Hirofumi Tanaka, giáo sư của Viện nghiên cứu sinh học và là giám đốc của Phòng nghiên cứu Tim mạch tại ĐH Texas (Austin, Mỹ) cho biết, cả chạy và đi xe đạp đều là hình thức tập luyện tuyệt vời. Cả hai đều là các hoạt động tập thể dục nhịp điệu liên quan đến cơ bắp thân dưới.
Tuy nhiên, cũng có một vài sự khác biệt giữa hai hình thức. Và điều này có ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
Theo tiến sĩ Tanaka, chạy tiêu tốn nhiều calo mỗi phút hơn là đi xe đạp, và sự thon gọn của cơ thể cũng khác nhau tùy thuộc vào cường độ tập.
Theo tính toán của Ameriacan College of Sports Mediacie, một người nặng 68 kg chạy bộ 1,5 km trong 7 phút sẽ đốt khoảng 1.000 calo mỗi giờ.
Nhưng cũng người đó, đi xe đạp với vận tốc 25-27 km/h sẽ đốt khoảng 850. Trong khi đó đi bộ đòi hỏi năng lượng ít, chỉ khoảng 360 calo mỗi giờ với tốc độ 6 km/h.
Chạy bộ hay đi xe đạp quá sức có thể dẫn đến mất cảm giác ngon miệng tạm thời
Trong một nghiên cứu sức khỏe được công bố gần đây, nam giới được chỉ định chạy bộ khoảng một giờ mỗi ngày hoặc có thể thay bằng đạp xe với cùng thời lượng.
Trong cả hai hoạt động, nồng độ ghrelin trong máu, một hormone kích thích cảm giác thèm ăn, tương đương nhau.
Nhưng chạy có nhược điểm là rất dễ bị chấn thương. Trong khi đó, đi xe đạp lại nhẹ nhàng.
Tiến sĩ Tanaka cho biết thêm, đi xe đạp là một hoạt động không có dồn trọng lượng nên sẽ tốt hơn cho đầu gối và khớp của bạn.
Tuy nhiên, bất kỳ tập luyện nào cũng giúp bạn cải thiện sức khỏe, đặc biệt nó gắn liền với giảm nguy cơ các bệnh mãn tính và tăng tuổi thọ.
Tiến sĩ Tanaka nói, không thể nói bài tập thể dục nào là tốt hơn, bởi nó phụ thuộc vào mỗi cá nhân.
Nếu bạn bị khớp thì có thể chọn cách đi xe đạp, còn nếu bạn không thể đi xe đạp thì chạy cũng là một lựa chọn tốt.
Hoạt động thể chất luôn tốt cho sức khỏe. Vì vậy hãy lựa chọn cho mình một một loại hình vận động ưa thích và gắn bó với nó để có kết quả tốt nhất.