấu thị trường tài chính, tập trung vào các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, mục tiêu chung đến năm 2020 phải hoàn tất cơ bản tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, giảm mạnh rủi ro hệ thống và tăng cường độ rộng và hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính.
Trong đó, phải cắt giảm tỷ lệ nợ xấu một cách bền vững và cắt giảm đáng kể số ngân hàng thương mại yếu kém; Kéo lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nước đang phát triển là khoảng 5%; Đảm bảo 70% số ngân hàng thương mại thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020.
Dự thảo “Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 – 2020” gây chú ý với nội dung: Tái cơ cấu thị trường tài chính, tập trung vào các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại - ảnh minh họa |
Ngoài ra bổ sung và xây dựng khuôn khổ pháp luật về về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu, đề cao thẩm quyền can thiệp của Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc xử lý các yếu kém, tồn tại và các vi phạm, rủi ro của tổ chức tín dụng.
Theo đó sẽ thực hiện cấp phép thận trọng, linh hoạt đối với việc thành lập mới Ngân hàng Thương mại; Tiếp tục sử dụng cấp phép cho các tổ chức tín dụng như là công cụ hữu hiệu trong cơ cấu lại và xử lý nợ xấu. Thắt chặt các điều kiện thành lập, góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng;
Nới lỏng quy định về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và các giới hạn sở hữu vốn điều lệ của thành viên góp vốn, cổ đông tại Việt Nam.
Trong thời gian ngắn, hàng loạt lãnh đạo chi nhánh Agribank bị bắtNợ xấu siêu "khủng" của AgriBank nói lên điều gì? |
Đặc biệt trong dự thảo, Bộ Kế hoạch và đầu tư đặt ra mục tiêu phải triển khai cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại một số ngân hàng thương mại cổ phần về mức trên 65%; Thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank);
Áp dụng biện pháp phá sản đối với các tổ chức tín dụng yếu kém mà việc phá sản không ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng.
Loại bỏ tư duy dùng tiền chùa tại Agribank
Đánh giá mục tiêu tái cơ cấu thị trường tài chính, tập trung vào các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại trong dự thảo “Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 – 2020”, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết: “Những nội dung tái cơ cấu thị trường tài chính, đặc biệt tập trung vào tổ chức tín dụng như cổ phần hóa, áp dụng phá sản là điểm tích cực trong chính sách cần phải đi vào thực hiện”.
TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Tổ chức tín dụng thực chất lại là một doanh nghiệp vì thế áp dụng biện pháp phá sản là cần thiết nhất là tổ chức tín dụng yếu kém. Nên để thị trường quyết định việc tồn tại hay phá sản của một ngân hàng chứ không phải hoạt động yếu kém vẫn để tồn tại, trở thành gánh nặng cho thị trường.
Về mục tiêu cổ phần hóa ngân hàng thương mại, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước trong đó có mục tiêu cổ phần hóa Agribank, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, nên cổ phần hóa tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần, giảm thấp nhất tỷ lệ sở hữu của nhà nước đặc biệt là Ngân hàng Agribank, khi thời gian qua ngân hàng này hoạt động yếu kém, lãnh đạo mắc nhiều sai phạm.
TS. Nguyễn Trí Hiếu - ảnh: H.Lực. |
“Quan điểm của Chính phủ rất rõ ràng, cái gì tư nhân làm được nên để tư nhân làm nhà nước không can thiệp. Lĩnh vực ngân hàng không phải vấn đề an ninh quốc phòng, nhà nước cần giữ do đó nên để tư nhân tham gia nhiều hơn qua cổ phần hóa. Thậm chí nên tư nhân hóa ngân hàng, rút vốn nhà nước khỏi một số ngân hàng”, TS. Hiếu nói.
Agribank là ngân hàng 100% vốn nhà nước, trong thời gian vừa qua có những sai phạm đưa đến lãnh đạo cao cấp của Agribank vướng vòng lao lý. Cuối cùng để lại những món nợ xấu rất lớn, điều đó dẫn đến việc cổ phần hóa Agribank không dễ.
“Tuy nhiên nếu Chính phủ muốn Agribank trở thành một ngân hàng thương mại hoạt động lãnh mạnh thì cần phải cổ phần hóa. Bởi một trong những nguyên nhân đưa đến sai phạm của lãnh đạo Agribank trong tín dụng thời gian qua vì vốn ngân hàng là tiền của nhà nước và theo quan niệm của nhiều người đây “tiền chùa - vốn chùa” nên họ tha hồ sử dụng. Cho nên để ngân hàng hoạt động đúng nghĩa theo nền kinh tế thị trường cần cổ phần hóa”, TS. Hiếu nói.
Cũng theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, với tình hình hoạt động kém hiệu quả thời gian qua, nếu tiến hành cổ phần hóa chắc chắn cổ phần Agribank bán ra thị trường sẽ không cao, bán dưới mệnh giá và nhà nước phải chịu lỗ.
TS. Nguyễn Trí Hiếu thẳng thắn nêu tồn tại của Ngân hàng Agribank và cho rằng cần thực hiện cổ phần hóa ngân hàng này - ảnh nguồn: Agribank. |
“Thà rằng bán dưới mệnh giá còn hơn để những yếu kém trì trệ tiếp tục tồn tại ở Agribank như thời gian vừa qua. Chính tôi và một số chuyên gia đã nghiên cứu về Agribank từ cách đây hơn 20 năm. Thời điểm đó, Chính phủ cũng đã muốn cải tổ Agribank trở thành mô hình ngân hàng kiểu mẫu để từ đó triển khai rộng khắp trong toàn hệ thống. Tuy nhiên sau 20 năm, Agribank vẫn dậm chân không có nhiều đổi mới, bộ máy ngày một cồng kềnh và mắc nhiều sai phạm”, TS. Hiếu cho biết thêm.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết nếu Agribank được cổ phần hóa, khi đó nhà nước chỉ là cổ đông, việc quản trị Agribank sẽ có sự giám sát của cổ đông. Khi đó tư duy sử dụng “tiền chùa - vốn chùa” khó xảy ra.
Về lo ngại khi Agribank cổ phần sẽ ảnh hưởng đến chính sách xã hội cho vay vốn nông nghiệp nông thôn và nông dân, TS. Hiếu cho rằng, hiện nay cả 4 ngân hàng lớn của Việt Nam gồm VietinBank, BIDV, Vietcombank và Agribank đều có cách chính sách ưu đãi cho vay nông nghiệp và phát triển kinh tế ở nông thôn. Bên cạnh đó còn có Ngân hàng chính sách xã hội.
Thực tế này chỉ ra các ngân hàng đang dẫm chân trong hoạt động tín dụng vì thế lo ngại Agribank cổ phần hóa ảnh hưởng đến cho vay nông nghiệp, nông thôn là không hợp lý.