Gần 1/3 số phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên bị tổn thương bởi loại thời trang này, từ đau, viêm tấy ngón chân tới những hư hại gân chân không thể đảo ngược được.
Các bệnh mắc phải khi đi giày cao gót lâu ngày
1. Đau lưng
Giày cao gót khiến đầu gối của bạn nâng lên, và khi đó trọng tâm của cơ thể bị dồn về phía trước. Hậu quả là phần lưng dưới của bạn phải cong thêm chút nữa để bù đắp cho điều này, và chính nó làm thay đổi vị trí của xương sống, làm gia tăng sức ép lên các dây thần kinh lưng.
Ngoài ra nó còn gây căng cơ lưng, gây áp lực cho phần xương sống làm tình trạng chấn thương, đau nhức lưng, bả vai cũng gia tăng.
2. Đau cổ chân
Một tình trạng phổ biến khác là gân Achilles - chạy từ giày lên bụng chân - bị tổn thương vĩnh viễn. Gân này được sinh ra dể co giãn, nhờ thế chân có thể duỗi thẳng hay gập lại. Nhưng việc đi giày cao lâu ngày khiến cho gân Achilles bị co ngắn lại, và vì thế khi bạn chuyển sang đi giày dép bệt, gân này lại phải giãn ra, gây đau đớn.
3. Gia tăng nguy cơ chấn thương
Theo kết quả một cuộc điều tra xã hội cho thấy, phần lớn những người mang giày cao gót từng trải qua ít nhất một lần bị chấn thương nhẹ ở chân. Các chấn thương có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân như bị vấp ngã khi đi giày cao gót, giày bị gãy gót do va quệt mạnh, tình trạng mất thăng bằng khi đi trên các địa hình phức tạp...
4. Biến dạng chân
Các bác sĩ nhận thấy, tình trạng chấn thương phổ biến mà chị em thường gặp phải khi mang giày cao gót là các chấn thương do biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân. Lâu dần, sự thay đổi, biến dạng của chân sẽ khiến cho chị em không thể sử dụng các loại giày dép khác mà chỉ cảm thấy dễ chịu khi xỏ chân vào những đôi dép cao gót.
5. Làm tăng huyết áp
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tại trường đại học Manchester metropolitan (Anh) cho thấy: Khi đứng lâu hoặc đi lại nhiều bằng những đôi giày cao gót sẽ khiến cho lượng máu trong cơ thể bị dồn xuống chân, gây tình trạng máu khó lưu thông ( biểu hiện bằng chân bị sưng tấy, ê ẩm) làm thay đổi huyết áp trong cơ thể và là một trong những nguyên nhân làm gia tăng bệnh cao huyết áp ở phụ nữ.
Cách phòng tránh tổn thương gân khi đi giày cao gót
- Hãy để gân Achilles được co giãn đúng sinh lý: Lúc ngồi làm việc cố định hay ở nhà , bạn nên bỏ chân ra khỏi giày, hạ thấp gót chân (đi giầy đế thấp hoặc để chân đất) để gân Achilles có cơ hội giãn ra.
- Sử dụng các sản phẩm cung cấp nguyên liệu cho gân để gân dẻo dai hơn, đàn hồi tốt hơn tránh những biến chứng không mong muốn.
- Cuối cùng, bạn hãy đi giày cao gót vòng quanh nhà vài tiếng trước khi đi ra ngoài, bởi nó cho bạn thời gian để làm quen với chúng trước khi thử những hoạt động mạnh mẽ như đi nhảy.
Cách chọn giầy cao gót để giảm thiểu chấn thương
- Lựa chọn giày cao không quá 3,8 cm, hoặc chọn giầy có phần đầu mũi cao sao cho chệnh lệch giữa mũi giày và gót giày không quá 3,8 cm.
- Nhưng loại giày cao đến cao 7 cm hoặc hơn có thể làm co ngắn gân Achille, và bạn không nên đeo nó suốt tuần, chỉ nên dùng 1-2 lần mỗi tuần.
- Chọn giày đế trong mềm để làm giảm ảnh hưởng đến đầu gối.
- Chọn giày vừa cỡ chân để chân không bị trượt về phía trước, làm tăng sức ép lên ngón chân.