Đáng chú ý, nếu tính riêng nợ ngắn hạn (khoản gây áp lực nhất với DN), có khoảng 16 cổ phiếu (CP) của các DN đang “cõng” trên lưng nợ ngân hàng từ 1.000 tỉ đồng đến 3.000 tỉ đồng.
Điểm mặt các chủ nợ lớn Cty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) niêm yết trên sàn HoSE là đơn vị đứng đầu danh sách với số nợ 3.856 tỉ đồng, chiếm hơn một phần ba vốn chủ sở hữu. Trong đó, khoản vay ngân hàng lên đến hơn 3.728 tỉ đồng, chiếm gần 97% tỉ trọng. Phần ít ỏi còn lại là nợ dài hạn sắp phải trả, khoảng 128,3 tỉ đồng. Dù vậy, số nợ này của HPG đã giảm 15% so với mức 4.555 tỉ đồng so với đầu năm. Hiện tại, vốn chủ sở hữu của HPG đạt 8.005 tỉ đồng, tổng tài sản lên tới trên 17.716 tỉ đồng.
Điểm mặt các chủ nợ lớn Cty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) niêm yết trên sàn HoSE là đơn vị đứng đầu danh sách với số nợ 3.856 tỉ đồng, chiếm hơn một phần ba vốn chủ sở hữu. Trong đó, khoản vay ngân hàng lên đến hơn 3.728 tỉ đồng, chiếm gần 97% tỉ trọng. Phần ít ỏi còn lại là nợ dài hạn sắp phải trả, khoảng 128,3 tỉ đồng. Dù vậy, số nợ này của HPG đã giảm 15% so với mức 4.555 tỉ đồng so với đầu năm. Hiện tại, vốn chủ sở hữu của HPG đạt 8.005 tỉ đồng, tổng tài sản lên tới trên 17.716 tỉ đồng.
Thống kê nợ ngắn hạn của các DN tính đến 30/6/2012 |
Dự án nghìn tỷ Park City HN thành bãi... trồng cỏ sau 2 năm khởi công
Vay cổ đông từ 1 tỷ: "Sức khỏe" tài chính Quốc Cường Gia Lai có vấn đề
4 CP của các DN niêm yết trên sàn có mức nợ trên 2.000 tỉ đồng gồm: Tổng Cty Khí Việt Nam (mã chứng khoán GAS) niêm yết trên sàn HoSE, Tổng Cty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí VN (mã chứng khoán PVS) niêm yết trên sàn HNX, Cty cổ phần Hùng Vương (mã chứng khoán HVG) niêm yết trên HoSE, Tổng Cty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (mã chứng khoán PVD) niêm yết trên HoSE. 10 CP của các DN còn lại trong danh sách có mức nợ ngắn hạn trên 1.000 tỉ đồng như: Tổng Cty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng VN (mã chứng khoán VCG) niêm yết trên sàn HNX, Tổng Cty cổ phần Xây lắp Dầu khí VN (mã chứng khoán PVX) niêm yết sàn HNX, Cty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (mã chứng khoán PLC) niêm yết trên HNX... Theo báo cáo tài chính, đơn vị có mức nợ đáng báo động nhất là AVF khi khoản nợ ngắn hạn đạt trên 1.200 tỉ đồng, trong khi đó, vốn chủ sở hữu của DN này chỉ vỏn vẹn 417 triệu đồng, tổng tài sản đạt hơn 1.700 tỉ đồng, thấp hơn số nợ ngắn hạn sắp tới ngày thanh toán. Chuyên viên kiểm toán Nguyễn Bình Khanh phân tích: "Vấn đề nợ cao hay thấp không quan trọng, điểm cần chú ý ở đây là tương quan của nó với khả năng sinh lời của tài sản”. Theo ông Khanh, con số của các khoản nợ chưa nói lên được điều gì nếu đây là những DN làm ăn tốt, sản xuất sản phẩm bình thường, tài sản vẫn có khả năng sinh lời thì vấn đề nợ nần vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, ông Khanh cũng nhấn mạnh, những khoản nợ này sẽ đáng báo động nếu như chúng nằm ở DN bất động sản, chứng khoán... Đây là những ngành chi phí tài chính sẽ tiếp tục gia tăng, tới mức bào mòn lợi nhuận DN. Không chỉ vậy, với nền lãi suất cao, đầu ra khó khăn thì khả năng mất thanh khoản là rất lớn.
Áp lực lãi vay ngân hàng Ước tính tổng nợ trên tổng tài sản của các DN niêm yết (trừ khối tài chính ngân hàng) trên sàn HNX khoảng 70%, trên sàn HoSE là 53,7% (Theo công bố của HNX và HoSE). Hiện lãi suất cho vay của ngân hàng đã giảm nhưng chi phí lãi vay đã trở thành gánh nặng quá lớn đối với nhiều DN. Ước tính tổng nợ trên tổng tài sản của các DN niêm yết (trừ khối tài chính ngân hàng) trên sàn HNX khoảng 70%, trên sàn HoSE là 53,7%. TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng (trường ĐH Mở TP HCM), nhận xét trong khi lãi vay ngân hàng quá cao thì ước tính lợi nhuận cả năm của nhiều DN chỉ ở mức 10-15%. Lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi, trong khi tỉ lệ nợ quá cao là rủi ro lớn trong hoạt động của DN. Vì vậy, các DN phải tái cơ cấu lại nguồn vốn để giảm tỉ lệ nợ xuống thấp hơn mức 50% nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động. Thế nhưng giảm tỉ lệ nợ bằng cách nào mới là bài toán đau đầu của DN. Tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới cũng khó khả thi khi thị trường chứng khoán đang trầm lắng. Do vậy, việc bán bớt một số tài sản để trả nợ hiện đang là giải pháp nhiều DN lựa chọn. Nhưng không phải DN nào cũng thực hiện được giải pháp bán tài sản. Theo nhiều chuyên gia, việc tái cơ cấu nguồn vốn của DN là cần thiết trong tình hình khan hiếm nguồn vốn. Ban Giám đốc DN cần phải xem xét và có thể giảm bớt những tài sản không hiệu quả, giảm chi phí hàng tồn kho... để quay vòng nguồn vốn nhanh hơn. Từ đó có thể giúp giảm được nguồn vốn đi vay trong khi vẫn đảm bảo duy trì sản xuất. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, diễn biến chung của nền kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn nhiều khó khăn. Điều đó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các DN từ nay đến hết năm 2012. Vì vậy, DN nào sử dụng càng nhiều nợ vay hoặc không quản trị được tình hình tài chính hiệu quả thì con đường thua lỗ thậm chí phải phá sản là điều khó tránh khỏi.
Áp lực lãi vay ngân hàng Ước tính tổng nợ trên tổng tài sản của các DN niêm yết (trừ khối tài chính ngân hàng) trên sàn HNX khoảng 70%, trên sàn HoSE là 53,7% (Theo công bố của HNX và HoSE). Hiện lãi suất cho vay của ngân hàng đã giảm nhưng chi phí lãi vay đã trở thành gánh nặng quá lớn đối với nhiều DN. Ước tính tổng nợ trên tổng tài sản của các DN niêm yết (trừ khối tài chính ngân hàng) trên sàn HNX khoảng 70%, trên sàn HoSE là 53,7%. TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng (trường ĐH Mở TP HCM), nhận xét trong khi lãi vay ngân hàng quá cao thì ước tính lợi nhuận cả năm của nhiều DN chỉ ở mức 10-15%. Lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi, trong khi tỉ lệ nợ quá cao là rủi ro lớn trong hoạt động của DN. Vì vậy, các DN phải tái cơ cấu lại nguồn vốn để giảm tỉ lệ nợ xuống thấp hơn mức 50% nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động. Thế nhưng giảm tỉ lệ nợ bằng cách nào mới là bài toán đau đầu của DN. Tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới cũng khó khả thi khi thị trường chứng khoán đang trầm lắng. Do vậy, việc bán bớt một số tài sản để trả nợ hiện đang là giải pháp nhiều DN lựa chọn. Nhưng không phải DN nào cũng thực hiện được giải pháp bán tài sản. Theo nhiều chuyên gia, việc tái cơ cấu nguồn vốn của DN là cần thiết trong tình hình khan hiếm nguồn vốn. Ban Giám đốc DN cần phải xem xét và có thể giảm bớt những tài sản không hiệu quả, giảm chi phí hàng tồn kho... để quay vòng nguồn vốn nhanh hơn. Từ đó có thể giúp giảm được nguồn vốn đi vay trong khi vẫn đảm bảo duy trì sản xuất. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, diễn biến chung của nền kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn nhiều khó khăn. Điều đó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các DN từ nay đến hết năm 2012. Vì vậy, DN nào sử dụng càng nhiều nợ vay hoặc không quản trị được tình hình tài chính hiệu quả thì con đường thua lỗ thậm chí phải phá sản là điều khó tránh khỏi.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Theo Diễn đàn doanh nghiệp