Mới đây Công ty Cổ phần Ô tô Xuân Kiên thương hiệu xe Vinaxuki vừa có văn bản gửi Thủ tướng, xin giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt từ 1/1/2014, cho các dòng xe chiến lược do đơn vị này sản xuất. Trước đó một "đại gia" ô tô Việt khác là Trường Hải cũng đã xin giãn nợ 1.214 tỷ đồng tiền thuế.
Theo đó, Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) đề xuất Chính phủ hỗ trợ một số chính sách giúp công ty tăng quy mô sản xuất các dòng ôtô chiến lược gồm các loại xe 8 chỗ cho thị trường nông thôn, kinh doanh vận tải taxi,… và đẩy mạnh quá trình nội địa hóa các dòng sản phẩm của công ty.
Ngoài ra, Vinaxuki đề nghị được vay khoản vốn 250 tỷ đồng, với thời hạn tối thiểu 7 năm theo chương trình cơ khí trọng điểm quốc gia, từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Cùng với đó, Vinaxuki xin được vay vốn dài hạn hoặc hoãn nộp thuế từ tháng 10/2013 (tổng trị giá tương đương 750 tỷ đồng) để tập trung vốn vào đầu tư nghiên cứu, thiết kế, chuyển giao công nghệ, trang bị dây chuyền đúc nhôm thân vỏ động cơ và nhập khẩu thiết bị gia công.
Hiện, Vinaxuki đang sản xuất và phân phối các dòng xe du lịch và xe tải. Các nhà máy do công ty này đầu tư và xây dựng có tổng công suất đạt 60.000 xe/năm. Vinaxuki có quy mô không lớn nhưng lại là doanh nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa cao. Đối với dòng xe con, Vinaxuki đạt khoảng 40% và với dòng xe tải nhẹ đạt khoảng 50%.
Trong 7 tháng đầu năm 2013, Vinaxuki tiêu thụ được 1.200 xe.
Theo đó, Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) đề xuất Chính phủ hỗ trợ một số chính sách giúp công ty tăng quy mô sản xuất các dòng ôtô chiến lược gồm các loại xe 8 chỗ cho thị trường nông thôn, kinh doanh vận tải taxi,… và đẩy mạnh quá trình nội địa hóa các dòng sản phẩm của công ty.
Ngoài ra, Vinaxuki đề nghị được vay khoản vốn 250 tỷ đồng, với thời hạn tối thiểu 7 năm theo chương trình cơ khí trọng điểm quốc gia, từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị được giảm 70% thuế. |
Cùng với đó, Vinaxuki xin được vay vốn dài hạn hoặc hoãn nộp thuế từ tháng 10/2013 (tổng trị giá tương đương 750 tỷ đồng) để tập trung vốn vào đầu tư nghiên cứu, thiết kế, chuyển giao công nghệ, trang bị dây chuyền đúc nhôm thân vỏ động cơ và nhập khẩu thiết bị gia công.
Hiện, Vinaxuki đang sản xuất và phân phối các dòng xe du lịch và xe tải. Các nhà máy do công ty này đầu tư và xây dựng có tổng công suất đạt 60.000 xe/năm. Vinaxuki có quy mô không lớn nhưng lại là doanh nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa cao. Đối với dòng xe con, Vinaxuki đạt khoảng 40% và với dòng xe tải nhẹ đạt khoảng 50%.
Trong 7 tháng đầu năm 2013, Vinaxuki tiêu thụ được 1.200 xe.
Trước đó tháng 6/2013 một thương hiệu ô tô Việt khác là Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải được Chính phủ cho phép gia hạn nộp 1.214 kể từ ngày 1/7/2013 đến ngày 30/6/2014 và UBND tỉnh Quảng Nam đã chấp thuận đề nghị này. Lý giải nguyên nhân xin giãn thuế Trường Hải cho biết do lượng hàng tồn kho quá lớn lên đến 3.300 tỷ đồng và hiện đang nợ các tổ chức tín dụng tổng số tiền khoảng 5.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Trường Hải gây bất ngờ về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 với mức lãi ấn tượng 267 tỷ đồng quý 2/2013, tăng gần 400% so với quý 2/2012 và kết quả này còn cao hơn cả mức lãi ròng 242 tỷ đồng của cả năm 2012. Lũy kế 6 tháng, ô tô Trường Hải đang lãi ròng 362 tỷ đồng.
Trong khi đó trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa thông báo về chương trình chi trả cổ tức năm 2012 bằng tiền mặt của CTCP Ôtô Trường Hải. Dự kiến, ngày 12/9, Trường Hải sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và việc chi trả sẽ được thực hiện vào ngày 26/9.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Trường Hải gây bất ngờ về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 với mức lãi ấn tượng 267 tỷ đồng quý 2/2013, tăng gần 400% so với quý 2/2012 và kết quả này còn cao hơn cả mức lãi ròng 242 tỷ đồng của cả năm 2012. Lũy kế 6 tháng, ô tô Trường Hải đang lãi ròng 362 tỷ đồng.
Trong khi đó trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa thông báo về chương trình chi trả cổ tức năm 2012 bằng tiền mặt của CTCP Ôtô Trường Hải. Dự kiến, ngày 12/9, Trường Hải sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và việc chi trả sẽ được thực hiện vào ngày 26/9.
Nối đuôi Trường Hải, Vinaxuki hàng loạt doanh nghiệp cơ khí xin gia hạn đóng thuế với lý do khó khăn như Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) xin Chính phủ gia hạn đóng thuế, vì lý do phải dồn sức cho việc “phát triển ngành công nghiệp ôtô” trong bối cảnh khó khăn; Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty Cổ phần Ôtô TMT, Công ty TNHH Hoàng Trà, và Công ty TNHH Ôtô Đông Phương và ngay bản thân Vinaxuki cũng có những kiến nghị tương tự.
Theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, người nộp thuế có quyền được gia hạn nộp thuế, tiền phạt còn nợ nếu không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp “khó khăn đặc biệt”. Thẩm quyền gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, người nộp thuế có quyền được gia hạn nộp thuế, tiền phạt còn nợ nếu không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp “khó khăn đặc biệt”. Thẩm quyền gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Hồng Minh (tổng hợp)