Hệ thống siêu thị Metro tại Hà Nội hiện đang đối mặt với cáo buộc bán cá tầm Trung Quốc nhưng dán mác Việt Nam.
Trao đổi với báo chí mới đây, ông Lê Anh Đức, Chủ tịch Tập đoàn Cá tầm Việt Nam cho biết "tại các chợ thực phẩm lớn, siêu thị và ngay cả hệ thống phân phối Metro tại miền Bắc phần lớn bán cá tầm nhập lậu".
Theo ông Đức, Metro ở khu vực phía bắc nhập khoảng 50 - 70 tấn mỗi tháng. Trong khi đó, toàn khu vực miền Bắc sản lượng nuôi không quá 30 - 40 tấn. Vị doanh nhân này cũng nói rằng cá tầm tại Metro có thể có giấy tờ xuất xứ từ Lào Cai, nhưng các trang trại ở đây không hề nuôi.
Hiện chưa có kết luận chính thức nào từ các cơ quan chức năng liên quan đến cáo buộc này. Tuy nhiên, trả lời báo giới mới đây, đại diện của Metro đã lên tiếng bác bỏ, khi khẳng định cá tầm bán trong hệ thống Metro đều có chứng từ nhập của các đơn vị trong nước.
Vị đại diện này cho hay ở khu vực phía Bắc, Metro nhập hàng từ Công ty TNHH Dịch vụ Xuất nhập khẩu Hà Nội (Hasimex) và Công ty TNHH Thực phẩm Hiếu Ngân. Nguồn hàng có xuất xứ từ các tỉnh Lào Cai, Sơn La và Yên Bái. Hiện tại cả Metro Hoàng Mai và Metro Thăng Long đều đang bán cá tầm với giá niêm yết 197.000 đồng một kg.
Trong khi đó, tại phía Nam, Metro mua qua hai nhà cung cấp với xuất xứ mặt hàng từ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên, một hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài phải đối mặt với cáo buộc như vậy. Hồi đầu năm nay, một siêu thị của Big C tại Hà Nội bị phát hiện bán nho xanh Ninh Thuận nhưng trên đó lại dán cờ Trung Quốc.
Cho dù vào ngày 16/4, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã có kết luận nho xanh bán tại Big C “gắn nhầm” cờ Trung Quốc có xuất xứ từ Ninh Thuận và nhà cung cấp nho cho Big C là một thương lái ở chợ Long Biên, vụ việc đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của hệ thống Big C.
Trao đổi với báo chí mới đây, ông Lê Anh Đức, Chủ tịch Tập đoàn Cá tầm Việt Nam cho biết "tại các chợ thực phẩm lớn, siêu thị và ngay cả hệ thống phân phối Metro tại miền Bắc phần lớn bán cá tầm nhập lậu".
Theo ông Đức, Metro ở khu vực phía bắc nhập khoảng 50 - 70 tấn mỗi tháng. Trong khi đó, toàn khu vực miền Bắc sản lượng nuôi không quá 30 - 40 tấn. Vị doanh nhân này cũng nói rằng cá tầm tại Metro có thể có giấy tờ xuất xứ từ Lào Cai, nhưng các trang trại ở đây không hề nuôi.
Đại diện của Metro đã khẳng định cá tầm bán trong hệ thống Metro đều có chứng từ nhập của các đơn vị trong nước - Ảnh minh họa. |
Hiện chưa có kết luận chính thức nào từ các cơ quan chức năng liên quan đến cáo buộc này. Tuy nhiên, trả lời báo giới mới đây, đại diện của Metro đã lên tiếng bác bỏ, khi khẳng định cá tầm bán trong hệ thống Metro đều có chứng từ nhập của các đơn vị trong nước.
Vị đại diện này cho hay ở khu vực phía Bắc, Metro nhập hàng từ Công ty TNHH Dịch vụ Xuất nhập khẩu Hà Nội (Hasimex) và Công ty TNHH Thực phẩm Hiếu Ngân. Nguồn hàng có xuất xứ từ các tỉnh Lào Cai, Sơn La và Yên Bái. Hiện tại cả Metro Hoàng Mai và Metro Thăng Long đều đang bán cá tầm với giá niêm yết 197.000 đồng một kg.
Trong khi đó, tại phía Nam, Metro mua qua hai nhà cung cấp với xuất xứ mặt hàng từ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên, một hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài phải đối mặt với cáo buộc như vậy. Hồi đầu năm nay, một siêu thị của Big C tại Hà Nội bị phát hiện bán nho xanh Ninh Thuận nhưng trên đó lại dán cờ Trung Quốc.
Cho dù vào ngày 16/4, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã có kết luận nho xanh bán tại Big C “gắn nhầm” cờ Trung Quốc có xuất xứ từ Ninh Thuận và nhà cung cấp nho cho Big C là một thương lái ở chợ Long Biên, vụ việc đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của hệ thống Big C.
Theo VnEconomy