Học giả Nga bình luận "lạ" về việc Trung Quốc kéo tên lửa ra Hoàng Sa

19/02/2016 08:50
Hồng Thủy
(GDVN) - Chúng tôi thấy rõ một Trung Quốc mới, họ có tâm lý sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự.

Hãng thông tấn Nga TASS ngày 18/2 bình luận, bế tắc Trung - Mỹ trên Biển Đông hiện nay đã khiến giới phân tích Nga chú ý đến nguy cơ một cuộc xung đột toàn diện giữa hai nước. Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông là điều khó xảy ra, nhưng những va chạm làm hỏng quan hệ hai nước hoàn toàn có thể.

Căng thẳng trên Biển Đông sẽ còn kéo dài và hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy có sự thỏa hiệp giữa Bắc Kinh và Washington, TASS nhận định. 

Những bình luận "lạ"

Học giả Aleksey Maslov từ Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông, Đại học Kinh tế nói với TASS: "Tôi sẽ không so sánh tình hình hiện nay ở Biển Đông với cuộc khủng hoảng Caribe (như một số tờ báo phương Tây, theo TASS)".

Học giả Aleksey Maslov từ Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông, Đại học Kinh tế, ảnh: hse.ru.
Học giả Aleksey Maslov từ Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông, Đại học Kinh tế, ảnh: hse.ru.

"Trung Quốc chỉ khẳng định sự hiện diện quân sự của mình bằng cách bảo vệ một dải đất, và không gắn với một cuộc tấn công nào chống lại các nước khác như Việt Nam hay Nhật Bản. Tuy nhiên, ở đây chúng ta có thể thấy những thay đổi nhất định trong cơ chế hành vi của Trung Quốc. 

Trước đây, Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết hoàn toàn bằng phương tiện chính trị ôn hòa. Điều này làm cho lập trường của Trung Quốc khác về cơ bản với Mỹ, nước liên tục đưa tàu chiến, máy bay của mình đến khu vực.

Bây giờ, Trung Quốc muốn thể hiện rằng, họ đã chuẩn bị bảo vệ lợi ích kinh tế của mình bằng phương tiện quân sự. Chúng tôi thấy rõ một Trung Quốc mới, họ có tâm lý sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự để bảo vệ (cái họ cho là) lợi ích của mình", Aleksey Maslov bình luận.

Một học giả khác, Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Moscow nói với TASS: "Nói rằng cục diện Biển Đông hiện nay như cái gì đó giống với cuộc khủng hoảng Caribe đang lờ mờ hiện ra sẽ là điên rồ. 

Người Trung Quốc đã tái triển khai hệ thống phòng thủ của họ. Đó là một dấu hiệu chắc chắn của việc quân sự hóa các đảo. Nhưng nó không gây nguy hiểm hoặc đe dọa tuyến đường vận tải hàng hóa, hay các vùng lãnh thổ của các nước láng giềng.

Cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực đã bước vào một vòng xoáy khác. Đối với Trung Quốc, Biển Đông là địa bàn quan trọng chiến lược. Đây là một vấn đề an ninh, vận chuyển quân sự.

Đảo Hải Nam có một căn cứ tàu ngầm hạt nhân mà Trung Quốc đã phải đổ hàng chục triệu đô la Mỹ để phát triển đội tàu ngầm hạt nhân này. Bảo vệ chỗ đứng của mình ở Biển Đông là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc", Kashin nói.

Tất nhiên không bên nào cố tình gây ra xung đột. Nhưng theo Kashin, hoàn toàn có thể có sai lầm trong phán đoán ý định và năng lực của nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Tình hình có thể thực sự trở nên nguy hiểm.

Học giả Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Moscow. Ảnh: Defensenews.com.
Học giả Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Moscow. Ảnh: Defensenews.com.

Học giả Natalya Stapran từ Trung tâm Nghiên cứu APEC nói với TASS, một cuộc đụng độ quân sự ở Biển Đông không phải lợi ích của cả Mỹ lẫn Trung Quốc bởi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa 2 nước.

Lý do đầu tiên và quan trọng nhất là vì, Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng để khẳng định mình như một nước lãnh đạo mới trên lục địa và trên biển, nơi Hoa Kỳ đã thống trị vô song cho tới gần đây.

Đối với Hoa Kỳ, thời điểm hiện tại nước này đã không còn khả năng phân chia lực lượng, thực tế khó khăn có thể buộc Mỹ phải đồng ý với việc 'tái phân bổ quyền lực' thích hợp cho các cường quốc khác như Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

Nếu không chấp nhận điều này, vai trò lãnh đạo của Mỹ sẽ khó tránh khỏi bị mất mát. Tuy nhiên, khi nào các nhà lãnh đạo Mỹ còn cố gắng giải thích tình hình hiện nay theo quan điểm chiến lược muộn màng của họ, bất kỳ hành động nào của Bắc Kinh cũng có thể bị Washington xem như gây hấn và đe dọa.

Bênh Bắc Kinh ra mặt

Những bình luận khá "lạ tai" của một số học giả Nga trên TASS cho thấy những nhận thức sai lệch bản chất vấn đề Biển Đông và có thể khiến dư luận Nga hiểu lầm.

Học giả Nga bình luận "lạ" về việc Trung Quốc kéo tên lửa ra Hoàng Sa ảnh 3

Thành công Sunnylands và triển vọng chế ngự mộng bành trướng Biển Đông

(GDVN) - Cần có hành động cụ thể chung sức với Hoa Kỳ, ASEAN, cơ quan tài phán và các bên liên quan. Muốn có công lý, chính chúng ta phải bảo vệ.

Nói như ông Aleksey Maslov hay ông Vasily Kashin, vô hình chung các học giả này đã thừa nhận Trung Quốc có cái gọi là "chủ quyền" đối với các đảo ở Biển Đông mà trong trường hợp cụ thể này, là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc thừa cơ cất quân chiếm đóng bất hợp pháp toàn bộ và một phần từ 1946, 1956, 1988 đến nay.

Trong khi NATO mở rộng phạm vi, địa bàn sang phía Đông thì Moscow "giãy nảy" lên rằng, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương này đang uy hiếp không gian và lợi ích chiến lược của Nga.

Vậy mà nay Trung Quốc kéo tên lửa ra đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam và đe dọa, uy hiếp trực tiếp an ninh quốc gia, phòng thủ của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực, học giả Nga Aleksey Maslov lại xem như không có vấn đề gì.

Dù biết rằng Nga - Mỹ chẳng ưa gì nhau, nhưng không nên vì thế mà các học giả này đưa ra những nhận xét hết sức phiến diện. Hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông hoàn toàn hợp pháp, mục đích việc tuần tra tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông cũng chỉ nhằm bảo vệ luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của Mỹ.

Các nước lớn khác như Nga, Trung Quốc cũng đều có các hoạt động tương tự ở các vùng biển khác, Địa Trung Hải, vịnh Aden chẳng hạn. Nay một số học giả này hướng dư luận đổ lỗi cho Mỹ gây căng thẳng, đối đầu ở Biển Đông là điều không thể lọt tai.

Aleksey Maslov cho rằng Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực để "bảo vệ lợi ích" của mình là một kiểu đánh tráo khái niệm, một thủ đoạn quen thuộc Bắc Kinh hay sử dụng.

Học giả Nga bình luận "lạ" về việc Trung Quốc kéo tên lửa ra Hoàng Sa ảnh 4

Vui mừng và cay đắng

(GDVN) - Hình như Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn cả tiền và hàng cho Việt Nam tham gia TPP. Nước láng giềng phương Bắc đã nhanh chân "chuẩn bị giúp" hành trang...

Lợi ích nào là "của Trung Quốc" ở Biển Đông? Hợp pháp hay phi pháp? Nếu nước lớn nào cũng bất chấp luật pháp quốc tế, tùy tiện đưa quân đội, kéo vũ khí xâm phạm lãnh thổ, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước khác nhân danh "lợi ích" hay "lợi ích cốt lõi", thế giới này sẽ rối loạn.

Ông Vasily Kashin lại càng vô lý hơn khi nói Trung Quốc "tái triển khai" vũ khí trên các đảo và không ảnh hưởng gì đến hoạt động tự do thương mại, hàng hải hàng không ở Biển Đông. Bởi lẽ, Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược Hoàng Sa thì không thể coi đó là lãnh thổ của Trung Quốc. 

Mặt khác, không nước nào ngây thơ đến độ, khi tàu hải quân Trung Quốc kéo ra chặn tàu hàng của họ trên Biển Đông, tên lửa Trung Quốc mở ra đa, giương nòng ngắm bắn máy bay của họ trên bầu trời Biển Đông vì "không xin phép" thì họ mới giật mình tỉnh ra.

Cạnh tranh địa chính trị giữa các siêu cường là câu chuyện có thật và rõ như ban ngày, ở Biển Đông cũng thế, không khác. Nhưng không phải vì thế mà đánh đồng tất cả, vơ đũa cả nắm để vội vàng quy kết Hoa Kỳ gây rối, còn Trung Quốc "hàm oan" như một số bình luận của các học giả này.

Hồng Thủy