Thị trường bất động sản đóng băng, kéo theo khó khăn của nhiều lĩnh vực khác, tác động xấu đến hệ thống tín dụng, gây bất ổn cho kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Chưa bao giờ Chính phủ lại quan tâm đến thị trường BĐS như hiện nay. Không chỉ Bộ Xây dựng mà cả Bộ tài chính, NHNN, các bộ, ngành liên quan, các địa phương đã vào cuộc rất tích cực đưa ra hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường này. Nhân dịp đầu năm mới, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc trò chuyện xung quanh các nội dung trên.
- Xin cho biết quan điểm của ông trước ý kiến cho rằng thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam phát triển còn thiếu quy hoạch, kế hoạch?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Việc thị trường BĐS trầm lắng trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết của thị trường. Một trong những khiếm khuyết lớn nhất là tình trạng phát triển đô thị, phát triển dự án nhà ở, khu đô thị mới một cách tự phát, thiếu quy hoạch và kế hoạch, không căn cứ vào nhu cầu thực của thị trường. Từ đó dẫn đến việc phát triển không đồng bộ, thiếu kết nối hạ tầng, cơ cấu nhà ở không phù hợp với nhu cầu của thị trường, cung vượt quá cầu, gây lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư của xã hội.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Thị trường BĐS nước ta đang phát triển mất cân đối.
Đặc biệt, thị trường BĐS nước ta đang phát triển mất cân đối, nguồn cung các sản phẩm nhà ở cao cấp, diện
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Giá nhà 300 – 500 triệu/căn là có thật
tích lớn, giá cao đang dư thừa, trong khi nhà ở có diện tích trung bình và nhỏ, giá cả phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân, đặc biệt là nhà ở xã hội phục vụ các đối tượng là người nghèo đô thị, cán bộ, công chức, viên chức… lại đang rất thiếu.
- Như vậy liệu có thể kết luận vai trò điều tiết của Nhà nước đối với thị trường này là rất mờ nhạt, thưa ông?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Nói vai trò điều tiết của Nhà nước mờ nhạt chỉ đúng một phần. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là do những quy định của pháp luật hiện hành còn thiếu và chưa đồng bộ, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển đô thị và BĐS còn nhiều hạn chế, chưa có sự kiểm soát thực hiện thống nhất và có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.
Thời gian qua, có tình trạng cứ có đất trống là có DN xin lập quy hoạch triển khai dự án. Tại nhiều TP, từ nội thành cho đến vùng ngoại thành, khắp nơi đều có sự án phát triển đô thị, nhà ở, nhưng lại thiếu vắng “nhạc trưởng” để điều tiết dẫn đến việc phát triển các khu đô thị mới không đồng bộ, thiếu kết nối hạ tầng trong dự án với hạ tầng chung đô thị.
Đặc biệt là thiếu kế hoạch tổng thể để cân đối khả năng huy động vốn đầu tư cũng như khả năng hấp thụ của xã hội. Sản phẩm thị trường nhà ở mất cân đối, dư thừa nhiều sản phẩm cao cấp, không phù hợp với khả năng thanh toán của người dân. Nhiều công trình nhà ở làm ra nhưng không sử dụng được vì không có dịch vụ đô thị, thiếu đồng bộ. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thị trường BĐS thêm trầm lắng.
Chính vì vậy, Bộ Xây dựng đã tập trung xây dựng và Chính phủ ban hành Nghị định 11/2013/NĐ-CP nhằm quản lý chặt chẽ việc phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Bộ cũng đã hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, nhằm cụ thể hóa các quan điểm trong Chiến lược quốc gia.
Cùng với các giải pháp tổng thể được nêu tại Nghị quyết 01 và 02/NQ – CP của Chính phủ vừa được ban hành đầu năm 2013, vai trò điều tiết của Nhà nước đối với phát triển đô thị và thị trường BĐS sẽ được tăng cường, đặc biệt trong việc hướng tới giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân.
- Nhậm chức đúng thời điểm ngành xây dựng và thị trường BĐS vô cùng lao đao, Bộ trưởng đã chèo chống như thế nào?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Đúng là có nhiều việc phải làm. Không chỉ riêng tôi mà lãnh đạo nhiều bộ, ngành khác cũng nhận nhiệm vụ vào thời điểm kinh tế đất nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng những bất cập nội tại của nền kinh tế trong nước.
Điều này tạo áp lực lớn những cũng là động lực, cơ hội để chúng tôi nhìn nhận nghiêm túc những hạn chế, khiếm khuyết của ngành, từ đó đổi mới tư duy và làm việc nhiều hơn để có giải pháp khoa học, thực tiễn cũng như hình thức tổ chức thực hiện phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
Thị trường BĐS đình trệ không chỉ gây khó khăn trực tiếp cho các doanh nghiệp BĐS mà còn ảnh hưởng đến thanh khoản của các TCTD, gây khó khăn cho nhiều lĩnh vực khác, tác động đến tăng trưởng kinh tế, việc làm và đời sống của người lao động…
Thị trường BĐS đình trệ không chỉ gây khó khăn trực tiếp cho các doanh nghiệp BĐS mà còn ảnh hưởng đến thanh khoản của các TCTD, gây khó khăn cho nhiều lĩnh vực khác... Ảnh minh họa. |
Chưa bao giờ Quốc hội, Chính phủ bà các bộ, ngành lại đồng loạt vào cuộc như trong thời gian qua. Bản thân tôi với tư cách là lãnh đạo Bộ Xây dựng đã chủ động bám sát tình hình thực tế, thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, Hiệp hội, DN… tập trung xây dựng các giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường này.
Quan điểm của tôi là phải gắn việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để cân đối cung cầu về trước mắt cũng như đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững về lâu dài. Các đề xuất của Bộ Xây dựng đã nhận được sự đồng thuận của NHNN, Bộ Tài chính, sự hưởng ứng của các hiệp hội, DN và người dân.
Các nhóm giải pháp này bao gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo đảm thị trường phát triển ổn định theo quy hoạch, kế hoạch, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, thực hiện chính sách rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị để phân loại các sự án cần tạm dừng, được tiêp tục triển khai và các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, đảm bảo cân đối cung – cầu.
Kết hợp giữa tái cơ cấu nợ cũ, giải quyết cho vay mới để hoàn thành các dự án dang dở đã có đầu ra, có gói tín dụng dành cho người mua nhà, theo đó các ngân hàng thương mại nhà nước dành tỷ lệ tối thiểu 3% tổng dư nợ tín dụng cho các đối tượng có thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chúc, lực lượng vũ trang vay mua, thuê mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán với 15 triệu đồng/m2 với lãi suất được giải quyết bằng cho vay tái cấp vốn, cho phép thực hiện giảm 50% thuế suất VAT đối với đầu tư kinh doanh nhà ở là căn hộ dưới 70m2 có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 trong thời hạn 12 tháng.
Áp dụng thuế suất 10% thuế thu nhập daonh nghiệp đối với thu nhập từ đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội, cải cách thủ tục hành chính về thẩm định, phê duyệt, quy hoạch và đầu tư, điều chỉnh cơ cấu dự án và đẩy mạnh thông tin, tuyên chuyền nhằm tạo ra sự đồng thuận, ổn định tâm lý, lấy lại niềm tin cho thị trường…
Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ trì phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương triển khai giải pháp trên nhằm tạo sự chuyển biến tích cực đối với thị trường BĐS, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về nhà ở của người dân.
- Trong năm 2012, thị trường BĐS đã chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ từ thị trường thuộc về người giàu, về giới đầu cơ sang thị trường của người có nhu cầu thực, trong đó có cả người thu nhập cầu thực, người thu nhập thấp. Ông đánh giá ra sao sự chuyển hướng này?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Sau thời kỳ phát triển nóng, thị trường BĐS đã trầm lắng, lượng hàng tồn kho lớn, giá bán giảm mạnh nhưng giao dịch rất ít. Tình hình này khiến nhiều doanh nghiệp BĐS lâm vào khó khăn ở các mức độ khác nhau, trong khi nhu cầu về nhà ở của người dân, nhất là người dân đô thị ở mức cao lại chưa đáp ứng.
Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp BĐS có thời gian nhìn lại mình, nhìn lại những bất cập của thị trường, đặc biệt là sự chênh lệch pha cung cầu các sản phẩm nhà ở để tìm ra những giải pháp nhằm cải tiện tình hình trước mắt cũng như phát triển lâu dài.
Trên thực tế thì trong năm qua, các giao dịch trên thị trường chủ yếu tập trung vào những sản phẩm có quy mô nhỏ, giá bán dưới 20 triệu/m2. Vì thế, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở đã chủ động cơ cấu lại sản phẩm, chuyển hướng từ đầu tư xây dựng nhà ở cao cấp phục vụ cho người thu nhập cao sang làm nhà ở bình dân, nhà ở xã hội.
Việc chuyển hướng này vừa giúp cho hộ gia đình có thu nhập thấp dễ tiếp cận với nhà ở, giúp doanh nghiệp BĐS và các doanh nghiệp có liên quan như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nột thất… thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết nợ đọng, tiêu thị sản phẩm đầu vào vừa tạo thêm việc làm cho người lao động…
- Nhận định của ông về diễn biến của thị trường BĐS trong năm 2013?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Năm 2013, thị trường BĐS còn khó khăn, song về trung và dài hạn, thị trường sẽ tốt lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân. Dễ nhìn thấy nhất là trong năm 2012, đặc biệt nguồn cung nhà ở cho người có những sản phẩm diện tích nhỏ, giá bán phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân sẽ tăng lên.
Tiếp nối xu hướng của năm 2012, năm nay, thị trường vẫn sẽ thuộc về người có nhu cầu thực thay vì chỉ phục vụ cho mục đích đầu cơ, cho người giàu như nhiều năm trước đây. Tôi cho rằng với những nỗ lực của các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương trong việc thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia, năm 2013 phân khúc nhà ở xã hội sẽ có bước phát triển mới, góp phần cải thiện khó khăn cho thị trường BĐS.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Huyền Ngân/Thời báo kinh tế Việt Nam