Thương hiệu đồ uống nổi tiếng Hoa Kỳ Starbucks:

Chuyên viên Starbucks VN lý giải "Vì sao Coca Cola lỗ triền miên?"

11/12/2012 13:41
Nguyễn Thế Khoa (Quản lý thương mại của Starbucks
(GDVN) - Không được tăng giá sản phẩm bán ra tại thị trường trong nước vì mức thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp, trong khi phải chịu áp lực lớn từ các đối thủ cạnh tranh cũng như phải nhập giá nguyên vật liệu đắt đỏ từ công ty mẹ khiến Coca Cola lâm vào tình trạng lỗ triền miên.
Xung quanh việc Coca Cola – đơn vị thống lĩnh thị phần đồ uống tại Việt Nam, doanh số tăng thẳng đứng, nhưng suốt một thời gian dài đầu tư vào nước ta, chưa từng đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, quản lý thương mại của thương hiệu đồ uống nổi tiếng Hoa Kỳ Starbucks, ông Nguyễn Thế Khoa đã đưa ra 4 luận điểm để lý giải nguyên nhân tại sao Coca Cola liên tục lỗ "khủng" suốt 6 – 7 năm qua. “Tôi sẽ không bàn về chuyện Coca cola hay Pepsico có dùng thủ thuật chuyển giá để né thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam hay không mà tôi chỉ đưa ra nhìn nhận của mình về con số lỗ khủng của Coca Cola mà thôi. 1. Với 1 tập đoàn đa quốc gia như Coca Cola thì chất lượng luôn được đưa lên hàng đầu, chính vì vậy, quy trình thu mua nguyên liệu luôn được kiểm soát rất chặt chẽ, với một công thức hợp nhất khi đưa ra toàn thế giới. Vậy sẽ không khó hiểu khi trong hợp đồng nhượng quyền cho Coca Cola Việt Nam sẽ có điều khoản bắt buộc Coca Cola Việt Nam phải nhập nguyên liệu của công ty mẹ, để có thể giữ được hương vị hợp nhất đảm bảo không có sự cố gì xảy ra với thương hiệu của Coca Cola và Pepsico trên toàn thế giới.
Không được tăng giá sản phẩm bán ra tại thị trường trong nước vì mức thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp, trong khi phải chịu áp lực lớn từ các đối thủ cạnh tranh cũng như phải nhập giá nguyên vật liệu đắt đỏ từ công ty mẹ khiến Coca Cola lâm vào tình trạng lỗ triền miên.
Không được tăng giá sản phẩm bán ra tại thị trường trong nước vì mức thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp, trong khi phải chịu áp lực lớn từ các đối thủ cạnh tranh cũng như phải nhập giá nguyên vật liệu đắt đỏ từ công ty mẹ khiến Coca Cola lâm vào tình trạng lỗ triền miên.
Ở đây nên nhớ một điều rằng tuy là 100% vốn nước ngoài nhưng về pháp lý công ty này là cá thể độc lập. Và việc giá nguyên liệu của công ty mẹ có cao 80% như báo chí đưa tin cũng là một cách kinh doanh của công ty mẹ. Chưa kể tới việc Coca Cola phải thay đổi đối tác đóng chai liên tục trong thời gian qua vì giá của các công ty đóng chai tại Việt Nam rất cao, khiến Coca Cola phải đối mặt với chi phí sản xuất rất lớn. Còn các công ty nước giải khát nội địa lại cho chi phí sản xuất thấp.
2. Về thị trường nước giải khát Việt Nam nói chung, Coca Cola Việt Nam phải đối đấu với rất nhiều công ty khác như Pepsico Việt Nam và Tân Hiệp Phát. Áp lực bảo vệ thị phần mà mình đang nắm giữ ở Việt Nam đã khiến Coca Cola phải bước vào cuộc chạy đua không cân sức với các nhãn hàng giải khát khác, tăng cường chiết khấu, đẩy mạnh quảng cáo, event khuyến mãi để có thể giữ được mảng thị phần mà mình đang có. 3. Áp lực là thế nhưng Coca Cola không thể nâng giá sản phẩm vì phải căn cứ vào mức thu nhập bình quân của người Việt Nam. Vậy nên hiện tại, người Việt Nam đang được hưởng giá bán lẻ rất hợp lý của 2 công ty này, với giá 6.000 VNĐ/chai nhỏ hiện tại là rất vừa túi tiền của đại bộ phận của người dân Việt Nam. Nếu tăng giá thì chắc chắn một điều họ sẽ mất thị phần vào tay của các công ty nước giải khát khác. Nếu so sánh một cách hơi khập khiễng thì thị trường nước giải khát Việt Nam không như thị trường sữa ở Việt Nam. Bởi vì sữa là mặt hàng không thể thiếu của trẻ em ngày nay, vì vậy, các công ty sữa của Việt Nam đã mặc sức tung khuyến mại tăng chiết khấu, để rồi sau đó lại tăng giá sữa, khiến người tiêu dùng phải gánh chịu những chi phí quảng cáo “khổng lồ”. Còn ở thị trường nước giải khát nếu tùy tiện tăng giá mà không nhìn đối thủ thì việc mất thị phần là điều không thể tránh khỏi. Việc chính phủ không kiểm soát được chi phí quảng cáo và tiếp thị đã làm cho cuộc đua tranh dành thi phần càng lộn xộn hơn.
4.
Các tập đoàn đa quốc gia rất giỏi trong việc tuân thủ luật pháp tại các nước họ có mặt vì họ không muốn phải đối mặt với pháp luật vì những điều không đáng, vậy nếu như luật pháp Việt Nam không có những bất cập thì sẽ không có chuyện của Coca-Cola lỗ lũy kế hơn 3.768 tỷ đồng.
Cũng như không có việc PepsiCo có doanh thu tới hơn 6.915 tỷ đồng năm 2011, nhưng đến nay mới nộp 40,2 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp. Có 1 điều lạ về PepsiCo mà tôi thắc mắc là con số 6.915 tỷ đồng lợi nhuận của họ là hợp nhất hay chỉ riêng ở mảng nước giải khát. Vì qua trao đổi với 1 người bạn làm tại PepsiCo thì mảng nước giải khát hiện không có lợi nhuận. Đa số lợi nhuận kéo về là ở mảng Snack mà họ đang chiếm một thị phần khá lớn ở Việt Nam. Vậy nên trong thời gian qua ta mới thấy việc PepsiCo bán lại 51% cổ phần của công ty Pepsi Việt Nam cho công ty Suntory Holdings Ltd. Của Nhật Bản để có thể đẩy mạnh phát triển và thoát khỏi cảnh lỗ dài hạn ở Việt Nam.
Nguyễn Thế Khoa (Quản lý thương mại của Starbucks