Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự tài trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Tổ chức Autism Speaks (Tự Kỷ lên tiếng) và Viện khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo “Chăm sóc và Giáo dục trẻ Tự kỷ ở Việt Nam - Thực trạng và Triển vọng”, đồng thời tập huấn “Chăm sóc và Giáo dục trẻ Tự kỷ”.
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, cung cấp một diễn đàn cho các chuyên gia giáo dục đặc biệt (của Hoa Kỳ và Việt Nam), các chuyên gia trị liệu, giảng viên và phụ huynh thảo luận về những vấn đề hiện tại của chứng tự kỷ ở Việt Nam như: chính sách dành cho trẻ tự kỷ, phát hiện, chẩn đoán đánh giá, can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục tại trường hòa nhập; những nghiên cứu mới nhất về chứng tự kỷ và giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam và trên thế giới.
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, cung cấp một diễn đàn cho các chuyên gia giáo dục đặc biệt (của Hoa Kỳ và Việt Nam), các chuyên gia trị liệu, giảng viên và phụ huynh thảo luận về những vấn đề hiện tại của chứng tự kỷ ở Việt Nam như: chính sách dành cho trẻ tự kỷ, phát hiện, chẩn đoán đánh giá, can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục tại trường hòa nhập; những nghiên cứu mới nhất về chứng tự kỷ và giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam và trên thế giới.
Dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ còn chưa nhiều, non kém
"Tôi còn nhớ nguyên cái cảm giác đau đớn tủi hờn và tội nghiệp cho con mình khi mà trường mẫu giáo không nhận con vào học. Tôi đã nói như xin cô giáo, nhưng con tôi vẫn không được nhận vào học, tôi đã ôm con chạy về nhà thật nhanh vì tôi sợ mình khóc ồ lên mà không kìm lại được. Sau lần xin học đầu tiên bị từ chối đó, con tôi cũng được tôi vác đi khắp các trường gần khu nhà chúng tôi ở và vẫn không được đi học mầm non. Con mình đến đi học mẫu giáo mà còn không được thì có thể làm gì đây? Tôi cảm thấy mình như bị rơi xuống vực thẳm vậy"...
Đó là những tâm sự ứa nước mắt của bà mẹ Nguyễn Thanh Tâm có con mắc chứng tự kỷ. Không chỉ chị Tâm mà còn rất nhiều phụ huynh khác đã, đang lo lắng về vấn đề giáo dục trẻ tự kỷ tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, số luợng trẻ tự kỷ ngày càng tăng trong khi hệ thống cơ sở giáo dục dành cho đối tượng này còn hạn chế, không có bác sĩ được đào tạo bài bản và giáo viên thì chỉ tham gia các khóa bồi dưỡng "chắp vá", ngay cả một chương trình chuẩn cũng chưa có mà phải mượn... tạm của nước ngoài. Hàng loạt các hạn chế trong vấn đề giáo dục trẻ tự kỷ đã được nêu lên tại Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo GD&ĐT, bà Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Tự kỷ - hay chính xác hơn là chứng rối loạn phổ tự kỷ - là một vấn đề xã hội có ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Số lượng trẻ em bị mắc hội chứng này có xu hướng ngày càng gia tăng. Khi phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ được khắc phục những khiếm khuyết của mình và được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và nhận thức. Ở Việt Nam, tự kỷ là một lĩnh vực mới. Việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, các hoạt động nghiên cứu và triển khai các dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ tại Việt Nam chưa nhiều, chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn”.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Hội thảo (Ảnh: Quyên Quyên) |
Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành về y tế và giáo dục của Việt Nam và Hoa Kỳ cho biết một trong những lỗ hổng lớn nhất trong công tác chăm sóc trẻ tự kỷ ở nước ta hiện nay là việc phát hiện trẻ tự kỷ còn quá chậm. Trong khi đó, phát hiện sớm tự kỷ đang là vấn đề cấp bách và quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm sẽ có nhiều cơ hội trở thành người bình thường và hòa nhập xã hội.
GS Tâm lý học Giáo dục và Tâm thần học Connie Kasari – Đại học Bang California (Los Angeles) chia sẻ: Các cách can thiệp hiệu quả đối với trẻ tự kỷ là can thiệp hành vi một cách tự nhiên. Y học chưa có thuốc đặc trị để điều chỉnh những khiếm khuyết cốt lõi của hội chứng tự kỷ. Các can thiệp nên có là giúp trẻ tự kỷ nâng cao khả năng tập trung, tham gia vào hoạt động chơi đùa với cộng đồng, bạn cùng lứa, giúp trẻ nâng cao tính linh hoạt, làm chủ cảm xúc…
GS Tâm lý học Giáo dục và Tâm thần học Connie Kasari – Đại học Bang California (Los Angeles) chia sẻ: Các cách can thiệp hiệu quả đối với trẻ tự kỷ là can thiệp hành vi một cách tự nhiên. Y học chưa có thuốc đặc trị để điều chỉnh những khiếm khuyết cốt lõi của hội chứng tự kỷ. Các can thiệp nên có là giúp trẻ tự kỷ nâng cao khả năng tập trung, tham gia vào hoạt động chơi đùa với cộng đồng, bạn cùng lứa, giúp trẻ nâng cao tính linh hoạt, làm chủ cảm xúc…
Theo BS chuyên khoa Đỗ Thúy Lan, Trung tâm Sao Mai: Hiện nay chưa đào tạo các giáo viên cho ngành tự kỷ, các nhà trị liệu hành vi, trị liệu ngôn ngữ, âm nhạc trị liệu, mỹ thuật trị liệu… phục vụ cho can thiệp trẻ tự kỷ. Các trường mới chỉ đào tạo giáo viên đặc biệt đa ngành vừa khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ.
Bên cạnh đó, tồn tại rất nhiều mặt trái trong việc giáo dục trẻ tự kỷ. Nhiều sinh viên ra trường cũng đã mở trung tâm, thậm chí chuyên ngành học không hề liên quan đến giáo dục trẻ tự kỷ nhưng họ đã in các “chuyên gia can thiệp trẻ tự kỷ” để… lừa phụ huynh. Có một vài trung tâm tư nhân dùng phương pháp “cưỡng bức” thậm trí trói học sinh vào ghế để bắt học sinh tự kỷ nói.
Đồng thời, tại hội thảo cũng chỉ ra: Nhu cầu đi học của trẻ tự kỷ ngày càng cao, nhu cầu về giáo viên có kỹ năng chuyên sâu ngày càng lớn. Điều này cho thấy sự cấp bách của việc nâng cao chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra càng đặt ra một bài toán cho ngành giáo dục nói chung và Khoa học giáo dục đặc biệt nói riêng trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ.
Nên cho trẻ tự kỷ sử dụng Ipad
TS Connie Kasari, GS tâm lý học Giáo dục và Tâm thần học, ĐH Bang California, TP Los Angeles đã chia sẻ những bài học về giáo dục trẻ tại Hoa Kỳ. TS Connie Kasari cho biết: Can thiệp cho trẻ tự kỷ có kết quả nếu được thực hiện bởi các chuyên gia và với tần suất và sự tập trung cao. Tuy vậy, cha mẹ và những người khác có thể học được cách can thiệp và đạt được những kết quả tốt hơn bởi họ có thể can thiệp với cường độ và tính thường xuyên cao hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình nhận thấy khi nào những biện pháp can thiệp mới là cần thiết… Nhu cầu của trẻ và phương pháp can thiệp thay đổi theo thời gian. Các trường học tại nhà là nơi tốt để thực hiện can thiệp nhưng cha mẹ và giáo viên cần những kiến thức và hỗ trợ chuyên biệt.
Văn nghệ giữa giáo viên và trẻ tự kỷ tại Trường chuyên biệt Ánh Sao. (Ảnh ĐCS) |
Theo TS Connie Kasari, nên cho trẻ tự kỷ sử dụng iPad để trẻ có thể tiếp thu được hình ảnh, âm thanh. Nhưng trước sự lo lắng của nhiều người rằng: Liệu việc sử dụng iPad có dẫn đến việc các em sẽ ngày càng xa dần với cuộc sống thực tiễn, bà Connie Kasari lý giải: Việc sử dụng iPad nói riêng và các thiết bị công nghệ nói chung có thể áp dụng đối với trẻ không nói, ít giao tiếp đối với mọi người. Gia đình cần cân bằng trong việc sắp xếp thời gian hợp lý để trẻ có thể sử dụng thiết bị công nghệ và giao tiếp với mọi người.
Cũng đề cập đến vấn đề này, TS Nguyễn Thị Hương Giang, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Hầu hết các trẻ tự kỷ đều rất thích máy vi tính và có khả năng học trên máy vi tính. Cần cho trẻ làm quen với máy tính để phát hiện ra khả năng tiềm tàng của trẻ. Ngoài ra một số trẻ có khó khăn về ngôn ngữ sẽ tăng khả năng giao tiếp thông tin qua sử dụng máy tính. Trong giờ học giáo viên sẽ chọn lựa cho trẻ những phần mềm thích hợp với khả năng phát triển trí tuệ. Khuyến khích gia đình nên có máy vi tính và các phần mềm thích hợp với khả năng phát triển trí tuệ, hỗ trợ học tập. Chương trình này nên được thực hiện vào buổi tối sau khi đã thực hiện các hoạt động trị liệu khá và người hướng dẫn là người mẹ. Thời gian học trên máy vi tính nên là 30 phút đến 45 phút/ngày.
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên, đang giảng dạy trẻ tự kỷ tại Trường chuyên biệt Ánh Sao cho biết: "Giáo viên cần sáng tạo bởi lẽ lý thuyết không thể áp dụng cho tất cả các trẻ như nhau. Nếu giáo viên không sáng tạo, tự tìm hiểu cái mới đế áp dụng cho trẻ, sáng tạo trong từng bài tập, trò chơi thì không đem lại hiệu quả cho trẻ".
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên, đang giảng dạy trẻ tự kỷ tại Trường chuyên biệt Ánh Sao cho biết: "Giáo viên cần sáng tạo bởi lẽ lý thuyết không thể áp dụng cho tất cả các trẻ như nhau. Nếu giáo viên không sáng tạo, tự tìm hiểu cái mới đế áp dụng cho trẻ, sáng tạo trong từng bài tập, trò chơi thì không đem lại hiệu quả cho trẻ".
TS Connie Kasari chia sẻ: Theo luật pháp tại Mỹ, tất cả trẻ em tự kỷ đều được đến trường học như bao trẻ em bình thường khác, thường xuyên tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, thầy cô giáo, các bậc cha mẹ hiểu quyền lợi của con em mình.
Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành về y tế và giáo dục của Việt Nam và Hoa Kỳ cho biết một trong những lỗ hổng lớn nhất trong công tác chăm sóc trẻ tự kỷ ở nước ta hiện nay là việc phát hiện trẻ tự kỷ còn quá chậm. Trong khi đó, phát hiện sớm tự kỷ đang là vấn đề cấp bách và quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm sẽ có nhiều cơ hội rở thành người bình thường và hòa nhập xã hội.
Quyên Quyên