Thanh tra Chính phủ yêu cầu Thanh Hóa báo cáo vụ 647 giáo viên mất việc

31/10/2016 07:50
BẢO MINH
(GDVN) - Ban tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND huyện Yên Định, kiểm tra, giải quyết vụ hơn 600 giáo viên mất việc.

Thanh tra Chính phủ đề nghị báo cáo vụ việc 

Ban tiếp công dân Trung ương vừa có Công văn số 1209/BTCDTW-TD1 ngày 26/10/2016 về việc kiến nghị của một số công dân tỉnh Thanh Hóa, gửi Chủ tịch UBND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Văn bản nêu rõ: Ban tiếp công dân Trung ương đã tiếp các ông, bà: Nguyễn Trung Dũng, Tạ Thị Huyền, Đàm Thị Hiền, Đặng Ngọc Tới, đại diện hơn 600 công dân nguyên là giáo viên, nhân viên hành chính có hợp đồng lao động tại cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Nội dung kiến nghị nêu rõ:

Công dân kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết làm rõ, một số nội dung liên quan đến việc UBND huyện Yên Định ban hành các quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đang công tác tại các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Ban tiếp công dân Trung ương(Thanh tra Chính phủ) vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND huyện Yên Định, kiểm tra, giải quyết vụ hơn 600 giáo viên mất việc. Ảnh: Xuân Quang.
Ban tiếp công dân Trung ương(Thanh tra Chính phủ) vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND huyện Yên Định, kiểm tra, giải quyết vụ hơn 600 giáo viên mất việc. Ảnh: Xuân Quang.

Công dân đề nghị xem xét lại việc chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định đối với người lao động và xem xét, giải quyết thanh toán các quyền lợi liên quan theo quy định của Pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Đa số những người lao động bị chấm dứt hợp đồng đều là người có thâm niên phục vụ trong ngành giáo dục huyện, có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục, mặt khác, ngành giáo dục là ngành có tính đặc thù cao, rất khó chuyển đổi nghề nghiệp.

Do đó người lao động đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, tạo điều kiện bố trí việc làm phù hợp để công dân ổn định cuộc sống.

Người lao động kiến nghị về sắp xếp, bố trí giáo viên và

Thanh tra Chính phủ yêu cầu Thanh Hóa báo cáo vụ 647 giáo viên mất việc ảnh 2

Cắt hợp đồng rồi xin tuyển mới, nếu không vì tiền, vì quan hệ thì vì cái gì?

tuyển dụng giáo viên hợp đồng cần ưu tiên cho những giáo viên, nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn trước, những người có thâm niên và có nhiều thành tích.

Tạo điều kiện bố trí cho những người lao động được ký hợp đồng trước quyết định số 3678/2011/QĐ/UBND ngày 8/11/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Đặc biệt, người lao động đề nghị ưu tiên các trường hợp gia đình cả vợ và chồng đều là giáo viên bị cắt hợp đồng, trường hợp có chồng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nơi biên giới hải đảo.

Sau khi tiếp đại diện hơn 600 công dân nguyên là giáo viên, nhân viên bị chấm dứt hợp đồng lao động tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện Yên Định, Ban tiếp công dân Trung ương đề nghị Chủ tịch UBND huyện Yên Định kiểm tra, xem xét, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền và trả lời công dân theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thông báo kết quả đến Ban tiếp công dân Trung ương.

Tỉnh, huyện lúng khi giải quyết vụ việc?

Trước đó, bà Ngô Thị Hoa - nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định khi còn đương chức bị kết luận có nhiều sai phạm khác liên quan tới việc tuyển dụng vô nguyên tắc, ký hợp đồng với hàng trăm người làm giáo viên, nhân viên hành chính; tiếp nhận người ở địa phương khác về sai quy định…

Đến ngày 19/8/2016 Chủ tịch UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã ký quyết định 1250 và 1251 về việc chấm dứt hợp đồng lao động với 647 giáo viên, nhân viên hành chính trên địa bàn huyện.

Nhiều giáo viên huyện Yên Định bỗng dưng thất nghiệp (ảnh: XUÂN QUANG).
Nhiều giáo viên huyện Yên Định bỗng dưng thất nghiệp (ảnh: XUÂN QUANG).

Chỗ thừa thì vẫn thừa, chỗ thiếu thì vẫn thiếu. Sau khi cắt hợp đồng với hơn 600 giáo viên, nhân viên hành chính, huyện này lại có công văn xin thêm hàng trăm lao động vì... thiếu giáo viên.

Trước đó, thay vì bố trí nhân sự dôi dư vào các vị trí việc làm còn thiếu sau khi thực hiện rà soát, để hoạt động giáo dục không bị gián đoạn, xáo trộn, thì UBND huyện vẫn ra quyết định chấm dứt hợp đồng với tất cả các giáo viên nói trên. 

Về việc này, hôm 27/10, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lưu Vũ Lâm tái khẳng định: "Việc chấm dứt hợp đồng đối với số giáo viên, nhân viên hành chính nói trên được thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi phải làm theo luật chứ không còn cách nào khác.

Bây giờ nhu cầu biên chế không có, tỉnh lại không cho hợp đồng lại với số giáo viên vừa bị cắt hợp đồng vì sợ người ta nghĩ thế này, thế nọ lại không hay. Chúng tôi cũng có muốn thế đâu!", ông Lâm nói trong khi huyện này vừa có công văn xin thêm người vì thiếu giáo viên.

Trong khi đó, nói về việc tỉnh chỉ đạo cắt hợp đồng đối với giáo viên, ông Phạm Đăng Quyền – Phó Chủ tịch tỉnh cho biết: “Cái đó các anh cứ trao đổi với lãnh đạo huyện Yên Định...", ông Quyền cho biết và không bình luận gì thêm về vụ việc nói trên.

BẢO MINH