Thông tin đăng tải tại Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, TS Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: Từ khi Cục An toàn thực phẩm nhận được thông báo của Sứ quán New Zealand tại Việt Nam về 3 lô whey protein concentrate do Công ty Fonterra, New Zealand bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum.
TS. Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục ATTP Bộ Y tế. Ảnh: Đ.A |
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đã khẩn trương, chủ động tích cực thực hiện một số biện pháp như:
Thứ nhất, chỉ đạo việc khẩn trương dừng lưu thông và thu hồi các sản phẩm có thể bị ảnh hưởng. Tính đến ngày 8/8/2012, hiện tại ở Việt Nam chỉ có 11 lô sản phẩm Thức ăn công thức cho trẻ 1-3 tuổi Similac GainPlus Eye-Q loại hộp 400g và 900g của Công ty Abbott Laboratories và 1 lô Thực phẩm công thức dinh dưỡng Dumex Gold bước 2 cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi loại 800g do Công ty Danone Dumex (Malaysia) sản xuất bị thu hồi. Các sản phẩm dinh dưỡng công thức và các sản phẩm sữa khác không bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
Thứ hai, yêu cầu các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thực hiện áp dụng kiểm tra chặt đối với các sản phẩm có chứa whey protein concentrate nhập khẩu từ New Zealand.
Đồng thời, Cục đã tiến hành làm việc với các cơ quan liên quan của Tổng cục Hải quan để rà soát số liệu whey protein concentrate nhập khẩu từ New Zealand từ năm 2012. Kết quả rà soát cho thấy không có lô hàng whey protein concentrate nào được nhập khẩu từ Công ty Fonterra, New Zealand vào Việt Nam từ đầu năm 2012 đến nay.
Nhiều người dân đang lo lắng khi đã sử dụng mặt hàng sữa bị nghi nhiểm khuẩn |
Tổ chức cuộc họp với đại diện cơ quan của các Bộ có liên quan để thông báo và thống nhất các biện pháp đã và sẽ triển khai. Liên tục cập nhật thông tin và diễn biến của sự việc ở New Zealand cũng như của các nước có liên quan như: Trung Quốc, Malayxia, Singapore.... thông qua Đại Sứ quán New Zealand tại Việt Nam, Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand và Hệ thống các cơ quan an toàn thực phẩm toàn cầu của WHO/FAO (INFOSAN).
"Với sự chủ động, tích cực của 2 công ty cùng với việc giám sát chặt chẽ của hệ thống Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm 63 tỉnh/TP, việc thu hồi các sản phẩm nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum đã khẩn trương và hiệu quả.
Tính đến trưa ngày 9/8/2013, Văn phòng đại diện Abbott Laboratories S.A tại Việt Nam đã thu hồi được xấp xỉ 96,9%. Còn Công ty TNHH Danone Việt Nam đã thu hồi khoảng trên 95% số lượng sản phẩm có thể bị nhiễm trên thị trường . Như vậy việc thu hồi các lô sản phẩm trên của 2 công ty đã coi như hoàn tất, tuy nhiên các công ty vẫn tiếp tục thông báo và sẽ thu hồi đến khi không còn sản phẩm nghi ngờ bị nhiễm trên thị trường" - TS Trần Quang Trung cho biết.
Bên cạnh việc tích cực chỉ đạo sát sao việc thu hồi sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm cũng chủ động liên hệ và cập nhật thông tin từ mạng lưới các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc tế của WHO/FAO (INFOSAN) và Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand về tình hình nhiễm độc Clostridium botulinum do sử dụng các sản phẩm thuộc lô bị thu hồi. Kết quả cho thấy chưa có trường hợp báo cáo nào về việc có phát sinh các vấn đề liên quan đến sức khỏe do sử dụng các sản phẩm liên quan.
Đánh giá về thái độ hợp tác của các nhà sản xuất phân phối sữa tại thị trường Việt Nam trong việc thu hồi sản phẩm sữa nghi nhiễm khuẩn, TS Trần Quang Trung cho rằng: "Các nhà sản xuất Fonterra của New Zealand, Công ty Danone Malaysia hay các công ty chịu trách nhiệm về các sản phẩm này ở Việt Nam như: VPĐD Abbott Việt Nam và Công ty TNHH Danone VN đều hiểu rõ nghĩa vụ của mình và đã rất tích cực chủ động, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở đây là Cục An toàn thực phẩm để khắc phục sự cố một cách nhanh chóng".
Tính đến trưa ngày 9/8/2013, Văn phòng đại diện Abbott Laboratories S.A tại Việt Nam đã thu hồi được xấp xỉ 96,9%. Còn Công ty TNHH Danone Việt Nam đã thu hồi khoảng trên 95% số lượng sản phẩm có thể bị nhiễm trên thị trường . Như vậy việc thu hồi các lô sản phẩm trên của 2 công ty đã coi như hoàn tất, tuy nhiên các công ty vẫn tiếp tục thông báo và sẽ thu hồi đến khi không còn sản phẩm nghi ngờ bị nhiễm trên thị trường" - TS Trần Quang Trung cho biết.
Bên cạnh việc tích cực chỉ đạo sát sao việc thu hồi sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm cũng chủ động liên hệ và cập nhật thông tin từ mạng lưới các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc tế của WHO/FAO (INFOSAN) và Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand về tình hình nhiễm độc Clostridium botulinum do sử dụng các sản phẩm thuộc lô bị thu hồi. Kết quả cho thấy chưa có trường hợp báo cáo nào về việc có phát sinh các vấn đề liên quan đến sức khỏe do sử dụng các sản phẩm liên quan.
Đánh giá về thái độ hợp tác của các nhà sản xuất phân phối sữa tại thị trường Việt Nam trong việc thu hồi sản phẩm sữa nghi nhiễm khuẩn, TS Trần Quang Trung cho rằng: "Các nhà sản xuất Fonterra của New Zealand, Công ty Danone Malaysia hay các công ty chịu trách nhiệm về các sản phẩm này ở Việt Nam như: VPĐD Abbott Việt Nam và Công ty TNHH Danone VN đều hiểu rõ nghĩa vụ của mình và đã rất tích cực chủ động, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở đây là Cục An toàn thực phẩm để khắc phục sự cố một cách nhanh chóng".
Hoàng Lực