Đại Việt sử ký toàn thư đã có một kỷ nhà Tiền Lý, Tiền Lý Nam Đế và có một kỷ Hậu Lý, Hậu Lý Nam Đế. Tác giả bộ quốc sử này đã phân biệt triều đại của Lý Bí với triều đại của Lý Phật Tử thành “tiền” và “hậu”, tưởng rằng hai nhà vua thuộc hai vương triều khác nhau nhưng thực tế đó là cùng một vương triều có quan hệ huyết thống của cùng một nước Vạn Xuân. |
Lý Bí tự Liêm Cử, sinh năm 499 mất năm 548, thọ 49 tuổi, tài kiêm văn võ từng làm quan nhà Lương, giữ chức giám quân ở châu Cửu Đức. Bấy giờ thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư hà khắc tàn bạo mất lòng người. Lý Bí bèn liên kết với hào kiệt các nơi cùng nhau mưu đồ khởi nghĩa, thế lực lớn đến mấy vạn người. Nhiều hào kiệt hưởng ứng, |
Nơi thờ tự Lý Bí có mặt ở nhiều nơi nhưng ở Miếu Hai Thôn, xã Xuân Hoà và Hiệp Hoà huyện Vũ Thư, Thái Bình vẫn được biết đến là nơi chưa nhiều huyền tích về vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam. |
Miếu Hai Thôn xưa thuộc tổng Cự Lâm nay là thôn Phương Tảo, xã Xuân Hòa.. Theo thần tích thì đây còn là quê hương của bà Đỗ Thị Khương Hoàng hậu của vua Lý Nam Đế. (Lý Bí). Lý Bí qua đây thấy địa lợi, bèn sai dựng hành cung, đồn lũy và giao cho Đỗ Thị Khương cai quản. |
Khi Lý Bí và bà Đỗ Thị Khương qua đời nhân dân các làng trong vùng đã góp công góp sức xây đền Hữu Lộc là chính từ, các điểm phụ cận là vọng từ. Theo truyền thuyết, miếu Hai Thôn xưa là hành cung, phủ đệ của hoàng hậu. |
Nét cổ xưa được thể hiện qua những đường nét kiến trúc chạm trổ từ thời Lý vẫn còn được giữ gần như nguyên vẹn sau những biến cố lịch sử. |
Một góc Miếu hai thôn |
Biểu tượng rồng thời Lý trên mái miếu Hai thôn vẫn hiên ngang cùng tuế nguyệt dù bao biến cố lịch sử |
Những nét chạm trổ trên những xà gỗ vẫn còn nguyên vẹn |
Hiếm có di tích nào gìn giữ được những đường nét cổ xưa lâu đời như ngôi miếu Hai thôn thờ Lý Bí và hoàng hậu. |
Mọi góc cạnh của ngôi miếu đều có sự xuất hiện của rồng thời Lý |
Đâu đó trong ngôi miếu Hai thôn vẫn phảng phất hình bóng của vị Hoàng đế tài ba lỗi lạc cùng người vợ đã xây dựng nên một nhà nước đầu tiên của Đại Việt |
Rêu phong bám kín cổng vào |
Miếu hai thôn ẩn dấu sau khu vườn nhãn xum xuê |
Mé trái của ngôi miếu |
Giếng cạn trong ngôi Miếu hai thôn |
Hoàng Lâm