Cựu Chủ tịch Yên Định tiết lộ "luật địa phương" trong tuyển dụng cán bộ

04/11/2016 07:05
BẢO MINH
(GDVN)- Theo cựu Chủ tịch Yên Định, các quyết định về nhân sự đều được Thường vụ Huyện ủy thông qua, thống nhất. Trong khi đó Thanh tra tỉnh có quan điểm trái chiều.

LTS: Bà Ngô Thị Hoa, nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định đang bị xem xét và xử lý trách nhiệm về những vi phạm có liên quan tới việc tuyển dụng, bổ nhiệm... vô nguyên tắc nhiều cán bộ trong nhiệm kỳ làm chủ tịch (2011-2015).

Điển hình như tuyển dụng người ít điểm, loại người cao điểm; tuyển bố trí vị trí công chức cho người đã xin nghỉ hưởng chế độ, không qua thi tuyển...

Bố trí cán bộ không đúng vị trí việc làm (người trình độ đại học chuyên ngành thú y, nuôi trồng thủy sản làm... công chức địa chính); không thành lập hội đồng khi tuyển dụng viên chức tại các đơn vị; bổ nhiệm cán bộ thiếu chuẩn...

Liên quan tới sự việc nói trên, hôm 1/11, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi ngắn với bà Ngô Thị Hoa, cựu Chủ tịch huyện Yên Định.

PV: Còn điều gì khiến bà phân vân về kết luận của Thanh tra tỉnh Thanh Hóa trước những vi phạm liên quan đến công tác cán bộ, thời điểm bà còn đương chức?

Bà Ngô Thị Hoa: Thật ra tôi chưa đồng tình với một số nội dung nêu trong kết luận thanh tra. 

Điều tôi phân vân ở chỗ, mình là đối tượng thanh tra nhưng không được làm việc với Thanh tra để nêu ý kiến của là chưa hợp lý.

Bà Ngô Thị Hoa - Cựu Chủ tịch huyện Yên Định (ảnh đăng trên Báo Nhà báo và Công luận).
Bà Ngô Thị Hoa - Cựu Chủ tịch huyện Yên Định (ảnh đăng trên Báo Nhà báo và Công luận).

Mặt khác, các quyết định về nhân sự trong giai đoạn tôi làm Chủ tịch huyện đều được thông qua Thường vụ cho ý kiến và thống nhất.

Tôi làm gì có quyền tuyển dụng hay bổ nhiệm ai...

Tôi hay Phó Chủ tịch ký quyết định cũng chỉ là thừa hành ý kiến của Thường vụ.

Từ quy hoạch, luân chuyển, bô nhiệm… là do Thường vụ quyết định, cái này theo phân cấp rõ ràng.

Kết luận Thanh tra cũng chỉ rõ, giai đoạn 2011-2015, huyện tuyển dụng và bố trí nhiều/thừa người có chuyên môn không phù hợp với chức danh công chức. Dư luận nghi ngờ có khuất tất trong sự việc này?

Bà Ngô Thị Hoa: Việc bố trí công chức đều thực hiện theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Theo đó, một vị trí chức danh sẽ bao gồm nhiều ngành

Cựu Chủ tịch Yên Định tiết lộ "luật địa phương" trong tuyển dụng cán bộ ảnh 2

Cựu Chủ tịch Yên Định đề nghị chia đều trách nhiệm vụ cắt hợp đồng 647 giáo viên

nghề và nhân sự đi kèm. 

Ví dụ, người ta học nông nghiệp thì cũng có thể làm công việc về đất đai, vì nó ít nhiều có liên quan tới nhau.

Như vậy trường hợp học thủy sản, thú y bố trí công việc địa chính cũng phù hợp. 

Còn việc phân công công việc là do địa phương thực hiện.

Mặt khác, việc bố trí công chức cấp xã không thể chuyên nghiệp hóa giống như cấp huyện. 

Còn việc chọn người điểm thấp, loại người điểm cao; trường hợp "con cháu các cụ" được gửi gắm như phản ánh trước đó thì sao, thưa bà?

Bà Ngô Thị Hoa: Tại kết luận thanh tra đã đề cập tới các trường hợp này.

Thực ra khi đó chưa có quy chế thi ngặt như bây giờ.

2 trường hợp đăng ký tuyển dụng vào Phòng Tài nguyên và Môi trường là bà Nguyễn Thị Thúy đạt 382 điểm và ông Trương Giang Nam đạt 355 điểm, Hội đồng tuyển dụng huyện lại tuyển dụng ông Nam. 2 trường hợp đăng ký vào Phòng Nông nghiệp là ông Nguyễn Đăng Ngọc (đạt 377 điểm) và Hoàng Văn Tiến (đạt 367 điểm) nhưng lại tuyển dụng ông Tiến, người có số điểm ít hơn… 

Ngoài quy định về tuyển dụng, thì tại cơ sở (huyện) có thể vận dụng những tiêu chí đã được tập thể thống nhất.

Người ta hợp đồng 5-7 năm (người thi điểm thấp) so với người hợp đồng 1 năm (người thi điểm cao) thì nên ưu tiên. Tôi nói thật họ (người điểm thấp) được vào trước mấy tháng cũng không sao.

Người nào hợp đồng lâu thì được tuyển trước, chứ không phải là loại người điểm cao.

Còn người điểm cao không được xét vào công chức thì vẫn được hợp đồng, chờ người về hưu để thay thế.

Một trong số những người có điểm cao nói trên có thành phần của lãnh đạo huyện. Họ cũng không có ý kiến gì về việc tuyển chọn này.

Mặt khác việc tuyển này được tập thể thống nhất, quyết định.

Một số trường hợp khác được bố trí công chức, không qua thi tuyển như kết luận thanh tra đã nêu thì sao, thưa bà?

Bà Ngô Thị Hoa: Vấn đề này cũng được tập thể thống nhất, thông qua.

Bản thân tôi không quyết định được.

Cụ thể ở đây là việc bố trí công chức cho ông Ngô Văn Binh. 

Ban đầu, ông Binh có đơn xin về vì hoàn cảnh điều kiện gia đình. Khi bố trí vị trí công tác cho cán bộ này, tôi đã

Ông Ngô Văn Binh vào làm việc tại Văn phòng HĐND-UBND không qua thi tuyển; khi vào được xếp ngạch công chức, hưởng lương hệ số 3,0 mặc dù năm 2010, ông Binh đã xin nghỉ chế độ về 1 lần...

xin ý kiến anh Thắng (ông Hoàng Cao Thắng, Bí thư huyện ủy Yên Định - PV), Thường trực huyện ủy, xem xét có nên cho ông Binh quay lại UBND làm việc hay không?

Phương án đưa ra là, tạo điều kiện cho ông Binh quay lại hợp đồng. Sau đó, anh em phòng Nội vụ, xem xét, vận dụng cho khôi phục công chức đối với ông Binh.

Việc bố trí lại công chức cho ông Binh được Chánh, Phó chủ tịch, các phòng ban có liên quan, đồng ý thống nhất cao. Tập thể nhất trí thì chúng tôi làm.  

Cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!

BẢO MINH