Phèn chua có tên khoa học là Alumen, Sulfat Alumino Potassicus, có công thức hóa học là Al2(SO4)3, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn.
Nói đến phèn chua, nhiều người lo ngại về mức độ độc hại của nó khi được sử dụng như một chất phụ gia để tăng thêm độ trắng, giòn, dai cho thực phẩm khi chế biến. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nếu sử dụng phèn chua với liều lượng theo công thức pha chế thông thường thì món ăn hoặc sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tại Việt Nam, phèn chua là hóa chất được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong thực phẩm.
Bên cạnh đó, trong đông y phèn chua còn có những tác dụng chữa bệnh bất ngờ khi kết hợp với các vị thốc khác.
1. Trị trúng phong cấm khẩu
Dùng bạch phàn 1 lượng (40g), tạo giác 5 chỉ (20g), tán bột riêng từng vị, sau đó trộn đều với nhau. Mỗi lần uống 1 chỉ (tức 3,75g hay lấy tròn 4g) chiêu với nước sôi để nguội. Uống dần đờm ra, bệnh sẽ lui.
2. Trị nhức đầu không muốn ăn do đờm kết
Lấy bạch phàn 1 lượng (40g), cho vào 2 bát nước, sắc còn lại 1 bát, trộn với mật ong uống sẽ nôn đờm ra, nếu chưa nôn được cần uống thêm nước cho nôn ra.
Trong Đông dược, phèn chua được sử dụng làm thuốc trị bệnh. |
3. Trị động kinh bởi phong đờm
Dùng hóa đờm hoàn. Lấy bạch phàn 40g, tế trà (chè tàu) loại nhỏ cánh để lâu năm càng tốt, tán bột tất cả rồi trộn với mật ong làm hoàn to bằng hạt đậu đen. Trẻ con uống từ 5 – 6 viên mỗi lần. Người lớn uống 15 viên mỗi lần chiêu với nước nóng.
4. Trị sản hậu bị cấm khẩu
Dùng bạch phàn sống 1 chỉ (4g) tán bột hòa với nước lạnh và cho uống làm 2 – 3 lần.
5. Trị trẻ em bị miệng lưỡi trắng không bú được
Phèn chua 1 chỉ (4g) tán bột mịn, lấy lông gà rà vào miệng nơi bị bệnh.
6. Trị đại tiểu tiện không thông
Dùng bạch phàn 5 chỉ (20g) tán bột, người bệnh nằm ngửa bỏ vào rốn khiến cho khí lạnh tác động một lúc sẽ đi tiêu, tiểu được.
7. Trị hôi nách
Lấy phèn phi tán bột mịn, rồi dùng khăn lụa hoặc khăn mỏng bọc bột phèn phi hay bông sạch chấm vào bột phèn phi đã tán, xát vào hố nách, làm nhiều lần trong ngày
8. Trị tai chảy nước mủ hay miệng lưỡi lở, da ngứa
Dùng phèn phi tán bột mịn rắc vào chỗ đau hoặc hòa vào nước để rửa nhiều lần sẽ khỏi.
9. Trị đinh nhọt sưng đau do thấp chẩn
Lấy minh phàn và hùng hoàng hai vị lượng bằng nhau. Lấy xác trà trộn vào cùng hai vị này rồi đắp vào nơi đau.
10. Trị xuất huyết ở phổi
Dùng phương chỉ huyết tán gồm bạch phàn, hài nhi trà, các vị lượng như nhau, tán bột. Mỗi lần uống 3-4 phân (khoảng 1-1,5g) chiêu với nước ấm.
11. Trị lở ngứa
Dùng khô phàn, lưu huỳnh, xà xàng tử mỗi thứ đều 1 lượng (40g), tán bột mịn trộn với dầu vừng để xức (bôi) lên nơi lở ngứa nhiều lần bệnh sẽ khỏi.