Từ xưa đến nay, chợ thường gắn liền với những người đàn bà quê mùa chất phác. Thật lạ khi vùng cao nguyên trắng Bắc Hà, Lào Cai có một phiên chợ chỉ dành riêng cho cánh mày râu.
Độc đáo phiên chợ cuối tuần
Những người đến với phiên chợ này đều xuất phát từ sở thích, niềm mê say những chú chim đủ thể loại. Họ đến đây để chiêm ngưỡng, tận hưởng những giây phút ngọt ngào, trong niềm ngất ngây trào dâng từ tiếng chim hót lảnh lót giữa vùng cao nguyên dịp đầu xuân.
Chợ chỉ họp vào ngày cuối tuần. Toàn bộ các loài chim cảnh được quy tụ về đây tạo nên một khung cảnh thơ mộng chỉ có ở chợ Bắc Hà, Lào Cai.
Cao nguyên trắng Bắc Hà với những núi đồi trùng điệp, càng toát lên vẻ đẹp lạ thường. Những ngày này, hoa mận bung nở trắng xóa trên khắp các triền đồi như khoác lên mình một màu trắng tinh của tuyết, của vùng núi Tây Bắc.
Không ồn ào náo nhiệt, không có những tiếng râm ran, ở đó là thiên đường chỉ dành cho những tiếng chim hót thánh thót giữa cao nguyên. Mọi người đến đây, đến với chợ chim đều mang một thú vui được tận hưởng và ngắm nhìn, say sưa thưởng thức tiếng chim hót và bình phẩm những chú chim lạ cất cao tiếng hót, đặc sắc, muôn hình muôn vẻ.
Đến với chợ chim Bắc Hà vào ngày chủ nhật, du khách sẽ được thấy sự khác biệt với các chợ đồng bằng. Nào là chợ thổ cẩm, chợ rượu Bản Phố, chợ thực phẩm thịt, rau, củ, quả, nồi thắng cố, hay chợ ngựa… và đặc biệt là chợ trâu.
Toàn bộ khung cảnh chợ là những chiếc lồng, cùng những chú chim đủ các kiểu dáng, hình loại như họa mi, khướu, sáo, vẹt. Những âm điệu từ những loại chim này thoát ra tạo nên khúc nhạc du dương lúc trầm lúc bổng.
Từng tốp người tập trung đông đúc xung quanh những chiếc lồng chim được treo đung đưa trên những cành đào, cành mận, càng làm cho người đến với phiên chợ này như lạc vào một thế giới tiên cảnh. Họ thi nhau ngắm nghía, bàn tán, bình phẩm về những chú chim lạ, những chú chim có giọng hót đặc biệt, màu sắc lạ.
Tiếng than của... rừng
Chim được đem đến chợ này hầu hết đã được ông chủ của nó dày công chăm sóc, có bộ lông óng mượt và có giọng hót hay khỏe. Chúng được chủ nhân thuần hóa nên không còn cảm giác sợ sệt, xa lạ khi có người bên cạnh. Mỗi khi có người ngó nghiêng hay tung hứng, đung đưa chiếc lồng, những chú chim này vẫn vô tư, vẫn hót tự nhiên như khi còn đang ở với núi rừng.
Một ông chủ chim cho biết: “Chim được đưa đến chợ đa phần đã được chủ huấn luyện, không ít con được truyền tay qua nhiều chủ nên chúng rất tự nhiên, không còn cảm giác sợ sệt như lúc mới đầu”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chim được đưa đến chợ phần lớn là chim săn bắt được trên rừng, sau đó được chủ nhân huấn luyện và đưa ra chợ bán. Tùy thuộc vào độ thông minh và vẻ đẹp của từng con chim mà giá cũng có sự chênh lệch lớn. Có những chú chim được chủ nhân rao bán tới 20 triệu đồng, có những chú chim giá từ 10 - 12 triệu đồng, còn thường chim được đưa đến đây bán rẻ nhất cũng từ 2 trăm nghìn đồng. Đắt và được ưa chuộng nhiều nhất vẫn là chim họa mi.
Anh Lèo Seo Lìn, một chủ chim đến từ Bảo Thắng cho biết: “Trong rừng, chim họa mi có cách sống rất hay, mỗi quả đồi chỉ có một đôi, một trống, một mái và không bao giờ chúng đi xâm phạm lãnh thổ của những con khác. Khi có con nào đó đến xâm chiếm lãnh thổ của mình, chúng sẵn sàng đánh đổi tất cả để giành lại lãnh địa. Chim họa mi cũng thách đố nhau bằng tiếng hót. Chỉ hót với nhau trong khoảng thời gian ngắn, chúng xông vào đánh nhau, con nào thua thì phải chấp nhận ra đi”.
Các chủ chim thường dựa vào yếu tố này, nắm được điểm yếu của từng loài nên dễ dàng bẫy được chúng.
Người thợ bẫy thường có con chim mồi, khi phát hiện rừng nào có chim là họ sẽ đem chim mồi ra khu vực có tiếng hót rồi đặt bẫy xung quanh. Sau đó, họ tung hứng cho chim mồi hót để dụ báo hiệu con chim khác. Khi phát hiện có kẻ địch, con chim trong rừng sẽ cất tiếng hót đáp trả rồi sẽ tìm đến địa điểm kẻ thù để đánh nhau… và thế là dính bẫy.
Sở dĩ chim họa mi có giá đến vài chục triệu đồng vì tiếng hót của loài này rất hay. Một con chim bình thường mới bẫy về đem đến chợ Bắc Hà cũng có giá từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
Bẫy chim có lợi nhuận lớn vì thế mà vùng đất Bắc Hà thợ chim nhan nhản. Chẳng thế mà nhiều người than vãn, càng ngày các khu rừng trên địa bàn huyện Bắc Hà không còn chim nữa, có chăng chỉ là những con do chủ sơ ý làm xổng lồng. Theo như anh Vàng Sếnh, một thợ bẫy chim có tiếng ở xã Bản Liền thì: “ Muốn bẫy được chim họa mi phải đi đến những rừng xa như các huyện Văn Bàn, Bát Xát… thì mới còn. Phải mất hàng tuần trời may ra mới bẫy được vài ba con”.
Núi cao, rừng đẹp rồi sẽ không có tiếng của họa mi nữa, những cánh rừng chỉ biết than thở với sự lặng yên tĩnh mịch đến cô quạnh. Và chính những chú chim trong chiếc lồng bé nhỏ treo lơ lửng này đang nhảy nhót và cất lên tiếng hót vô tư nhưng ai biết được chúng thèm khát tự do đến nhường nào.
Độc đáo phiên chợ cuối tuần
Những người đến với phiên chợ này đều xuất phát từ sở thích, niềm mê say những chú chim đủ thể loại. Họ đến đây để chiêm ngưỡng, tận hưởng những giây phút ngọt ngào, trong niềm ngất ngây trào dâng từ tiếng chim hót lảnh lót giữa vùng cao nguyên dịp đầu xuân.
Ở cao nguyên trắng Bắc Hà, Lào Cai có một phiên chợ chỉ dành riêng cho cánh mày râu. |
Chợ chỉ họp vào ngày cuối tuần. Toàn bộ các loài chim cảnh được quy tụ về đây tạo nên một khung cảnh thơ mộng chỉ có ở chợ Bắc Hà, Lào Cai.
Cao nguyên trắng Bắc Hà với những núi đồi trùng điệp, càng toát lên vẻ đẹp lạ thường. Những ngày này, hoa mận bung nở trắng xóa trên khắp các triền đồi như khoác lên mình một màu trắng tinh của tuyết, của vùng núi Tây Bắc.
Không ồn ào náo nhiệt, không có những tiếng râm ran, ở đó là thiên đường chỉ dành cho những tiếng chim hót thánh thót giữa cao nguyên. Mọi người đến đây, đến với chợ chim đều mang một thú vui được tận hưởng và ngắm nhìn, say sưa thưởng thức tiếng chim hót và bình phẩm những chú chim lạ cất cao tiếng hót, đặc sắc, muôn hình muôn vẻ.
Đến với chợ chim Bắc Hà vào ngày chủ nhật, du khách sẽ được thấy sự khác biệt với các chợ đồng bằng. Nào là chợ thổ cẩm, chợ rượu Bản Phố, chợ thực phẩm thịt, rau, củ, quả, nồi thắng cố, hay chợ ngựa… và đặc biệt là chợ trâu.
Toàn bộ khung cảnh chợ là những chiếc lồng, cùng những chú chim đủ các kiểu dáng, hình loại như họa mi, khướu, sáo, vẹt. Những âm điệu từ những loại chim này thoát ra tạo nên khúc nhạc du dương lúc trầm lúc bổng.
Chim được cánh thợ săn bẫy trong rừng đem ra chợ bán |
Từng tốp người tập trung đông đúc xung quanh những chiếc lồng chim được treo đung đưa trên những cành đào, cành mận, càng làm cho người đến với phiên chợ này như lạc vào một thế giới tiên cảnh. Họ thi nhau ngắm nghía, bàn tán, bình phẩm về những chú chim lạ, những chú chim có giọng hót đặc biệt, màu sắc lạ.
Tiếng than của... rừng
Chim được đem đến chợ này hầu hết đã được ông chủ của nó dày công chăm sóc, có bộ lông óng mượt và có giọng hót hay khỏe. Chúng được chủ nhân thuần hóa nên không còn cảm giác sợ sệt, xa lạ khi có người bên cạnh. Mỗi khi có người ngó nghiêng hay tung hứng, đung đưa chiếc lồng, những chú chim này vẫn vô tư, vẫn hót tự nhiên như khi còn đang ở với núi rừng.
Một ông chủ chim cho biết: “Chim được đưa đến chợ đa phần đã được chủ huấn luyện, không ít con được truyền tay qua nhiều chủ nên chúng rất tự nhiên, không còn cảm giác sợ sệt như lúc mới đầu”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chim được đưa đến chợ phần lớn là chim săn bắt được trên rừng, sau đó được chủ nhân huấn luyện và đưa ra chợ bán. Tùy thuộc vào độ thông minh và vẻ đẹp của từng con chim mà giá cũng có sự chênh lệch lớn. Có những chú chim được chủ nhân rao bán tới 20 triệu đồng, có những chú chim giá từ 10 - 12 triệu đồng, còn thường chim được đưa đến đây bán rẻ nhất cũng từ 2 trăm nghìn đồng. Đắt và được ưa chuộng nhiều nhất vẫn là chim họa mi.
Chim được đưa đến chợ phần lớn là chim săn bắt được trên rừng, sau đó được chủ nhân huấn luyện và đưa ra chợ bán. |
Anh Lèo Seo Lìn, một chủ chim đến từ Bảo Thắng cho biết: “Trong rừng, chim họa mi có cách sống rất hay, mỗi quả đồi chỉ có một đôi, một trống, một mái và không bao giờ chúng đi xâm phạm lãnh thổ của những con khác. Khi có con nào đó đến xâm chiếm lãnh thổ của mình, chúng sẵn sàng đánh đổi tất cả để giành lại lãnh địa. Chim họa mi cũng thách đố nhau bằng tiếng hót. Chỉ hót với nhau trong khoảng thời gian ngắn, chúng xông vào đánh nhau, con nào thua thì phải chấp nhận ra đi”.
Các chủ chim thường dựa vào yếu tố này, nắm được điểm yếu của từng loài nên dễ dàng bẫy được chúng.
Người thợ bẫy thường có con chim mồi, khi phát hiện rừng nào có chim là họ sẽ đem chim mồi ra khu vực có tiếng hót rồi đặt bẫy xung quanh. Sau đó, họ tung hứng cho chim mồi hót để dụ báo hiệu con chim khác. Khi phát hiện có kẻ địch, con chim trong rừng sẽ cất tiếng hót đáp trả rồi sẽ tìm đến địa điểm kẻ thù để đánh nhau… và thế là dính bẫy.
Sở dĩ chim họa mi có giá đến vài chục triệu đồng vì tiếng hót của loài này rất hay. Một con chim bình thường mới bẫy về đem đến chợ Bắc Hà cũng có giá từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
Tấp nập người đến với chợ chim ngày cuối tuần. |
Bẫy chim có lợi nhuận lớn vì thế mà vùng đất Bắc Hà thợ chim nhan nhản. Chẳng thế mà nhiều người than vãn, càng ngày các khu rừng trên địa bàn huyện Bắc Hà không còn chim nữa, có chăng chỉ là những con do chủ sơ ý làm xổng lồng. Theo như anh Vàng Sếnh, một thợ bẫy chim có tiếng ở xã Bản Liền thì: “ Muốn bẫy được chim họa mi phải đi đến những rừng xa như các huyện Văn Bàn, Bát Xát… thì mới còn. Phải mất hàng tuần trời may ra mới bẫy được vài ba con”.
Núi cao, rừng đẹp rồi sẽ không có tiếng của họa mi nữa, những cánh rừng chỉ biết than thở với sự lặng yên tĩnh mịch đến cô quạnh. Và chính những chú chim trong chiếc lồng bé nhỏ treo lơ lửng này đang nhảy nhót và cất lên tiếng hót vô tư nhưng ai biết được chúng thèm khát tự do đến nhường nào.