Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng. |
Qủa cóc: trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”). |
Quýt: Có những người mắc bệnh tiểu đường bị thiếu vitamin C, đó là lý do vì sao ta cần bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, thay vì ta sử dụng những viên nén vitamin thì ta có thể tận dụng nguồn vitamin C dồi dào trong cam và quýt. |
Dưa hấu: Một miếng dưa hấu sẽ không gây hại cho đường huyết, 220g chỉ cung cấp 15g cacbon-hydrate. Nhưng nên thận trọng với nước dưa hấu: nó không chỉ nhiều cacbon-hydrate mà còn sức tải đường huyết (GL) sẽ tăng cao. |
Dưa lưới: Một cốc dưa lưới cắt miếng sẽ giúp bạn có một buổi sáng dễ chịu. |
Quả bơ: Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày. |
Dâu tây: Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng. |
Dưa lê: Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng. |
Đào: Một quả đào cỡ vừa (170g) là một nguồn cacbon-hydrate vừa đủ đối với người bị bệnh tiểu đường. |
Bưởi: Một nửa quả bưởi lớn sẽ đáp ứng nhu cầu cacbon-hydrat vào buổi sáng. |
Cam: Một quả cam nhỏ chứa đầy vitamin C nhưng lượng cacbon-hydrate lại không quá cao. Vì thế bạn có thể để sẵn loại quả này trong nhà. |
Chery: Khoảng 12 quả chery cho 1 bữa phụ trong ngày là vừa đủ đối với người có chỉ số đường huyết cao. |
Táo: Táo là loại trái cây rất phổ biến và có chứa hàm lượng lớn chất pectin - một loại chất rất có lợi đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Pectin là chất được tập trung nhiều ở vỏ và hạt táo, nó có tác dụng như một chất “khử độc” trong cơ thể. Nó có khả năng loại trừ những độc tố gây hại cho mạch máu và làm giảm hàm lượng đường insulin tới hơn 35% trong máu. |
Roi: Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần. |
Lê Phương (Ảnh TH từ Internet)