Nút thắt từ bộ, ngành
Kinh tế chỉ phát triển khi người dân được tự do kinh doanh, thuận tiện trong thành lập và vận hành doanh nghiệp. Cởi trói về mặt chính sách, để đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân là mục tiêu Chính phủ đang hướng đến.
Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã giảm từ 267 xuống còn 243.
Điều này thể hiện được tinh thần cải cách, thúc đẩy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, nhất quán với các chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của Chính phủ.
Kinh tế chỉ phát triển khi người dân được tự do kinh doanh, thuận tiện trong thành lập và vận hành doanh nghiệp và không bị phiền hà bởi giấy phép con - ảnh minh họa/ nguồn Vietnamnet. |
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến theo hướng tích cực, trong hệ thống pháp luật vẫn còn chứa đựng nhiều rào cản khiến cho việc hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về điều kiện kinh doanh, Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, điều kiện kinh doanh không phù hợp (thường được gọi là “giấy phép con”) là một trong những vấn đề quan trọng nhất, nhưng cũng phức tạp và khó nhất khi xây dựng các quy định cụ thể nhằm thực thi nguyên tắc “tự do kinh doanh” đã được hiến định.
Theo ông Đức, con số ngành nghề kinh doanh có điều kiện giảm từ 267 xuống còn 243 (giảm 24 ngành, nghề) là quá ít. Trong khi đó vẫn có tới 5.719 điều kiện kinh doanh liên quan đến 243 ngành, nghề kinh doanh hiện nay là con số tương đối lớn.
Mặt khác, nguyên nhân việc giảm danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đã giảm từ 267 xuống còn 243 là do sắp xếp lại, thay đổi từ ngữ và sáp nhập một số ngành vào nhau chứ không hẳn đã giảm được 24 ngành, nghề có điều kiện kinh doanh.
“Trong nhiều lĩnh vực thực hiện cải cách đã giảm giấy phép con và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực giấy phép con 'giảm 10 tăng 7', giảm về mặt hình thức còn nội hàm vẫn gây khó cho doanh nghiệp”, Luật sư Đức cho biết.
Luật sư Đức cho rằng, thời gian qua Chính phủ quyết liệt đưa ra nhiều chỉ đạo, giải pháp để giảm giấy phép con nhưng lại bị hạn chế ở cấp bộ, ngành do các quan điểm cải cách "nửa vời, thỏa hiệp".
“Giải quyết vấn đề này phải có tính hệ thống, đồng bộ, quyết tâm cao, có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ, xử lý kiên quyết, kịp thời”, ông Đức nhấn mạnh.
Phải định nghĩa lại điều kiện kinh doanh
Để giải quyết vấn đề giấy phép con theo Luật sư Đức cần xây dựng luật chi tiết, cụ thể giảm bớt nghị định, thông tư hướng dẫn bởi sau khi luật ban hành là hàng loạt nghị định, thông tư.
Giáo sư Nguyễn Mại: Giấy phép con chặn chỗ này, mọc chỗ khác |
Hiện nay việc hiểu nội dung nghị định, thông tư là cụ thể hóa điều kiện kinh doanh đã được quy định trong luật, hay lại "đẻ" thêm điều kiện kinh doanh ngoài luật vẫn còn những tranh cãi.
Luật sư Đức cho biết, điều kiện nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ ngồi quy định tại Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương là ví dụ điển hình.
Thực tế quy định tại Thông tư 20 là điều kiện kinh doanh với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Dù Bộ Công Thương đã sửa đổi và bãi bỏ quy định nộp bổ sung giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp như quy định cũ.
Tuy nhiên, các điều kiện khác của Thông tư 20 vẫn được áp dụng như các doanh nghiệp muốn nhập ô tô vẫn phải có giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà nhập khẩu, phân phối chính hãng; hoặc hợp đồng đại lý chính hãng theo quy định.
“Lý giải về vấn đề này Bộ Công Thương cho rằng, nhằm hạn chế nhập khẩu vì đường xá, vì doanh nghiệp ô tô trong nước. Tuy nhiên nếu hạn chế phải bằng bằng điều kiện kinh tế như tăng thuế chứ không phải điều kiện mất công bằng.
Những điều kiện này chỉ gây khó cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong nước còn doanh nghiệp ô tô nước ngoài nhập khẩu thỏa mái vì dễ dàng đáp ứng điều kiện mình đặt ra”, ông Đức cho hay.
Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - ảnh nhân vật cung cấp. |
Giải thích về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, khoản 1, Điều 7 Luật Đầu tư nêu rõ: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
Luật đầu tư cũng giải thích điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
“Những cách lý giải của luật về điều kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn mơ hồ và chưa phản ánh hết những khó khăn, rào cản những thứ na ná như điều kiện kinh doanh, bản chất là điều kiện kinh doanh mà doanh nghiệp phải vượt qua nếu muốn hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Đức cho nói.
12 dự án yếu kém đã lỗ lũy kế hơn 16.000 tỷ đồng |
Dẫn chứng cụ thể ông Đức cho biết, khi thành lập doanh nghiệp phải vượt qua nhiều rào cản:
Thứ nhất là quy hoạch, quy hoạch là biểu hiện rõ của điều kiện kinh doanh.
Theo đó trước khi kinh doanh doanh nghiệp phải đáp ứng kế hoạch kinh doanh đó có nằm trong quy hoạch hay không.
Nếu không doanh nghiệp phải tìm cách luồn lách để làm sao phù hợp và nằm trong quy hoạch đó.
Thứ hai, thủ tục hành chính trước khi sản xuất kinh doanh. Nếu hiểu đơn thuần khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được hướng dẫn nộp ở đâu, giấy tờ gồm những gì… Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều cái “đẻ” thêm ra đó chính là điều kiện kinh doanh.
Thứ ba, quy chuẩn, tiêu chuẩn với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Ví dụ nước mắm với những chỉ số tối đa như asen là bao nhiêu, nó không nằm trong luật, nghị định mà nằm trong thông tư hướng dẫn ở cấp bộ, thủ tục hành chính cũng vậy.
“Tư duy quản lý hiện nay dù tiền kiểm nhưng lại mang nặng hình thức giấy tờ, trong khi đáng lẽ ra quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn phải là kiểm soát chất lượng sản phẩm, tức là muốn làm thế nào thì làm, miễn là sản phẩm phải đáp ứng được quy chuẩn”, ông Đức đánh giá.
Nêu ví dụ khác về điều kiện kinh doanh, ông Đức cho biết, quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đưa ra quy định như phải có nhà xưởng, có thiết bị ép, có khuôn mẫu phù hợp để sản xuất vỏ mũ; thiết bị ép (đúc) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất lớp hấp thụ xung động; thiết bị dập đinh tán…
“Tóm lại Chính phủ quyết tâm thôi thì chưa đủ nếu các bộ, ngành vẫn “tự tung tự tác” dẫn đến một loạt quy định quá thừa thãi.
Một khi không giải quyết được vấn đề tổng thể không thay đổi tư duy phương pháp và có sự phối hợp đồng bộ thì điều kiện kinh doanh sẽ khó giảm”, Luật sư Đức nói.