Cận Tết, người tiêu dùng chùn tay mua sắm vì những thông tin này

16/12/2013 09:24
Hồng Anh (Tổng hợp)
(GDVN) - Những ngày giáp tết, hàng loạt thông tin về chất lượng thực phẩm khiến người tiêu dùng chùn tay mỗi khi mua sắm.
Bánh kẹo Trung Quốc đội lốt hàng Thái, Nhật Báo Người lao động đưa tin, tại nhiều chợ bán lẻ ở TP.HCM, các sạp hàng bánh mứt trang trí xanh đỏ vô cùng hấp dẫn với hàng trăm chủng loại hàng mẫu. Chợ Bình Tây, phía đường Tháp Mười (phường 2 quận 6), giá bán 1kg hạt bí do doanh nghiệp trong nước sản xuất là 130.000 đồng, được đóng trong các bịch xốp lớn. Còn giá hạt bí của Trung Quốc (TQ) chỉ 80.000 đồng/kg. Một người bán hàng cho hay: “Lấy hạt bí TQ dễ bán hơn vì giá rẻ, để lâu không bị chảy dầu; nếu người mua hỏi thì đừng nói là hàng TQ mà phải nói là hàng Nhật?!”. Tương tự, các loại hạt dẻ cười, hạt dẻ rừng, hạt điều, hạt dưa, hạt hướng dương, nho khô… đều có xuất xứ từ TQ nhưng được người bán rao là hàng Thái Lan hoặc Nhật, Malaysia…
Bánh mứt Trung Quốc phục vụ thị trường Tết được bày bán trong chợ Bình Tây Ảnh: Hồng Thúy
Bánh mứt Trung Quốc phục vụ thị trường Tết được bày bán trong chợ Bình Tây Ảnh: Hồng Thúy
Các mặt hàng sấy khô phục vụ Tết như sen, mít, đậu, khoai lang, khoai môn cũng được người bán cho là hàng Thái Lan, tất cả để trong từng bịch không nhãn mác, người mua cần bao nhiêu thì người bán mới cân và phát từng bịch rời để về đóng gói bán lại nếu ai có nhu cầu lấy bao bì, còn không thì cân ký như kiểu bán hàng xá. Đáng lo ngại nhất là các loại mứt chà là, mứt cà rốt, mứt khoai lang, ruột thốt nốt… đều được không che đậy. Khi hỏi nguồn gốc, người bán đồng loạt cho biết đây là hàng lấy từ tỉnh Quảng Ninh, không phải hàng TQ.Tràn lan rượu “ba không” Tờ Phụ nữ online đưa tin, tại TP.HCM, từ tiệm tạp hóa đến các kiốt trong chợ đều bán phổ biến loại rượu gạo, rượu nếp “ba không”: không nguồn gốc, không rõ chất lượng, không ai kiểm định chất lượng với nhiều mức giá khác nhau. Mỗi lít rượu trắng có giá 30.000 đồng, mua lẻ 10.000 đồng/xị. Tại chợ tự phát, đường Đất Mới (Q.Bình Tân), rượu gạo bán với giá chỉ 20.000 đồng/lít. Người bán cho biết: Loại rượu này lấy tại lò người quen nên giá thấp. Giá bán các loại rượu tăng theo độ cồn. Rượu gạo 30 độ giá 30.000đồng/lít, rượu nếp 30-40 độ, giá 35.000-40.000 đồng/lít, rượu nếp 45-60 độ, giá từ 45.000-60.00 0đồng/lít.Lợn ngậm 'thuốc' siêu tăng trưởng Theo thông tin trên tờ Nông nghiệp Việt Nam, anh Tuy, một người nuôi lợn tại Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên) cho biết: "Sở dĩ, người ta chỉ cho ăn hoóc môn ở giai đoạn cuối là bởi sau khi ăn vào, vai, đùi lợn sẽ bung ra hết cỡ, chân sau lại nhỏ nên rất có nguy cơ gãy xương chân cao, mặt khác lợn có muốn đi cũng chẳng đi được, mà lợn nằm nhiều quá lại bị lạnh bụng, tất yếu sẽ viêm đường tiêu hóa mà chết. Thế nên, dùng loại hoóc môn này khi lợn có dấu hiệu lớn hết cỡ là phải bán ngay, dù đắt hay rẻ".


Nói về loại hooc môn tăng trưởng, ông Hiệu, một người chuyên bán thuốc tại Đông Tảo cho hay: “Đây là hàng cấm nên phải cẩn thận. Loại thuốc kích lợn này có nguồn gốc từ Ấn Độ, hàm lượng đậm đặc, đảm bảo hơn thuốc Trung Quốc nhiều. Nó là một loại bột trắng, không có nhãn mác, chỉ có bao trắng. Mỗi túi 1 kg, được trộn với 2 - 3 tấn thức ăn, hoặc đậm đặc tùy theo thời gian xuất chuồng. Giá 400 nghìn/túi, chất lượng miễn chê”.

Giò chả, patê, nem chua... kém chất lượng tràn lan Thông tin trên tờ Chất lượng Việt Nam cho biết, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM đã lấy tổng cộng 15 mẫu: 4 mẫu rau củ; 3 mẫu chất làm mềm thực phẩm; 8 mẫu thịt nguội (2 chà bông, 2 patê, 2 giò chả, 2 nem chua) tại một số chợ trên địa bàn thành phố và tiến hành kiểm nghiệm.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trong các sản phẩm thịt nguội thì 5/8 mẫu không đạt, trong đó 1 mẫu patê không đạt về chỉ tiêu natri benzoat; 2 mẫu giò chả, 2 mẫu nem chua không đạt về chỉ tiêu natri benzoat và polyphosphate. Qua kiểm tra cả 4 mẫu sản phẩm rau củ đều không phát hiện hàn the (hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm). Về chất làm mềm thực phẩm, ba mẫu kiểm tra đã định danh hóa chất là hỗn hợp natri carbonate và natri bicarbonate (hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm), các mẫu được kiểm nghiệm có hàm lượng chì nằm trong giới hạn cho phép (2 mẫu không phát hiện, 1 mẫu nằm trong giới hạn cho phép).Mứt dừa làm từ dừa phế thải, ô mai lẫn trong khói bụi Tờ Đất việt đưa tin, tại một cơ sở sản xuất thuộc Xóm Đất, phường 9, quận 11 TP.HCM, gần 10 thanh niên trai tráng ở trần, mồ hôi nhễ nhại, không găng tay, vừa hút thuốc vừa múc dừa đổ vào máy bào. Sau khi cơm dừa được bào thành sợi, những người này lại mang đổ vào những chiếc thùng phi cỡ lớn đặt trước nhà, kế bên là miệng cống rãnh hôi thối. Cơm dừa được ngâm trong một loại nước đặc biệt trong thùng phi, có khả năng là chất tẩy trắng. Nhìn vào thấy màu trắng bệch, đặc quánh, kèm mùi khó chịu. Một thanh niên cho chúng tôi biết, cơm dừa được ngâm như vậy cả ngày để… làm trắng sạch.
Một cơ sở sản xuất mứt, ô mai quận Bình Tân, TP.HCM. Nguyên liệu làm mứt được chứa trong những cần xé đầy cáu bẩn.
Một cơ sở sản xuất mứt, ô mai quận Bình Tân, TP.HCM. Nguyên liệu làm mứt được chứa trong những cần xé đầy cáu bẩn.
Kế bên cơ sở này cũng là một cơ sở sản xuất mứt khác, qui mô không kém. Theo quan sát, bên trong nhà, nhiều thùng mứt thành phẩm đã được đóng gói bao bì sẵn. Người chở hàng đến đưa hàng đi tiêu thụ liên tục. Qua trao đổi giá cả, được biết giá phân phối mứt dao động từ 30.000 – 90.000 đồng/kg tùy từng loại; như mứt dừa, giá lẻ: 85.000 đồng/500g, giá sỉ: 150.000 đồng/kg. Việc sản xuất, gom hàng thực phẩm tết cũng diễn ra khá tấp nập tại khu Cư xá Đường Sắt (đường Lý Thái Tổ, phường 1, quận 3, TP.HCM). Tại đây, nhiều lò mứt thủ công đang hoạt động nhộn nhịp./.
Hồng Anh (Tổng hợp)