Liên tiếp trong những ngày gần đây, khắp các địa phương trong cả nước rộ lên chuyện thu gom ốc bươu vàng để bán. Bắt ốc bươu vàng về cơ bản là tốt vì nó làm giảm loại dịch hại này ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, điều hết sức không bình thường là ở cách thức thu mua ốc hiện tại có nguy cơ dẫn đến những thiệt hại khôn lường, khi mà vụ Đông - Xuân, vụ lúa chính trong năm của nước ta đang cận kề.
Hiện tại, không chỉ Đồng bằng sông Cửu Long, mà các địa phương phía Bắc cũng xuất hiện tình trạng thu gom ốc bươu vàng để bán. Tại một điểm thu mua ốc bươu vàng lớn nhất của tỉnh Hậu Giang, mỗi ngày cơ sở thu gom từ 2 – 5 tấn ốc đã bỏ vỏ chở đi TP.HCM tiêu thụ. Hoạt động này xảy ra đã lâu nhưng gần như không có cơ quan chức năng nào đến kiếm tra về điều kiện an toàn, mặc dù đối tượng mua bán thuộc diện sinh vật ngoại lai nguy hiểm cao.
Tại nhiều tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long như: Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiêng Giang, An Giang, Long An, Cần Thơ,… hoạt động thu gom ốc bươu vàng xảy ra rất nhộn nhịp trong những ngày qua. Thương lái chỉ mua ốc với giá 18.000 đồng/kg sau khi luộc và bỏ vỏ. Còn ốc nhỏ và trứng nhiều hộ dân đã thả lại trong mương vườn hoặc xung quanh nhà.
Từ những lứa ốc chưa đủ kích cỡ này, đã có rất nhiều lứa trứng được sinh sản theo dòng nước lũ tràn ra đồng ruộng và kênh rạch. Nguồn lợi trước mắt khiến nhiều hộ gia đình định bỏ các biện pháp diệt ốc lâu năm như thả vịt chạy đồng ăn trứng ốc hay dùng thuốc bảo vệ thực vật vệ sinh đồng ruộng trước vụ Đông - Xuân.
Lý giải tình trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng như địa bàn cả nước không thể diệt tận gốc ốc bươu vàng, Tiến sĩ Đỗ Minh Nhật, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: “Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp có nhiều biện pháp khống chế ốc bươu vàng như thu gom trứng ốc, ốc để tiêu diệt, nuôi vịt chạy đồng, bắt ốc làm thức ăn cho tôm cá, sử dụng thuốc hóa học diệt ốc…
Tuy nhiên, do khả năng sinh sản của ốc rất nhanh. Từ khi trứng nở thành ốc con chỉ 100 ngày là ốc có thể để trứng, mỗi lần đẻ từ 300 – 500 trứng và tỷ lệ nở trứng thành con rất cao. Thời gian sinh trưởng và sống từ 3 – 5 năm. Thứ hai, đặc điểm của ốc bươu vàng thích nghi rộng trên nhiều vùng sinh thái như vùng sinh thái ngọt, mặn, phèn. Thứ ba, tại đồng bằng sông Cửu Long kênh rạch chằng chịt, có mùa lũ trong năm, vì vậy tạo điều kiện phát tán loại ốc này. Hiện nay, chúng ta đã khống chế ở một chừng mực nhất định và phải chấp nhận nó như một loài sinh vật sống tại địa phương”.
Nói về hệ lụy của việc thu gom ốc bươu vàng, Tiến sĩ Đỗ Minh Nhật, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: “Việc thu gom ốc như hiện nay nếu không quản lý kỹ vô tình ốc này sẽ phát tán trên toàn vùng đồng bằng trong cả nước nói chung. Nếu chúng ta không khống chế, nó sẽ trở thành một loại dịch hại lớn gây hại cho mùa lúa, đặc biệt, trong vụ Đông – Xuân tới.
Thứ hai, khi thấy ốc bươu vàng xuất hiện trên đồng ruộng, bà con nông dân phải sử dụng nhiều thuốc để tiêu diệt ốc. Như vậy sẽ làm tăng chi phí và giá thành sản xuất. Thứ ba, sẽ làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta”.
Ốc bươu vàng cũng như việc thu mua một số loại nông sản bất thường trong thời gian gần đây đã diễn ra gần như phổ biến trong các địa phương trên cả nước, với vai trò là một nhà quản lý nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, Tiến sĩ Đỗ Minh Nhật đề xuất: Cần tập chung chỉ đạo quyết liệt các ngành từ Trung ương cho đến địa phương. Thêm nữa, cần làm rõ mục đích của việc thu mua nông sản bất thường này để chúng ta có hướng xử lý triệt để. Ngoài ra, chúng ta cần có sự phân công giữa các ngành giữa Trung ương và địa phương để quản lý chặt chẽ việc thu mua này, tránh hiện tượng lây lan.
Đặc biệt, cần hạn chế việc nông dân thả ốc trên ruộng. Đồng thời, tuyệt đối ngăn chặn việc mua bán nông sản bất thường trong thời gian tới. Nếu chúng ta có cơ sở chế biến ốc hợp lý và quản lý chặt chẽ thì vừa tiêu diệt được ốc bươu vàng vừa góp phần phục vụ cho chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Được biết, ở phía Bắc các thương lái đã ngừng thu mua ốc bươu vàng. Câu chuyện mua bán lỏng lẻo đã đi quá xa, để lại hệ lụy không nhỏ về nhiều mặt cho các địa phương. Xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) sau nhiêu ngày dồn dập thu gom buôn bán liên tục đến nay hoạt động mua bán ốc bươu vàng đã tạm thời lắng xuống, tuy nhiên những gì để lại rất đáng lo ngại.
Vỏ ốc chất thành đống gây mùi hôi thối, ô nhiễm nặng nề, ngay người trong làng xã cũng phải ghê sợ. Người dân không ai biết thương lái thu mua ốc bươu vàng để làm gì và cũng không biết tại sao thương lái lại dừng thu mua, chỉ nghe nói thương lái chê ốc phía Bắc gầy.
Từ chuyện thu gom, nuôi lén cũng như vận chuyển buốn bán ốc bươu vàng rộ lên tại những địa phương những ngày qua, một lần nữa cho thấy sự bất ổn của một số hoạt động bất thường tại các vùng quê. Lần này nguy hiểm hơn, đó là ốc bươu vàng – một sinh vật ngoại lain guy hiểm với đồng ruộng./.
Hiện tại, không chỉ Đồng bằng sông Cửu Long, mà các địa phương phía Bắc cũng xuất hiện tình trạng thu gom ốc bươu vàng để bán. Tại một điểm thu mua ốc bươu vàng lớn nhất của tỉnh Hậu Giang, mỗi ngày cơ sở thu gom từ 2 – 5 tấn ốc đã bỏ vỏ chở đi TP.HCM tiêu thụ. Hoạt động này xảy ra đã lâu nhưng gần như không có cơ quan chức năng nào đến kiếm tra về điều kiện an toàn, mặc dù đối tượng mua bán thuộc diện sinh vật ngoại lai nguy hiểm cao.
Tại nhiều tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long như: Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiêng Giang, An Giang, Long An, Cần Thơ,… hoạt động thu gom ốc bươu vàng xảy ra rất nhộn nhịp trong những ngày qua. Thương lái chỉ mua ốc với giá 18.000 đồng/kg sau khi luộc và bỏ vỏ. Còn ốc nhỏ và trứng nhiều hộ dân đã thả lại trong mương vườn hoặc xung quanh nhà.
Từ những lứa ốc chưa đủ kích cỡ này, đã có rất nhiều lứa trứng được sinh sản theo dòng nước lũ tràn ra đồng ruộng và kênh rạch. Nguồn lợi trước mắt khiến nhiều hộ gia đình định bỏ các biện pháp diệt ốc lâu năm như thả vịt chạy đồng ăn trứng ốc hay dùng thuốc bảo vệ thực vật vệ sinh đồng ruộng trước vụ Đông - Xuân.
Nhiều hộ dân ở ĐBSCL bắt ốc bươu vàng để cung cấp cho các thương lái. |
Lý giải tình trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng như địa bàn cả nước không thể diệt tận gốc ốc bươu vàng, Tiến sĩ Đỗ Minh Nhật, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: “Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp có nhiều biện pháp khống chế ốc bươu vàng như thu gom trứng ốc, ốc để tiêu diệt, nuôi vịt chạy đồng, bắt ốc làm thức ăn cho tôm cá, sử dụng thuốc hóa học diệt ốc…
Tuy nhiên, do khả năng sinh sản của ốc rất nhanh. Từ khi trứng nở thành ốc con chỉ 100 ngày là ốc có thể để trứng, mỗi lần đẻ từ 300 – 500 trứng và tỷ lệ nở trứng thành con rất cao. Thời gian sinh trưởng và sống từ 3 – 5 năm. Thứ hai, đặc điểm của ốc bươu vàng thích nghi rộng trên nhiều vùng sinh thái như vùng sinh thái ngọt, mặn, phèn. Thứ ba, tại đồng bằng sông Cửu Long kênh rạch chằng chịt, có mùa lũ trong năm, vì vậy tạo điều kiện phát tán loại ốc này. Hiện nay, chúng ta đã khống chế ở một chừng mực nhất định và phải chấp nhận nó như một loài sinh vật sống tại địa phương”.
Nói về hệ lụy của việc thu gom ốc bươu vàng, Tiến sĩ Đỗ Minh Nhật, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: “Việc thu gom ốc như hiện nay nếu không quản lý kỹ vô tình ốc này sẽ phát tán trên toàn vùng đồng bằng trong cả nước nói chung. Nếu chúng ta không khống chế, nó sẽ trở thành một loại dịch hại lớn gây hại cho mùa lúa, đặc biệt, trong vụ Đông – Xuân tới.
Thứ hai, khi thấy ốc bươu vàng xuất hiện trên đồng ruộng, bà con nông dân phải sử dụng nhiều thuốc để tiêu diệt ốc. Như vậy sẽ làm tăng chi phí và giá thành sản xuất. Thứ ba, sẽ làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta”.
Ốc bươu vàng cũng như việc thu mua một số loại nông sản bất thường trong thời gian gần đây đã diễn ra gần như phổ biến trong các địa phương trên cả nước, với vai trò là một nhà quản lý nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, Tiến sĩ Đỗ Minh Nhật đề xuất: Cần tập chung chỉ đạo quyết liệt các ngành từ Trung ương cho đến địa phương. Thêm nữa, cần làm rõ mục đích của việc thu mua nông sản bất thường này để chúng ta có hướng xử lý triệt để. Ngoài ra, chúng ta cần có sự phân công giữa các ngành giữa Trung ương và địa phương để quản lý chặt chẽ việc thu mua này, tránh hiện tượng lây lan.
Đặc biệt, cần hạn chế việc nông dân thả ốc trên ruộng. Đồng thời, tuyệt đối ngăn chặn việc mua bán nông sản bất thường trong thời gian tới. Nếu chúng ta có cơ sở chế biến ốc hợp lý và quản lý chặt chẽ thì vừa tiêu diệt được ốc bươu vàng vừa góp phần phục vụ cho chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Được biết, ở phía Bắc các thương lái đã ngừng thu mua ốc bươu vàng. Câu chuyện mua bán lỏng lẻo đã đi quá xa, để lại hệ lụy không nhỏ về nhiều mặt cho các địa phương. Xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) sau nhiêu ngày dồn dập thu gom buôn bán liên tục đến nay hoạt động mua bán ốc bươu vàng đã tạm thời lắng xuống, tuy nhiên những gì để lại rất đáng lo ngại.
Vỏ ốc chất thành đống gây mùi hôi thối, ô nhiễm nặng nề, ngay người trong làng xã cũng phải ghê sợ. Người dân không ai biết thương lái thu mua ốc bươu vàng để làm gì và cũng không biết tại sao thương lái lại dừng thu mua, chỉ nghe nói thương lái chê ốc phía Bắc gầy.
Từ chuyện thu gom, nuôi lén cũng như vận chuyển buốn bán ốc bươu vàng rộ lên tại những địa phương những ngày qua, một lần nữa cho thấy sự bất ổn của một số hoạt động bất thường tại các vùng quê. Lần này nguy hiểm hơn, đó là ốc bươu vàng – một sinh vật ngoại lain guy hiểm với đồng ruộng./.
Liễu phạm (Nguồn VTV)