Quy chuẩn toàn bộ công an xã thì ngân sách không kham nổi

25/06/2016 06:53
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Tinh thần chung của chúng tôi là rất muốn nâng đầu vào Công an xã. Nhưng cái khó là hiện nay phụ cấp cho anh em quá thấp nên nhiều người không muốn làm".

Mới đây, Bộ Tư pháp vừa họp thẩm định dự thảo Luật Công an xã, trong đó có nhiều quan điểm chưa thống nhất như việc tuyển chọn Công an xã.

Cụ thể, dự luật đưa ra nhiều tiêu chuẩn tuyển chọn Công an xã như là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự… 

Ngoài ra, Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã phải là người đã học xong chương trình THPT trở lên; công an viên phải là người đã tốt nghiệp THCS trở lên. 

Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không có đối tượng tuyển chọn đủ tiêu chuẩn học vấn như trên thì trình độ học vấn của Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thể thấp hơn nhưng tối thiểu phải tốt nghiệp tiểu học.

Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an (ảnh: Tiền Phong).
Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an (ảnh: Tiền Phong).

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu áp dụng tiêu chuẩn tuyển chọn Công an xã như trên, rất dễ xảy ra những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trước những băn khoăn trên, hôm 24/6, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) cho rằng, việc đưa ra tiêu chuẩn như vậy nhằm đảm bảo lực lượng thực thi nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

“Về tinh thần chung, chúng tôi rất muốn nâng đầu vào Công an xã. Nhưng cái khó là hiện nay phụ cấp cho anh em quá thấp, chỉ khoảng vài trăm nghìn một tháng.

Trong khi đó, trách nhiệm của Công an xã thì cao, môi trường làm việc khắc nghiệt, dẫn đến việc nhiều người bỏ việc hoặc không tha thiết với công việc.

Do vậy, việc tìm người làm cũng khó khăn lắm chứ không dễ gì đâu.", Tướng Quân cho biết.

Cũng theo Tướng Quân, tiêu chí trên chỉ là quy định đầu

Điểm đáng chú ý khác trong dự luât Công an xã là đề xuất Công an xã được “huy động” phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác, người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách như để cấp cứu người bị nạn; cứu nạn, cứu hộ; truy bắt người phạm tội quả tang, người gây tai nạn bỏ chạy, người có quyết định truy nã, truy tìm.

Công an xã phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống cấp bách đó chấm dứt và báo cáo ngay với chủ tịch UBND cùng cấp.

đối với Công an xã. Các vị trí nòng cốt (Trưởng Công an, Phó Công an xã) phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, phải qua đào tạo, đạt trình độ Trung cấp Công an trở lên.

Bên cạnh đó, cũng có kiến cho rằng, nên chính quy hóa lực lượng Công an xã để những người được giao nhiệm vụ yên tâm công tác?

Về việc này, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp nêu thực tế, nếu chính quy chuẩn hóa đội ngũ Công an xã, thì ngân sách khó mà kham nổi.

"Nhiều Đại biểu Quốc hội cũng mong muốn giải quyết chế độ cho lực lượng này. Có người đề nghị cho thêm một xuất Phó Công an được hưởng như chế độ như Trưởng Công an.

Thực tế, hiện nay theo quy định, chỉ có Trưởng Công an xã mới thuộc diện công chức cấp xã. Còn Phó Công an xã và Công an viên là cán bộ không chuyên trách, có mức phụ cấp rất thấp. 

Tuy nhiên, vấn đề còn liên quan tới kinh phí, bởi chỉ cần thêm một Phó trưởng Công an hưởng lương theo ngạch công chức tại một địa phương cấp xã, thì đất nước sẽ có thêm cả vạn người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Mặt khác, nếu chính quy hóa số lượng hơn 100 nghìn Công an xã hiện nay, thì cần lượng ngân sách rất lớn để chi trả chế độ.

Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay, ngân sách sẽ “gánh” không nổi.

Rồi cả anh em bên xã đội cũng có đề nghị tương tự thì biết làm sao?

Hiện nay, chúng tôi đang cố gắng tìm giải pháp để để tăng phụ cấp đối với Công an xã, nhằm hỗ trợ anh em trong quá trình làm nhiệm vụ", Tướng Quân cho biết.

QUỐC TOẢN