Giá vàng bật tăng phiên cuối tuần
Theo thông tin từ Vnexpress, sau chuỗi ngày giảm giá liên tiếp, mở cửa ngày hôm nay, các doanh nghiệp Hà Nội công bố mỗi lượng vàng miếng quanh 42,42-42,64 triệu đồng, tăng 90.000 đồng thu mua và bán ra so với đầu ngày 20/4. Tại TP HCM, giá mua vào tương đương Hà Nội, nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng, ở 42,62 triệu đồng.
Giá vàng tăng nhẹ, lên sát 42,62 triệu đồng mỗi lượng trong sáng nay. Ảnh: Lệ Chi |
Mua bán lẻ vàng miếng SJC tại địa bàn Hà Nội là 42,55-42,65 triệu đồng. Trong khi bán buôn của đơn vị này quanh mức 42,56-42,63 triệu đồng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay hôm thứ Sáu không có nhiều biến động. Giá chủ yếu xoay quanh vùng 1.640-1.645 USD mỗi ounce, sau đó chốt tuần tại mốc 1.642,40 USD.
Nếu căn cứ theo tỷ giá 20.850 đồng, mỗi lượng vàng thế giới quy đổi hiện tương đương với 41,29 triệu đồng. Như vậy, chênh lệch giá vàng nội và ngoại hiện nay còn khoảng 1,1-1,3 triệu đồng mỗi lượng.
TP HCM: Vé xe khách dịp 30/4 - 1/5 có thể tăng giá đến 60%
Theo nguồn tin từ Dân Trí, lãnh đạo Bến xe Miền Đông cho biết là các doanh nghiệp ủy thác cho bến xe bán vé, kinh doanh vận tải các tuyến thuộc tỉnh Bình Thuận đến Đà Nẵng; tuyến khu vực Tây Nguyên và khu vực Miền Tây đề nghị phụ thu 40% giá cước cơ bản để bù đắp chi phí chiều xe chạy rỗng. Thời gian bắt đầu từ ngày 27/4 – 29/4.
Doanh nghiệp tự bán vé có thể tăng đến 60% so với giá vé ngày thường (Ảnh: Dân Trí) |
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải tự bán vé (xe thương hiệu) có thể tự xây dựng và kê khai giá cước, không phụ thuộc vào mức tăng chung trên của bến xe. Nhưng giá vé mới áp dụng trong dịp lễ này của các doanh nghiệp tự bán vé không được vượt quá 60% giá vé ngày thường.
Tính đến thời điểm hiện nay, nhiều hãng xe thương hiệu như Cúc Tùng, Phương Trang, Thành Bưởi… đã bắt đầu bán trước vé xe đi lại dịp lễ, nhiều chuyến đi trong các ngày cao điểm đã hết vé. Tuy nhiên, giá vé hầu hết đều chỉ tăng trên dưới 40% so với ngày thường, chưa có hãng nào đề xuất tăng đến 60%.
Công ty Bình An trả thêm gần 350 tỉ đồng tiền nợ
Sáng 21-4, ông Trần Văn Trí cho biết vừa ký công văn gửi lãnh đạo thành phố Cần Thơ, Tổng cục An ninh (Bộ Công an) để báo cáo tình hình khắc phục nợ tính đến thời điểm 20-4. Theo thông tin từ Tuổi trẻ Online.
Trong báo cáo này, công ty đã thanh lý một số tài sản để trả nợ tiền cá cho gần 40 hộ dân và doanh nghiệp với số tiền trên 47,5 tỉ đồng, nợ vay ngân hàng giảm 300 tỉ đồng và chi trả lương tháng 3-2012 cho công nhân khoảng 2,3 tỉ đồng.
Ông Trần Văn Trí tại một buổi họp tìm phương án trả nợ cho nông dân (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Ngày 18-4, Công ty Bình An tổ chức buổi họp các hộ nông dân dưới sự tham dự của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính, lãnh đạo Ban quản lý Khu công nghiệp Trà Nóc 2, thành phố Cần Thơ, thống nhất phương án xử lý nợ tiền cá đối với các hộ nông dân và các doanh nghiệp với số tiền gần 240 tỉ đồng.
Theo ông Trí, công ty đang đẩy nhanh tiến độ hoạt động nhà máy nước uống colagen, nhà máy giá trị gia tăng (trong tháng 4-2012) để đảm bảo công ăn việc làm cho một số công nhân lao động, từng bước tháo gỡ khó khăn.
Ngân hàng dồn vốn ngàn tỷ dồn cho BĐS
Nguồn tin từ Vef cho biết, sau hơn 1 tuần thăm dò và chuẩn bị, các ngân hàng đã lần lượt tung ra các gói cho vay ưu đãi dành cho DN. Trong đó, khối bất động sản dường như nhận được sự ưu ái hơn cả.
Cụ thể, BIDV sẽ dành một khoản tín dụng trị giá 4.000 tỷ đồng dành cho vay mua nhà. Thời hạn bắt đầu từ 1/5/2012với lãi suất hấp 16%/năm, thời gian vay có thể đến 15 năm, mức cho vay lên tới 85% giá trị căn nhà. Ngoài việc hỗ trợ nguồn vốn mua nhà, BIDV sẽ kết hợp chủ các dự án để có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng mua nhà.
Ngân hàng dồn vốn ngàn tỷ dồn cho BĐS (Ảnh: Vef) |
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) thông báo dành nguồn vốn 2.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu và các khách hàng cá nhân vay mua, xây sửa chữa nhà.
Techcombank dành nguồn tín dụng lên đến 4000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp với mức lãi suất áp dụng chỉ còn từ 15% trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nông nghiệp nông thôn, hàng tiêu dùng thiết yếu, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng truyền thống.
Và còn nhiều ngân hàng khác cũng dành nguồn vốn hàng nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp.
Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam có thể đạt 20 tỷ USD
Theo Vneconomy đưa tin, trên cơ sở thông tin Chính phủ vừa công bố, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện có thể đã đạt khoảng 20 tỷ USD.
Nếu tính theo kim ngạch nhập khẩu bình quân mỗi tuần trong năm 2011 thì dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện ở khoảng 20 tỷ USD; còn nếu tính bình quân tuần nhập khẩu trong quý 1/2012 thì ở mức khoảng 18,5 tỷ USD.
Theo đánh giá của IMF, quy mô dự trữ ngoại tệ cần đạt từ 12 - 14 tuần nhập khẩu mới được xem là đủ. (Ảnh: Veconomy) |
Những con số dự tính trên đều cao hơn mức khoảng 17 tỷ USD vào cuối quý 1/2012 mà chuyên gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra hồi đầu tháng này.
Ngoài thông tin trên, báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, cán cân thanh toán quốc tế trong quý 1/2012 tiếp tục có diễn biến tích cực. Cán cân vãng lai thặng dư ước gần 2 tỷ USD, cán cân vốn và tài chính cũng thặng dư… dẫn đến cán cân thanh toán tổng thể quý 1/2012 ước thặng dư 2 tỷ USD (cùng kỳ thâm hụt 126 triệu USD).
Ngân quỹ IMF ngăn khủng hoảng lên tới 430 tỷ USD
Nguồn tin từ Vietnam+ cho biết, quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã gây được 430 tỷ USD vào khoản ngân quỹ ngăn chặn khủng hoảng, với việc Trung Quốc và các nước mới nổi thuộc nhóm BRICS cam kết đóng góp bất chấp quan ngại rằng khoản tiền trên sẽ lại được sử dụng để cứu trợ các nước thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone).
Phát biểu sau hội nghị giữa IMF và bộ trưởng tài chính các nước G-20, Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde cho biết: "Chúng tôi đã có những khoản cam kết trị giá 430 tỷ USD. Con số này gần gấp đôi khả năng cho vay của quỹ... cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế nhằm đảm bảo ổn định tài chính toàn cầu và đặt sự phục hồi của kinh tế thế giới vào nền tảng vững chắc hơn."
Nhóm BRICS và một số nền kinh tế tầm trung đã cam kết đóng góp 68 tỷ USD, dù các con số cụ thể không được đề cập đến.
Mexico là "bệ phóng" cho hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, Canada
Theo nguồn tin từ TTXVN, phát biểu tại Diễn đàn khuyến khích thương mại và đầu tư Mexico-Trung Quốc ngày 19/4 tại thủ đô Mexico, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh nhấn mạnh Trung Quốc mong muốn và có kế hoạch mở rộng quan hệ thương mại với Mexico trong thời gian tới.
Trung Quốc không nhìn nhận Mexico là một trường đơn lẻ, mà Mexico là một "bệ phóng"cho hàng hóa Trung Quốc vào thị trường Mỹ và Canada thông quan Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA). (Ảnh: Cafef) |
Trung Quốc không nhìn nhận Mexico là một trường đơn lẻ, mà Mexico là một "bệ phóng"cho hàng hóa Trung Quốc vào thị trường Mỹ và Canada thông quan Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
Bộ trưởng Trần Đức Minh thông báo trong năm 2011, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt trên 58 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Trung Quốc chiếm trên 52 tỷ USD và xuất khẩu của Mexico chưa tới 6 tỷ USD.
Hiện nay Mexico xuất sang Trung Quốc các loại dầu ăn, dầu thô, quặng đồng, chì, sắt và kẽm, và mua máy tính và phụ kiện, điện thoại và linh kiện kèm theo.
Hương Trà (tổng hợp)