Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, ngày 9/3 vừa qua, trên địa bàn xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra vụ ngộ độc do sử dụng nấm tán trắng (nấm rừng) với 5 người ăn và 5 người mắc.
Các triệu chứng chủ yếu là rối loạn tiêu hoá (đau bụng, nôn mửa), mất nước, tụt huyết áp. Các bệnh nhân đều có ăn nấm hái từ rừng với số lượng từ 10 - 15 chiếc/người dưới dạng nấu canh.
TS. Nguyễn Thanh Phong thăm hỏi bệnh nhân bị ngộ độc do sử dụng nấm. |
Bệnh nhân trong vụ ngộ độc đã được Bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai, Bệnh viên đa khoa tỉnh Thái Nguyên kịp thời triển khai các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu. Tuy nhiên, do đây là vụ ngộ độc do sử dụng loại nấm có độc tính cao gây suy gan, thận và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị hiệu quả nên các bệnh nhân đã được chuyển về Trung tâm Phòng chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục cấp cứu, điều trị tích cực.
Hiện tại, các bệnh nhân đều đã ổn định về triệu chứng lâm sàng (hết nôn, tiêu chảy) tuy nhiên độc tố của nấm vẫn làm men gan gia tăng từ 4 đến 6 lần so với bình thường do huỷ hoại tế bào gan.
Hiện nay, mặc dù công tác phòng chống ngộ độc do nấm độc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng,song nguy cơ ngộ độc do nấm độc vẫn rất cao, đặc biệt vào mùa Xuân Hè, ở các tỉnh Miền núi Phía Bắc và ở đồng bào dân tộc thiểu số.
Để phòng chống ngộ độc do nấm độc, TS. Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh vai trò quan trọng của người tiêu dùng và khuyến cáo người dân: