Mãn nhãn với Lễ Khai hạ suối cá thần có một không hai tại Việt Nam

08/02/2014 07:32
CÁT DỰ
(GDVN) - Sáng ngày 7.2 (tức mùng 8 tết âm lịch), Lễ Khai hạ - Lễ hội thờ thần rắn, thần cá chính thức được diễn ra tại xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa).

Ngay từ sáng sớm ngày 7.2 ( tức mùng 8.1 âm lịch), hàng nghìn người dân xã Cẩm Lương và du khách thập phương đã có mặt tại thôn Lương Ngọc để tham gia lễ tế thần rắn, thần cá. Nhiều người có mặt tại buổi lễ đều tỏ lòng thành kính và cầu mong thần rắn, thần cá phù hộ độ trì cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, nhân dân một năm ấm no, hạnh phúc.

Đúng 8h sáng, lễ hội Khai hạ chính thức được bắt đầu. Lễ hội được chia làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. 

Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với lễ bắt cá tế thần và lễ rước cá thần. Nghi thức làm lễ bao gồm: Phường bùa, kiệu long đình cùng với 10 mâm cỗ và hoa quả và các đồ thờ tế. Ngoài cỗ của làng, các gia đình cũng sắm cỗ riêng để thể hiện lòng thành kính đối với thần rắn, thần cá

Bên cạnh đó, phần hội được tổ chức sôi nổi, vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: Ném còn, chọi gà, bóng chuyền, kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, dệt vải…

Theo dự kiến lễ hội Khai hạ suối cá thần sẽ diễn ra trong 2 ngày mùng 8 và mùng 9 Tết âm lịch (tức ngày mùng 7 và mùng 8.2). Đây là lễ hội đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc miền núi xứ Thanh, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian của nhân dân trong vùng.

Cũng trong sáng 7.2, hàng nghìn du khách đã được mãn nhãn, chiêm ngưỡng suối cá thần với nghìn chú cá có một không hai tại Việt Nam.

Khác với những dòng suối thông thường khác, suối cá chỉ dài trên 150m, có một đàn cá tự nhiên với hàng ngàn con sinh sống từ bao đời nay. Nhân dân quen gọi đây là Vó cá thần hay suối cá thần, tất cả tên gọi này đều bắt nguồn từ truyền thuyết về thần rắn: 

Tương truyền ngày xưa có 2 vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con. Vợ chồng hàng ngày ra thửa ruộng bên cạnh suối vừa khơi nước trồng lúa vừa xúc cá bắt ốc về làm thức ăn. Một hôm bà xúc được một quả trứng lạ. Nhiều lần xúc được lại thả xuống nước, nhưng xúc lần nào thì quả trứng lạ ấy vẫn cứ thấy nằm trong rổ. 

Bà mang về, vợ chồng bàn nhau đem cho gà ấp thử. Một hôm nghe tiếng gà cục tác bà vợ ra xem thì thấy trứng nở được một con rắn. Hoảng sợ, người chồng mang rắn con ra suối Ngọc để thả, nhưng cứ thả thì tối tối rắn lại trở về nhà.

Dần dần rắn sống tại gia đình thân quen như những con vật nuôi khác. Từ khi có rắn ở trong nhà, đồng ruộng có đủ nước để cày cấy, đời sống trong vùng ấm no hạnh phúc vì không còn cảnh hạn hán kéo dài. Chàng rắn sống với gia đình và làng bản trong cảnh thái bình, no ấm.

Trải qua năm tháng, chàng rắn đã to bằng ống vác nước, cứ trưa trưa lại lên xà nhà nằm. Bỗng một đêm trời mưa to gió cả sấm chớp ầm ầm, sáng ra dân làng thấy xác chàng rắn chết dạt vào chân núi Trường Sinh (vị trí đền thờ hiện nay). Thương tiếc chàng Rắn, dân làng chôn chàng ngay chân núi và lập đền thờ ngay trên mộ chàng. Dân làng được thần linh cho biết: Chàng chết vì đã đánh nhau với thuỷ quái về phá hoại bản làng và chàng đã được thượng đế phong Thần hiệu `Tứ Phủ Long Vương`.

Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền thờ, có đàn cá hàng ngàn con ngày đêm về chầu và nhân dân trong vùng không bao giờ ăn cá suối Ngọc, cũng như quen gọi cá thần từ đó.

HIện nay, suối cá thần tại xã Cẩm Lương trở thành điểm du lịch thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.

Dưới đây là một số hình ảnh được phóng viên ghi lại tại lễ hội Khai hạ suối cá thần

Vào đúng 8h sáng ngày 7.2 lễ tế rắn thần, cá thần chính thức được diễn ra
Vào đúng 8h sáng ngày 7.2 lễ tế rắn thần, cá thần chính thức được diễn ra
Người dân dùng kiệu long đình để rước cá thần, tôn thêm phần trang trọng cho nghi thức buổi lễ
Người dân dùng kiệu long đình để rước cá thần, tôn thêm phần trang trọng cho nghi thức buổi lễ
Hàng nghìn du khách có mặt tại lễ hội Khai hạ suối cá tần vào sáng ngày 7.2
Hàng nghìn du khách có mặt tại lễ hội Khai hạ suối cá tần vào sáng ngày 7.2
Nhiều đồ thờ cúng được người dân chuẩn bị sẵn để chuẩn bị cho lễ Khai hạ
Nhiều đồ thờ cúng được người dân chuẩn bị sẵn để chuẩn bị cho lễ Khai hạ
Lễ vật được dâng lên các thần linh, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa
Lễ vật được dâng lên các thần linh, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa
nhiều người dân thắp hương để cầu mong thần rắn thần cá phù hộ gặp nhiều may mắn trong năm mới
nhiều người dân thắp hương để cầu mong thần rắn thần cá phù hộ gặp nhiều may mắn trong năm mới
Đến Cẩm Lương, du khách được chiêm ngưỡng hàng nghìn con cá bơi lượn dưới suối
Đến Cẩm Lương, du khách được chiêm ngưỡng hàng nghìn con cá bơi lượn dưới suối
Cá thần chen chúc nhau bơi vào hang
Cá thần chen chúc nhau bơi vào hang
Nhiều chú cá sẵn sáng "nô đùa" với con người...
Nhiều chú cá sẵn sáng "nô đùa" với con người...
...đồng thời tỏ ra thân thiện khi gặp du khách
...đồng thời tỏ ra thân thiện khi gặp du khách
CÁT DỰ