12 năm kinh doanh ở Việt Nam, bắt đầu từ tháng 3/2002 đến nay chỉ duy nhất năm 2010 Metro báo lãi 116 tỷ đồng, ác năm còn lại, con số lỗ của của Metro dao động từ 89 đến 160 tỷ đồng. Theo đó, tính đến năm 2012, Metro lỗ lũy kế lên đến 598 tỷ đồng.
Một báo cáo ngành thuế công bố năm 2013 cho thấy Metro Cash&Carry đứng đầu bảng trong danh mục các doanh nghiệp FDI khai lỗ.
Chính vì hoạt động kinh doanh thua lỗ nên 12 năm hoạt động ở Việt Nam, Metro chỉ mới chỉ nộp thuế giá trị gia tăng, môn bài, tiền thuê đất, thuế nhà thầu. Riêng thuế thu nhập doanh nghiệp, Metro chưa nộp đồng nào và trở thành một trong những doanh nghiệp FDI bị cơ quan thuế đặt dấu hỏi lớn về vấn đề chuyển giá.
Diễn biến doanh thu của Metro Việt Nam trong 12 năm gia nhập thị trường Việt Nam. Số liệu: Báo cáo tài chính Tập đoàn Metro. |
Tuy nhiên, dù lỗ liên tục nhưng Metro Việt Nam lại không ngừng mở rộng thị trường. Hệ thống siêu thị Metro liên tục tăng từ Bắc đến Nam với 19 trung tâm trên cả nước cùng 3.600 nhân viên. Trong năm 2012-2013, doanh thu hoạt động của Công ty Metro tại Việt Nam đạt 516 triệu Euro.
Khi giải trình với ngành, đại diện phía Metro từng cho biết, do chi phí để đầu tư một trung tâm bán sỉ rất lớn. Trong khi những năm gần đây số lượng siêu thị mở mới nhiều, doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt nên phải mất trung bình ba năm kể từ khi khai trương mới có lãi. Các trung tâm lại mở liên tiếp nhau, hoạt động chưa ổn định ngay nên công ty bị lỗ kéo dài.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, thông tin Metro Việt Nam đã được bán cho doanh nghiệp bán lẻ đến từ Thái Lan chưa thể khẳng định rằng doanh nghiệp này có chuyển giá hay không.
Bàn về nghi án chuyển giá của Metro Việt Nam, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương từng cho rằng, nghi vấn chuyển giá của Metro quá rõ ràng bởi vì không có doanh nghiệp nào hằng năm báo lỗ trên 100 tỷ đồng nhưng lại tăng doanh thu, tăng lao động và mở rộng thị trường…
Đặc biệt, không có doanh nghiệp nào dại dột mở rộng thị trường kinh doanh khi không có lãi, điều này đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ lỗ - "Đây là điều bất bình thường”.
Khi một loạt những nghi vấn trốn thuế tại Coca Cola và Metro – những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chiếm thị phần lớn trên thị trường nước uống giải khát, bán lẻ ở Việt Nam được báo chí phản ánh thì một loạt các câu hỏi đã được đặt ra. Đặc biệt là khi những nghi vấn đấy được cho là đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng ngành Thuế lại “không hề hay biết”.Chuyện các Doanh nghiệp FDI sử dụng chiêu bài chuyển giá là điều có thể pháp luật Việt Nam chưa đủ chặt chẽ để khẳng định, hoặc vì lí do con người, vì cơ chế quản lý… nhưng quan trọng hơn, khi những Doanh nghiệp FDI là bậc thầy trong vấn đề này nhưng người tiêu dùng cần thực thi quyền lực cao nhất của mình: tẩy chay.
Vấn đề ở đây là với vị thế 1 công ty đa quốc gia, việc xác định lỗ thật hay lỗ giả cần sự liên kết rất phức tạp giữa các quốc gia mà đến Anh hay Úc hiện nay cũng chưa có giải phảp nào. Tẩy chay là biện pháp nhắc nhở các công ty này nên tôn trọng nước sở tại.
Khi biết được sự thật, người tiêu dùng đã tỏ ra bàng hoảng và cảm thấy bất công: “Thật lạ là với một tập đoàn kinh doanh lớn như thế mà để 12 năm kinh doanh chưa từng bị cơ quan thuế thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi tôi chỉ kinh doanh có mấy phòng trọ lụp xụp thôi, phường thì bắt cam kết không nâng giá phòng, thuế thu mỗi năm tăng gấp 2 lần”.
Độc giả khác phản ánh: “Vợ tôi ở nhà buôn bán nhỏ cũng nộp thuế đủ không thiếu một đồng”.
Metro chưa từng nộp thuế thu nhập sau 12 năm kinh doanh ở Việt Nam. |
Nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra bức xúc cho rằng, cần đồng lòng tẩy chay, để các doanh nghiệp FDI thấy rằng, họ có thể qua mặt cơ quan chức năng nhưng không thể gian dối với người tiêu dùng. Đồng thời, việc tẩy chay của người tiêu dùng sẽ là "lời cảnh báo" đến các doanh nghiệp FDI khác.
Vướng kiện tụng trước ngày sang tên đổi chủ