Trong khuôn khổ tuần lễ APEC, theo nhận định của nhiều hãng thông tấn thế giới, Việt Nam đang trỗi dậy từ cả ba trụ cột: kinh tế tư nhân, FDI và quan trọng hơn cả là từ cải cách mạnh mẽ của Chính phủ.
Nói như ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, những ưu tiên mà Việt Nam đề xuất cho năm APEC 2017 đã nhận được sự ủng hộ của các nền kinh tế - không chỉ phù hợp với nhu cầu của APEC, mà còn xuất phát từ chính nhu cầu nội tại và đều là những vấn đề mang tính “sống còn” của Việt Nam.
Tân Hiệp Phát đang tìm kiếm một đối tác hoặc một nhà đầu tư chiến lược, nhằm tăng tỷ lệ xuất khẩu lên đến 10% vào năm 2023. ảnh: DĐNN. |
Lực hút từ thị trường tài chính
Theo tờ FinanceAsia, thị trường chứng khoán đã một lần nữa trở lại với đỉnh cao của thập niên trước, chạm mức 827.72 điểm vào ngày 17/ 10.
Mức tăng trưởng 25.67% trong một năm, Việt Nam đã vượt trội so với tất cả các nước trong khối ASEAN, cũng như các thị trường phát triển khác lân cận Trung Quốc.
Với quy mô dân số tiệm cận 100 triệu người, trong đó 60% có độ tuổi dưới 35, là nguồn lao động trẻ, chất lượng; có sự ổn định chính trị, kinh tế, thể chế chính sách đang được cải thiện… là lợi thế của Việt Nam khi tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động lâu dài, phát triển.
Đối với thị trường chứng khoán, Chính phủ đã và đang coi trọng việc phát triển, đóng vai trò huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Hơn thế, nhiều tờ báo quốc tế cũng đánh giá, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây và sẽ có bước phát triển đột phá trong các năm tới.
Việt Nam sẽ tập trung ổn định vĩ mô để phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm 2017 và duy trì đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo; thâm hụt ngân sách dưới 4%; nợ công duy trì dưới 65%; lạm phát dưới 5%;
Tập trung cải cách hệ thống tài chính tiền tệ, trong đó cải cách hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tài khóa ổn định;
Cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước), thực thi kiên quyết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm thiểu việc Nhà nước can thiệp vào việc kinh doanh, trao vai trò kinh doanh cho tư nhân và coi việc phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế.
Thời điểm năm 2006, toàn thị trường chỉ có 192 doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch và có duy nhất 1 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD.
Đến nay, thị trường đã có trên 700 doanh nghiệp niêm yết, 640 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, trong đó có 23 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD.
Đến thời điểm hiện tại của năm 2017, VN Index tiếp tục tăng trưởng thêm 24,5%, trong khi HNX Index tăng trưởng 36%.
Thanh khoản của Thị trường chứng khoán đã tăng 50%, từ mức 3.000 tỷ đồng/phiên trong năm 2016 lên mức 4.500 tỷ đồng/phiên trong năm 2017.
Cũng theo FinanceAsia mặc dù có quy mô khiêm tốn khoảng 124 tỷ USD và xếp hạng ở thị trường cận biên, nhưng những con số nêu trên là bằng chứng cho thấy sự phát triển vượt bậc và sức hấp dẫn ngày càng tăng của thị trường chứng khoán, một trong những thị trường vốn lớn nhất Việt Nam.
Cụ thể, đã có hơn 1,8 triệu tài khoản giao dịch được mở, trong đó có trên 21.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.
Kết quả này đã được ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia Tổ chức Tài chính quốc tế IFC, khẳng định: “Kỳ tích trong thu hút FDI phần nào minh chứng việc chuyển dịch mô hình kinh tế thành công của Việt Nam.
So với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là quốc gia có nền chính trị cực kỳ ổn định.
Đây chính là yếu tố nhà đầu tư nước ngoài đặt lên hàng đầu khi quyết định đầu tư vào quốc gia nào đó”.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, có cơ cấu ngày càng vững chắc và hoàn thiện.
Vốn hóa của thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu đã đạt mức trên 100% GDP, so với mức 130% GDP của dư nợ tín dụng ở thời điểm hiện tại, cho thấy thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam đang từng bước đạt được cơ cấu cân bằng, vững chắc hơn so với trước đây.
Đến nay, thị trường chứng khoán đã có trên 700 doanh nghiệp niêm yết, 640 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, trong đó có 23 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD.
Hơn thế, chủ trương và kế hoạch cụ thể đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới của Chính phủ sẽ cung cấp một lượng hàng hóa có chất lượng cho thị trường.
Từ nay đến cuối năm, một số Doanh nghiệp sẽ được đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa như PV Oil, PV Power, Vinataba và thực hiện đẩy mạnh bán cổ phần tại Sabeco và Vinamilk.
Như vậy, trong thời gian 1-2 năm tới, hàng trăm doanh nghiệp nhà nước sẽ được thực hiện cổ phần hóa và tham gia niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, chắc chắn sẽ tăng trưởng về quy mô và tạo ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đặc biệt, Stocker cho biết thêm, nhiều nhà quản lý quỹ thị trường mới nổi hiện đang tìm kiếm các thị trường cận biên cho những viên ngọc tiềm năng tiếp theo như Việt Nam.
Kinh tế tư nhân - Giá trị mới của Việt Nam
Ông Barry Weisblatt, Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại VietCapital Securities nhấn mạnh:
Dòng vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài là 641 triệu USD vào các cổ phiếu niêm yết và 819 triệu USD vào trái phiếu chính phủ trong 9 tháng tính đến cuối tháng 9.
Theo các chuyên gia và nhận định của nhiều tổ chức quốc tế, điều đó có được là bắt nguồn từ những hành động quyết liệt của Thủ tướng trong việc cải cách thể chế, chống tham nhũng và “sự trọng thị trong việc thu hút các nhà đầu tư” – dù trong nước hay ngoài nước.
Tuy vậy, các chuyên gia trong nước và FinanceAsia đều khẳng định chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm rất nhiều ở khu vực kinh tế tư nhân.
Đồng quan điểm, theo Oxford Economics, mức tăng trưởng của Việt Nam trong suốt thập kỳ qua luôn ở mức trên 6%, đạt mức 6,2% trong năm 2016 và do đó duy trì tốc độ trên 6% mỗi năm cho đến thập kỷ tiếp theo là một kỳ tích.
Nhưng theo Oxford Economics “con đường để Việt Nam phát triển hiện tại lại hoàn toàn khác biệt so với quá khứ, ngày càng xoay quanh các doanh nghiệp tư nhân”.
Với góc nhìn “người trong cuộc”, ông Trần Quí Thanh – Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP Group) cũng cảm nhận được sự kỳ vọng của Chính phủ.
Ông Thanh cho rằng: “Thủ tướng đã 'bật đèn xanh' cho kinh tế tư nhân được đánh giá một cách công bằng và thấy rõ vai trò trong phát triển đất nước”.
Tuy vậy, theo ông Trần Quí Thanh, nếu các thị trường được hình thành và vận hành một cách hoàn chỉnh hơn, Tân Hiệp Phát tin rằng, sức bật của kinh tế tư nhân sẽ lớn hơn rất nhiều, chứ không chỉ dừng ở mức 100 doanh nghiệp tư nhân đang ở mức tầm vóc lớn như hiện nay.
Ông Bang Trinh – Giám đốc quốc gia của Morgan Stanley nhận định: "GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi từ 2009 để lên đến con số 2.200 USD ngày hôm nay.
Nền tảng thịnh vượng đó là đủ cao để thực sự đẩy nhanh việc viện trợ vốn GDP của Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, nơi GDP bình quân đầu người đạt mức trên 5.000 USD.
Và phần vốn đó từ phân khúc tư nhân cũng đang ngày càng phát triển".
Dẫn chứng từ Tập đoàn Tân Hiệp Phát, theo Euromonitor "THP Group đã đánh bại các công ty đa quốc gia phương Tây như Coca-Cola và Pepsi trong thập niên 2.000 để dẫn đầu với thị phần 31% trong phân khúc trà đóng chai trong năm 2016.
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp phục vụ hàng tiêu dùng tương đồng, ông Trần Quí Thanh hiện đang khao khát nhân rộng thành công mình có tại các quốc gia láng giềng”.
Dr.Thanh có các mục tiêu lợi nhuận đầy tham vọng: 1 tỷ USD vào năm 2023 và 3 tỷ USD trong năm 2027 - so với con số 500 triệu USD vào năm 2016.
Tân Hiệp Phát đang tìm kiếm một đối tác hoặc một nhà đầu tư chiến lược, người sẽ giúp THP tăng tỷ lệ xuất khẩu lên đến 10% vào năm 2023 – Euromonitor cho biết và khẳng định rằng, đó cũng là cách “đứng lên vai những người khổng lồ”.
Và điều đó cũng lý giải vì sao Nhà nước coi kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế.