Gần mười năm nay, người dân và nhiều học sinh vẫn “chấp nhận” lội suối, kể cả trong những ngày đông gió rét để đến trường nhanh nhất.
Xã Lỗ Sơn (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) bị con suối Khoang chia cắt làm 2 bờ dài hàng chục km.
Có 3 cây cầu được thiết kế kiên cố nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn thiện, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp của người lớn và con đường đến trường của trẻ nhỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Gần mười năm nay, người dân và nhiều học sinh vẫn “chấp nhận” lội suối vì các cây cầu ở đây đều đã hư hỏng |
Lỗ Sơn là xã 135 của huyện Tân Lạc. Xã có 12 xóm, nằm dọc theo 2 bền bờ con suối Khoang.
Hai vùng được nối với nhau bàng 3 chiếc cầu treo ở xóm Bệ, xóm Chiềng và xóm Tân Vượng.
Tất cả đều được xây dựng từ những năm 90 thế kỷ trước.
Hiện nay, 2 cầu đã xuống cấp, đặc biệt là cầu ở xóm Bệ, cầu có vị trí quan trọng nhất nối liền khu dân cư vùng ngoài với trung tâm hành chính, trường học, trạm y tế, chợ, tỉnh lộ 456.
Thế nhưng cây cầu thiết yếu này đã bị hư hỏng hoàn toàn từ năm 2014.
Cầu xóm Bệ không có mặt cầu |
Chính vì vậy, người dân sinh sống nới đây gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại lao động sản xuất, giao thương hàng hóa, đặc biệt là học sinh gặp rất nhiều nguy hiểm mỗi khi “cố” lội suối đến trường để kịp thời gian.
Do cầu xóm Bệ được thi công dở dang, không có mặt cầu, trước kia mỗi khi có nước lớn, suối ngập sâu, học sinh thường phải “liều mình” bám dây văng rồi lần theo từng thanh giằng để đi.
Các em học sinh vẫn bất chấp nguy hiểm để đi trên những chiếc cầu này đến trường |
Dù được chính quyền địa phương và nhà trường khuyến cáo, nhưng vì đường xa các em vẫn chấp nhận đi trên những chiếc cầu “khỉ” để kịp đến trường.
Sau nhiều lần bị “nhắc nhở” phụ huynh học sinh ở các xóm Chiềng, Đồi, Đồi Mới, Bệ, Nghẹ 1, Nghẹ 2 phải đưa con em mình đi vòng khoảng 3 đến 7km xuống tận cuối xã đến trường.
Với những gia đình neo người, bố mẹ bận rộn việc làm nông không có thời gian đưa con em mình tới trường, các em vẫn liều lĩnh “vượt suối” đến trường.
Các em vẫn liều lĩnh “vượt suối” đến trường |
Hè năm ngoái, một học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Lỗ Sơn đã bị nước cuốn trôi, may mắn được người dân chăn nuôi cá lồng kịp cứu vớt.
Nguy hiểm là vậy, nhưng nhiều học sinh vẫn tìm cách vượt suối đến trường vì đi đường vòng quá xa, thường hay trễ giờ vào lớp.
Lội qua suối sẽ nhanh hơn đi đường vòng nên người dân và cả các em học sinh đều chọn cách này |
Không có cầu các em học sinh đến trường nếu không đi đường vòng từ 3 đến 7 km, phải lội qua con suối rộng và sâu.
Mùa đông giá rét, mùa mưa bão các em phải lội qua dòng suối chảy xiết, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho tính mạng các em.
Các bậc phụ huynh và thầy cô nơi đây rất lo ngại về vấn đề này.
Trường Tiểu học Lỗ Sơn có 295 học sinh, chia làm 10 lớp. Trong đó có 50% học sinh thường trú ở 6 xóm vùng ngoài, muốn đến trường phải đi đường vòng xa xôi, còn không thì lội suối bất chấp nguy hiểm rình rập.
Học sinh lội suối bất chấp nguy hiểm rình rập |
Ông Bùi Văn Nượm – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lỗ Sơn cho biết, xã có khoảng 800 hộ thì có tới 40% là hộ nghèo.
Có muốn vận động người dân “hỗ trợ” làm mặt bằng cầu xóm Bệ cũng khó.
“Nhắc nhở phụ huynh và học sinh nhiều lần nhưng học sinh vẫn tìm cách băng qua suối rộng nước sâu đề đến trường gần nhất…”, bà Đinh Thị Trường – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lỗ Sơn cho biết thêm.
Tháng 12/2016, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản số 7006 báo cáo Bộ Giao thông Vân tải xin Chủ trương xây dựng cầu mới thay thế cầu treo xóm Bệ xã Lỗ Sơ đã được chấp thuận trong danh sách cầu treo dân sinh.
Cụ thể: Khẩu độ nhịp 40m, khổ cầu bề rộng 2,5m, đường dẫn cầu mỗi bên dài 20m, xuất vốn đầu tư khoảng 2,04 tỉ đồng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị quản lý dự án LRAMP cố gắng khởi công cây cầu vào đầu năm 2017.
Những nhịp cầu trống huơ trống hoắc |
Nhưng đến nay, vẫn chỉ là cảnh tượng hoen gỉ sắt của những nhịp cầu trống huơ trống hoắc.
Đứng trên bờ cũng dễ dàng nhìn xuyên qua, thấy dòng nước chảy xiết của dòng suối Cái lầm lì trôi như đang thách thức sự chịu đựng đáng thương của chính quyền địa phương và người dân xã Lỗ Sơn.