Hôm nay, Quốc hội bắt đầu thảo luận về tái cơ cấu nền kinh tế. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh tranh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) trả lời phỏng vấn Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn.
- Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) thời gian qua có sự chuyển biến khá mạnh mẽ.. Tuy nhiên, báo cáo trình Chính phủ mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém thời gian qua vẫn chưa vững chắc. Vậy xin ông cho biết tình hình sức khỏe cụ thể của các ngân hàng đã thực hiện tái cơ cấu thời gian qua?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Nằm trong khuôn khổ tái cơ cấu hệ thống các TCTD, xử lý các TCTD yếu kém là một cấu phần quan trọng và được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tập trung xử lý đầu tiên. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và kiểm toán, NHNN đã nhận diện một số NHTM yếu kém và quyết liệt chỉ đạo các ngân hàng này xây dựng Phương án tái cơ cấu phù hợp với điều kiện cụ thể để xử lý, khắc phục các tồn tại, yếu kém, từng bước lành mạnh hóa tài chính và nâng cao năng lực quản trị, điều hành.
Đến nay, NHNN đã phê duyệt Phương án tái cơ cấu của 8 NHTMCP yếu kém, trong đó, 3 ngân hàng đã được hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng đã được hợp nhất với 1 Công ty tài chính, 1 ngân hàng đã được sáp nhập vào 1 ngân hàng khác, 3 ngân hàng tự củng cố, chấn chỉnh.
Sau một thời gian tích cực triển khai các giải pháp tái cơ cấu toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và khắc phục các sai phạm dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN theo đúng các nội dung tại Phương án tái cơ cấu được phê duyệt, đến nay, về cơ bản, các NHTMCP yếu kém đều có tình hình hoạt động ổn định và cải thiện hơn.
Cụ thể: thanh khoản được cải thiện và đảm bảo; Nợ xấu của các ngân hàng đã được kiểm soát và từng bước được xử lý; Huy động vốn từ dân cư tăng khá chứng tỏ niềm tin của thị trường vào hệ thống ngân hàng tăng lên;Tiền gửi của nhân dân, tài sản của nhà nước, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; Các ngân hàng đều trên đà phục hồi tốt.
- NHNN cho biết đang xác định thêm một số ngân hàng yếu kém. Vậy việc này đã được tiến hành đến đâu?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Trong năm 2012, NHNN đã xác định được 09 Ngân hàng yếu kém và đã triển khai các giải pháp phù hợp để tiến hành tái cơ cấu các Ngân hàng này.
Trong năm 2013, thông qua công tác thanh tra, giám sát, NHNN tiếp tục đánh giá và đã xác định thêm một số NHTM yếu kém. Công việc này sẽ được thực hiện thường xuyên nhằm nhận diện chính xác thực trạng các TCTD, từ đó có biện pháp tái cơ cấu thích hợp nhằm giữ ổn định, không gây xáo trộn hệ thống, góp phần thực hiện thành công Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đã được Chính phủ phê duyệt.
- Tái cơ cấu ngân hàng đang bước vào giai đoạn thứ hai trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu lạc quan. Đây có phải là điều kiện thuận lợi để tái cơ cấu ngân hàng, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay, NHNN nhận định lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian tới sẽ có một số thuận lợi. Thứ nhất, những thành quả của quá trình tái cơ cấu các TCTD thời gian qua là tiền đề đẩy mạnh tái cơ cấu thời gian tới.
Thứ hai, chương trình tái cơ cấu hệ thống TCTD đã và sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ; sự đồng thuận, chia sẻ của toàn xã hội và hệ thống chính trị.
Thứ ba, huôn khổ pkháp lý về an toàn hoạt động ngân hàng; các Đề án và hành lang pháp lý hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD, đặc biệt trong vấn đề xử lý nợ xấu đã được hoàn thiện một bước tạo tiền đề để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các TCTD trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ tư, môi trường kinh tế vĩ mô từng bước ổn định tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh tái cơ cấu trên quy mô toàn hệ thống theo hướng tập trung cải cách về quản trị doanh nghiệp, tạo nền tảng để các TCTD tự tái cơ cấu theo các Phương án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ cho toàn hệ thống.
Thứ năm, bản thân các TCTD đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như cơ hội, thách thức trong quá trình tham gia công cuộc tái cơ cấu và đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch tái cơ cấu dài hạn nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển theo hướng an toàn, bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, những khó khăn, thách thức của tái cơ cấu ngân hàng thời gian tới cũng không ít.
- Cụ thể là những khó khăn gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Việc tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý các TCTD yếu kém là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của nhiều bên và mất nhiều thời gian với nhiều thủ tục, quy định. Do vậy, thời gian xử lý các TCTD yếu kém có thể chậm hơn so với kế hoạch dự kiến.
Bên cạnh đó, mặc dù khuôn khổ pháp lý hỗ trợ triển khai tái cơ cấu đã hoàn thiện một bước; tuy nhiên vẫn cần bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích các TCTD tích cực triển khai tái cơ cấu như các cơ chế, chính sách về miễn giảm thuế, phí để hỗ trợ TCTD trong xử lý nợ xấu và các tài sản đảm bảo tiền vay, các cơ chế chính sách về miễn giảm thuế liên quan đến các giao dịch sáp nhập, hợp nhất, mua lại để hỗ trợ cho quá trình cơ cấu lại TCTD...
Về kinh tế vĩ mô, dù đã có những diễn biến khởi sắc hơn, song thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, tiêu thụ hàng hoá chậm, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn rất thấp, dẫn đến các TCTD vẫn tiếp tục chịu áp lực nợ xấu trong thời gian tới và việc xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn nhiều rất vướng mắc, phức tạp, chưa được khắc phục, hoàn thiện, làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của hệ thống trong thời gian tới.
Ngoài ra, do kinh tế vĩ mô và điều kiện sản xuất – kinh doanh, thị trường tài chính trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn nên việc huy động các nguồn vốn và tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, quản trị để tham gia tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các TCTD không thuận lợi.
Dù vậy, với những kết quả bước đầu đạt được và việc nhận diện rõ các khó khăn, thách thức trong thời gian tới, bằng sự quyết tâm của toàn Ngành ngân hàng và sự quan tâm, ủng hộ, chia sẻ của toàn xã hội và hệ thống chính trị, NHNN tin tưởng rằng tiến trình tái cơ cấu hệ thống TCTD sẽ đạt được mục tiêu và theo đúng lộ trình đặt ra tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đã được Chính phủ phê duyệt.
- Từ nay đến năm 2015, đâu là những giải pháp ưu tiên mà NHNN sẽ triển khai để đưa nợ xấu về 3% và đẩy nhanh lộ trình tái cơ cấu ngân hàng?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Tái cơ cấu TCTD nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng được tiến hành đồng bộ đối với tất cả các loại hình TCTD và toàn diện về các mặt tài chính, quản trị, hoạt động. Do vậy, NHNN sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để xử lý nợ xấu và đẩy nhanh lộ trình tái cơ cấu TCTD, trong đó trọng tâm vào bốn giải pháp chính.
Thứ nhất, trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát năm 2013, tiếp tục đánh giá thực trạng TCTD qua công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để nhận diện các TCTD yếu kém và TCTD hoạt động bình thường, từ đó có biện pháp tái cơ cấu thích hợp.
Thứ hai, yêu cầu tất cả các TCTD chủ động rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng phương án tái cơ cấu toàn diện các mặt tổ chức và hoạt động, tập trung tăng cường năng lực tài chính đảm bảo vốn tự có đủ bù đắp rủi ro, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định và vốn điều lệ thực không thấp hơn mức vốn pháp định, xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
Thứ tư, tiếp tục tập trung triển khai Đề án xử lý nợ xấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời đôn đốc, giám sát chặt chẽ quá trình bán, xử lý nợ xấu giữa các TCTD và Công ty quản lý tài sản Việt Nam.
Thứ năm, hoàn thiện đồng bộ các quy định liên quan đến việc đổi mới hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, minh bạch hóa trong hoạt động ngân hàng tạo nền tảng cho NHNN sẽ tập trung chỉ đạo tái cơ cấu toàn diện trên quy mô toàn hệ thống, trong đó, tập trung cải cách thể chế về quản trị doanh nghiệp.
Đây là một nội dung then chốt tạo cơ sở cho các TCTD tự tái cơ cấu theo các Phương án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt và là nền tảng cho sự thay đổi của hệ thống các TCTD theo mục đích tái cơ cấu dựa trên sự tự thay đổi của chính các TCTD trong bối cảnh nâng cao kỷ luật thị trường./.
- Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) thời gian qua có sự chuyển biến khá mạnh mẽ.. Tuy nhiên, báo cáo trình Chính phủ mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém thời gian qua vẫn chưa vững chắc. Vậy xin ông cho biết tình hình sức khỏe cụ thể của các ngân hàng đã thực hiện tái cơ cấu thời gian qua?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Nằm trong khuôn khổ tái cơ cấu hệ thống các TCTD, xử lý các TCTD yếu kém là một cấu phần quan trọng và được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tập trung xử lý đầu tiên. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và kiểm toán, NHNN đã nhận diện một số NHTM yếu kém và quyết liệt chỉ đạo các ngân hàng này xây dựng Phương án tái cơ cấu phù hợp với điều kiện cụ thể để xử lý, khắc phục các tồn tại, yếu kém, từng bước lành mạnh hóa tài chính và nâng cao năng lực quản trị, điều hành.
Đến nay, NHNN đã phê duyệt Phương án tái cơ cấu của 8 NHTMCP yếu kém, trong đó, 3 ngân hàng đã được hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng đã được hợp nhất với 1 Công ty tài chính, 1 ngân hàng đã được sáp nhập vào 1 ngân hàng khác, 3 ngân hàng tự củng cố, chấn chỉnh.
Sau một thời gian tích cực triển khai các giải pháp tái cơ cấu toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và khắc phục các sai phạm dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN theo đúng các nội dung tại Phương án tái cơ cấu được phê duyệt, đến nay, về cơ bản, các NHTMCP yếu kém đều có tình hình hoạt động ổn định và cải thiện hơn.
Cụ thể: thanh khoản được cải thiện và đảm bảo; Nợ xấu của các ngân hàng đã được kiểm soát và từng bước được xử lý; Huy động vốn từ dân cư tăng khá chứng tỏ niềm tin của thị trường vào hệ thống ngân hàng tăng lên;Tiền gửi của nhân dân, tài sản của nhà nước, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; Các ngân hàng đều trên đà phục hồi tốt.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN |
- NHNN cho biết đang xác định thêm một số ngân hàng yếu kém. Vậy việc này đã được tiến hành đến đâu?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Trong năm 2012, NHNN đã xác định được 09 Ngân hàng yếu kém và đã triển khai các giải pháp phù hợp để tiến hành tái cơ cấu các Ngân hàng này.
Trong năm 2013, thông qua công tác thanh tra, giám sát, NHNN tiếp tục đánh giá và đã xác định thêm một số NHTM yếu kém. Công việc này sẽ được thực hiện thường xuyên nhằm nhận diện chính xác thực trạng các TCTD, từ đó có biện pháp tái cơ cấu thích hợp nhằm giữ ổn định, không gây xáo trộn hệ thống, góp phần thực hiện thành công Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đã được Chính phủ phê duyệt.
- Tái cơ cấu ngân hàng đang bước vào giai đoạn thứ hai trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu lạc quan. Đây có phải là điều kiện thuận lợi để tái cơ cấu ngân hàng, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay, NHNN nhận định lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian tới sẽ có một số thuận lợi. Thứ nhất, những thành quả của quá trình tái cơ cấu các TCTD thời gian qua là tiền đề đẩy mạnh tái cơ cấu thời gian tới.
Thứ hai, chương trình tái cơ cấu hệ thống TCTD đã và sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ; sự đồng thuận, chia sẻ của toàn xã hội và hệ thống chính trị.
Thứ ba, huôn khổ pkháp lý về an toàn hoạt động ngân hàng; các Đề án và hành lang pháp lý hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD, đặc biệt trong vấn đề xử lý nợ xấu đã được hoàn thiện một bước tạo tiền đề để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các TCTD trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ tư, môi trường kinh tế vĩ mô từng bước ổn định tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh tái cơ cấu trên quy mô toàn hệ thống theo hướng tập trung cải cách về quản trị doanh nghiệp, tạo nền tảng để các TCTD tự tái cơ cấu theo các Phương án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ cho toàn hệ thống.
Thứ năm, bản thân các TCTD đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như cơ hội, thách thức trong quá trình tham gia công cuộc tái cơ cấu và đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch tái cơ cấu dài hạn nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển theo hướng an toàn, bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, những khó khăn, thách thức của tái cơ cấu ngân hàng thời gian tới cũng không ít.
- Cụ thể là những khó khăn gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Việc tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý các TCTD yếu kém là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của nhiều bên và mất nhiều thời gian với nhiều thủ tục, quy định. Do vậy, thời gian xử lý các TCTD yếu kém có thể chậm hơn so với kế hoạch dự kiến.
Bên cạnh đó, mặc dù khuôn khổ pháp lý hỗ trợ triển khai tái cơ cấu đã hoàn thiện một bước; tuy nhiên vẫn cần bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích các TCTD tích cực triển khai tái cơ cấu như các cơ chế, chính sách về miễn giảm thuế, phí để hỗ trợ TCTD trong xử lý nợ xấu và các tài sản đảm bảo tiền vay, các cơ chế chính sách về miễn giảm thuế liên quan đến các giao dịch sáp nhập, hợp nhất, mua lại để hỗ trợ cho quá trình cơ cấu lại TCTD...
Về kinh tế vĩ mô, dù đã có những diễn biến khởi sắc hơn, song thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, tiêu thụ hàng hoá chậm, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn rất thấp, dẫn đến các TCTD vẫn tiếp tục chịu áp lực nợ xấu trong thời gian tới và việc xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn nhiều rất vướng mắc, phức tạp, chưa được khắc phục, hoàn thiện, làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của hệ thống trong thời gian tới.
Ngoài ra, do kinh tế vĩ mô và điều kiện sản xuất – kinh doanh, thị trường tài chính trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn nên việc huy động các nguồn vốn và tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, quản trị để tham gia tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các TCTD không thuận lợi.
Dù vậy, với những kết quả bước đầu đạt được và việc nhận diện rõ các khó khăn, thách thức trong thời gian tới, bằng sự quyết tâm của toàn Ngành ngân hàng và sự quan tâm, ủng hộ, chia sẻ của toàn xã hội và hệ thống chính trị, NHNN tin tưởng rằng tiến trình tái cơ cấu hệ thống TCTD sẽ đạt được mục tiêu và theo đúng lộ trình đặt ra tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đã được Chính phủ phê duyệt.
- Từ nay đến năm 2015, đâu là những giải pháp ưu tiên mà NHNN sẽ triển khai để đưa nợ xấu về 3% và đẩy nhanh lộ trình tái cơ cấu ngân hàng?
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa: Tái cơ cấu TCTD nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng được tiến hành đồng bộ đối với tất cả các loại hình TCTD và toàn diện về các mặt tài chính, quản trị, hoạt động. Do vậy, NHNN sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để xử lý nợ xấu và đẩy nhanh lộ trình tái cơ cấu TCTD, trong đó trọng tâm vào bốn giải pháp chính.
Thứ nhất, trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát năm 2013, tiếp tục đánh giá thực trạng TCTD qua công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để nhận diện các TCTD yếu kém và TCTD hoạt động bình thường, từ đó có biện pháp tái cơ cấu thích hợp.
Thứ hai, yêu cầu tất cả các TCTD chủ động rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng phương án tái cơ cấu toàn diện các mặt tổ chức và hoạt động, tập trung tăng cường năng lực tài chính đảm bảo vốn tự có đủ bù đắp rủi ro, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định và vốn điều lệ thực không thấp hơn mức vốn pháp định, xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
Thứ tư, tiếp tục tập trung triển khai Đề án xử lý nợ xấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời đôn đốc, giám sát chặt chẽ quá trình bán, xử lý nợ xấu giữa các TCTD và Công ty quản lý tài sản Việt Nam.
Thứ năm, hoàn thiện đồng bộ các quy định liên quan đến việc đổi mới hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, minh bạch hóa trong hoạt động ngân hàng tạo nền tảng cho NHNN sẽ tập trung chỉ đạo tái cơ cấu toàn diện trên quy mô toàn hệ thống, trong đó, tập trung cải cách thể chế về quản trị doanh nghiệp.
Đây là một nội dung then chốt tạo cơ sở cho các TCTD tự tái cơ cấu theo các Phương án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt và là nền tảng cho sự thay đổi của hệ thống các TCTD theo mục đích tái cơ cấu dựa trên sự tự thay đổi của chính các TCTD trong bối cảnh nâng cao kỷ luật thị trường./.
THEO BÁO ĐẦU TƯ