Kem: Một que kem lạnh có thể làm dịu cổ học khô, đau, sưng, hay như có gai châm. Ngoài ra, kem cũng giúp bạn bổ sung nước – một trong những yếu tố quan trọng giúp chống lại bệnh cảm cúm. Bạn nên chọn những loại kem làm từ 100% nước hoa quả, như táo, nho hay dâu tây. |
Nước ép rau quả: Uống nước ép rau quả hay ăn salad là một trong những cách giúp hồi phục cúm nhanh nhất. Hãy uống một ly nước ép rau quả, bạn có thể tăng cường cho hệ miễn dịch thêm chất chống ôxy hoá và bổ sung nước cho cơ thể chống lại cúm. Chú ý, bạn không nên cho thêm đường vào nước ép rau quả. |
Súp gà: Với tác dụng bổ dưỡng và bù nước, một số bằng chứng khoa học cho rằng súp gà có thể giúp chữa bệnh và giảm viêm nhiễm. Các nghiên cứu phát hiện thấy rằng súp gà nóng có thể cải thiện khả năng của lông mi, lông mũi để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn và virút. |
Tỏi: Tỏi có thể là một loại gia vị rất thích hợp cho món súp. Loại gia vị này là một loại kháng sinh có tính chất kích thích miễn dịch và có thể làm giảm nhanh triệu chứng ngạt mũi do cúm. Garlicin trong tỏi giúp chống các bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn. Theo kết quả thực nghiệm của các chuyên gia Anh, việc cho thêm tỏi khi nấu ăn sẽ làm giảm 2/3 khả năng mắc cảm cúm. |
Gừng: Đau bụng? Buồn nôn? Gừng là một vị thuốc sẵn có trong nhà có thể sử dụng để làm dịu những triệu chứng này. Một số nghiên cứu cho thấy rằng gừng có thể giúp chống viêm. Bạn có thể ăn gừng tươi, ở dạng bột hay ép gừng thành nước. |
Trà nóng: Trà xanh, trà ô long và trà đen rất giàu chất chống ôxy hóa giúp chống lại bệnh tật. Xông mũi bằng nước trà xanh nóng có thể giúp làm giảm triệu chứng ngạt mũi do cảm cúm. Hay thêm một thìa mật ong và chanh vào trà nóng có thể giúp giảm viêm họng. Nếu bạn nhạy cảm với caffeine, bạn có thể lựa chọn trà thảo mộc hoặc trà không độ. |
Chuối: Bạn có thể ăn chuối bằng cách thái lát, nghiền nát, hoặc ăn cả quả. Loại trái cây này rất tốt cho dạ dày nhất là sau khi bạn bị nôn mửa và tiêu chảy – những triệu chứng thường xảy ra với trẻ em mắc bệnh cảm cúm. Chuối, gạo, sốt táo, bánh mỳ nướng thường là những loại thực phẩm các bác sĩ khuyên người bệnh nên ăn trong thời gian đang hồi phục sau bệnh cúm. |
Bánh mỳ nướng: Bánh mỳ nướng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe những người đang bị cảm cúm. Bạn có thể ăn bánh mỳ nướng với súp gà ăn liền nhằm giúp giảm đói khi dạ dày của bạn không thể ăn uống nhiều. |
Sữa chua: Do phải trải qua quá trình lên men, sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp bảo vệ đường ruột, ngăn ngừa sản sinh ra các loại nấm mốc có hại cho cơ thể. Ngoài ra, sữa chua còn chứa khuẩn sữa (vi khuẩn sinh acid lactid) có tác dụng hữu hiệu trong quá trình tạo bạch cầu trong máu, tăng sức đề kháng chống bệnh tật, trong đó có cúm. |
Khoai lang: Giúp tăng cường sức đề kháng cho da. Da là một thành viên trong “đội quân” bảo vệ cơ thể chống lại những tác hại cơ học và sinh học, là “bức rèm” ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Vitamin A trong khoai lang có tác dụng quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, giúp da khỏe mạnh, săn chắc, nâng cao khả năng miễn dịch cho toàn cơ thể. |
Thịt bò: Thịt bò giúp bổ sung kẽm và tăng cường miễn dịch. Kẽm trong thực phẩm vô cùng quan trọng, có thể thúc đẩy quá trình sản sinh bạch cầu trong máu, đồng thời giúp kháng độc tố, vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể. Việc thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cảm cúm. |
Nấm: Là “trợ thủ” đắc lực cho bạch cầu chống cảm cúm. Nấm giúp đẩy nhanh quá trình sinh sản và hoạt động của bạch cầu, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. |
Cá và các loại sò: Chúng giúp bổ sung selen và phòng chống độc tố. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Anh, selen giúp cơ thể sản sinh ra nhiều protein có tác dụng tăng cường miễn dịch, thanh lọc các virus gây bệnh cúm. Selen chủ yếu có trong: con hàu, tôm cua, ngao sò, cá… |
Sandwich Thổ Nhĩ Kỳ: Sandwich Thổ Nhĩ Kỳ (hay còn gọi là Doner Kebab) là một loại thực phẩm rất giàu protein nạc giúp tăng cường sự rắn chắc cho cơ bắp cũng như giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể bạn để chống lại bệnh tật. Bạn có thể cho thêm sốt cranberry để tăng hương vị món ăn. |
Hoài Anh