Coi thường “Thượng đế” Sau chuyến công tác trở về, bật tivi xem thời sự, chị T (sinh sống tại tòa nhà Keangnam,Từ Liêm, Hà Nội) cảm thấy rất bực bội khi thiết bị này không thể kết nối với đường cáp của đài truyền hình mà chị vẫn thường sử dụng. Gọi lên tổng đài của Công ty Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam (CEC, thuộc VTC), nơi chị T đăng ký lắp đặt truyền hình cáp, đầu dây không có tín hiệu trả lời. Tìm hiểu qua báo chí, chị được biết cách đây ít lâu, CEC đã “bán” toàn bộ thuê bao của mình sang mạng của Công ty Truyền hình cáp Việt Nam (thuộc VTV). Và hai đơn vị này đã có thông báo kèm hợp đồng mới tới thuê bao.
VCTV mở ra rất nhiều đợt khuyến mãi để hút khách hàng, nhưng dường như thực tế thì triển khai lại đang... "có vấn đề." (Ảnh: Vietnam+) |
“Thật nực cười. Nếu họ gửi thông báo tới tất cả thuê bao thì tại sao nhà tôi lại không nhận được, trong khi các loại thư tín khác vẫn được gửi tới thường xuyên. Đấy là chưa kể, tôi luôn là khách hàng đóng tiền trọn gói cả năm, không hề nợ cước", chị T bức xúc. Vị khách hàng này cũng cho hay, sau khi biết được đường cáp tới nhà mình đã thuộc về VCTV, chị lập
Cho Viettel, VNPT được làm truyền hình cáp nhưng không được độc quyền
Truyền hình trả tiền: Lạ lùng những bước tiến...lùi!
Dự định đầu tư truyền hình cáp: Viettel, VNPT, FPT bị phản ứng dữ dội
tức gọi điện lên tổng đài 19001515 của công ty này. Tuy nhiên, phải mất rất nhiều cuộc gọi, chị mới tiếp cận được cô nhân viên của tổng đài. Khi biết được yêu cầu của khách, nhân viên của VCTV đã ghi đầy đủ thông tin phản ánh từ khách hàng cũng như không quên “quảng cáo” thêm dịch vụ. Sau khi chị T đồng ý lắp đặt dịch vụ K+, HD và nói sẽ trả luôn tiền phí trong vòng 1 năm, lắp cho 2 tivi, cô nhân viên nọ nói sẽ chuyển tới bộ phận kỹ thuật để xuống lắp đặt. Cùng đó, cô cũng rất nhiệt tình cộng hết các khoản chi phí khách hàng cần phải đóng. Song đợi tới 10 ngày mà vẫn chưa thấy có người của VCTV tới, chị T lại tiếp tục gọi điện, lại có một nhân viên khác trả lời, ghi lại thông tin theo đúng quy trình của 10 ngày trước đó và cũng hẹn y như vậy. Nhưng đã 4 ngày trôi qua, chị T không nhận được bất cứ một hồi âm nào, dù chỉ là một cú điện thoại. “Tôi ở ngay trung tâm Hà Nội, cách VCTV không xa mà họ rất thờ ơ. Có vẻ như hiện tại, họ đang chiếm lợi thế khi là đơn vị cung cấp truyền hình cáp lớn nhất miền Bắc nên không coi khách hàng ra gì", chị T nói. Nhiều khách hàng ở khu vực Mễ Trì Hạ (Từ Liêm) cũng phản ánh với phóng viên những trường hợp tương tự. Một người còn đem so sánh với một doanh nghiệp cung cấp truyền hình trả tiền khác. Khi anh gọi điện đến tổng đài yêu cầu dịch vụ, lập tức được nhân viên nhà đài ghi lại thông tin. Và, ở một thời điểm khác, anh gọi đến tổng đài thì người nhân viên khác cũng nắm được thông tin anh yêu cầu bởi mọi ý kiến của khách hàng đã được lưu lại trên hệ thống. Ông N tại khu chung cư Mễ trì Hạ thì cho biết, tivi nhà ông cũng chuyển từ VTC sang VCTV thì may mắn là được lắp đặt rất nhanh, tuy nhiên tín hiệu sau đó rất tồi. Sau khi ông N gọi vào tổng đài của VCTV nhiều lần yêu cầu bảo hành nhưng cũng không được. Đến khi kết nối được với tổng đài, ông cũng nhận được những những lời hứa sẽ xuống kiểm tra nhưng đến nay cũng bặt vô âm tín. “Tôi đọc trên báo, thấy VCTV quảng cáo ‘chỉ với một sợi cáp rất nhỏ của truyền hình cáp, cánh sóng truyền hình sẽ được phủ sóng rộng khắp mọi nơi: từ thành phố, nông thôn, đến miền núi xa xôi với chất lượng tín hiệu ổn định, sắc nét’ thì thật khó tin quá. Đến ngay trong Hà Nội còn kém thế này…", ông N nói.Tại sao VCTV “không cần” khách? Chị T cũng cho rằng, sở dĩ VCTV coi thường khách hàng như vậy cũng bởi đơn vị này đang nắm thế thượng phong trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, hiện cả nước có trên 40 công ty truyền hình trả tiền. Song trên thực tế, thị trường đang nằm ở một số đơn vị lớn mà tiêu biểu là VTV và đối tác với khoảng 3 triệu thuê bao trên tổng số 4,5 triệu thuê bao trên cả nước (3 đơn vị là VCTV, SCTV, K+). Thời gian qua, người dùng truyền hình trả tiền cũng phải hứng chịu “bão giá” khi VCTV liên tục tăng giá. Gần đây nhất, vào 1/9/2012, đơn vị này đã tăng từ 88.000 đồng lên tới 110.000 đồng/thuê bao. Trong khi dự báo của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông thì dự báo, đến năm 2015 sẽ có 6,4 triệu thuê bao truyền hình trả tiền. Con số này sẽ đạt trên 14,2 triệu vào 2020. Và, doanh thu từ phương thức truyền hình trả tiền sẽ bắt kịp và vượt qua truyền hình quảng bá. (Doanh thu truyền hình quảng bá năm 2012 dự kiến vào khoảng 11.500 tỷ đồng, truyền hình trả tiền là 3.772 tỷ đồng, đến 2020 lần lượt là 17.065 tỷ đồng và 20.478 tỷ đồng). Đây rõ ràng là một mảnh đất béo bở. Song, khi các doanh nghiệp viễn thông như FPT, Viettel, VNPT xin gia nhập, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam lập tức “giãy nảy,” nộp đơn kiến nghị và tìm mọi cách “ngăn sông cấm chợ.” Theo sau Hiệp hội truyền hình, là hàng loạt những tên tuổi mà giới truyền hình thường gọi là "các ông kễnh" như VTV, VCTV, SCTV… cũng nộp đơn ngăn cản các doanh nghiệp viễn thông với đủ các lý lẽ... Trước đó, nguồn tin của Viettel cho biết, với lợi thế hạ tầng sẵn có, đơn vị này có thể dễ dàng cung cấp truyền hình trả tiền giá thành hợp lý về vùng nông thôn-điều mà các đơn vị truyền hình cáp hiện có chưa thể làm được. Nhìn ở góc độ người tiêu dùng, chị T cho rằng nếu không cạnh tranh sẽ rất khó để những khách hàng như chị nhận được một thái độ phục vụ ân cần của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, mà trường hợp chị đang gặp phải là một ví dụ điển hình. “Ngay cả lắp đặt, lấy tiền và thêm khách hàng họ cũng thờ ơ thì có lẽ họ sẽ không thể nào chăm sóc khách hàng tốt được,” chị T cho là thế.
* Mời độc giả phản ánh về giá cước của các nhà mạng theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Theo Vietnam+