1. Giá trứng gà tăng đột biến Từ ngày 4 đến 11/1, giá trứng gà của CP và Emivest đã tăng 850 đồng/quả và 700 đồng/quả, kéo giá trứng của nhiều doanh nghiệp khác tăng theo, đẩy giá bán lẻ trứng gà trên thị trường lên đến 3.200 - 3.300 đồng/quả. Hai công ty này đã thừa nhận việc tăng giá bất hợp lý và sau đó lần lượt điều chỉnh giảm giá.
Giá trứng gia cầm tăng đột biến trong thời gian qua. |
Chủ trại chăn nuôi gia cầm ước tính sản lượng gà đẻ trứng chỉ còn bằng 35% - 40% so với mọi năm, cộng với rét đậm kéo dài, tiêu thụ phải qua nhiều "cầu", nên giá trứng tại các chợ dân sinh vẫn giữ mức cao chót vót. Dịp cuối năm, trứng không liệt vào hàng tăng giá mạnh như một số mặt hàng Tết thiết yếu, tuy nhiên, hiện giá trứng tại tất các chợ trên địa bàn Hà Nội đều tăng khoảng 30% - 40% so với thời điểm trước đó.2. Thay đổi bao bì, sữa ngoại đua nhau tăng giá Ngày 14/1, nhiều đại lý sữa cho biết Công ty Meadjonson Nutrition Vietnam mới có thông báo tăng giá bán sữa lên 10%, áp dụng từ ngày hôm qua. Lý do tăng giá mà hãng đưa ra là do thay đổi mẫu mã bao bì.
Sữa ngoại đua nhau tăng giá do thay đổi mẫu mã bao bì. |
Mở đầu cho đợt tăng giá sữa trong năm 2013 là việc sữa Dumex tăng giá. Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thái miền Bắc mới đây đã có thông báo sẽ tăng giá các loại sản phẩm Dumex Gold với mức tăng từ 8,5 đến 9% kể từ ngày 2/1/2013. Riêng giá hàng Dumex Mama (bước 0) thì chưa có giá cụ thể. Lần tăng giá gần nhất trước đó của Dumex là từ tháng 2/2012 với mức tăng Trước đó, ngày 1/11/2012, hãng sữa XO của hãng NamYang (Hàn Quốc) do Công ty cổ phần Nam Dương phân phối cũng đã được điều chỉnh giá với mức tăng gần 10%. Cụ thể giá mới sẽ là 229.000 - 277.000 đồng/hộp 400 gram và từ 433.000 - 547.000 đồng/hộp 800 gram (tùy loại). Trong khi đó, đại diện Siêu thị Lotte Mart cũng nhận được thông báo tăng giá lên 10% của hãng Mead Johnson Nutrition Viet Nam. Trước đó ngày 10/1, sữa Dumex cũng tăng giá 10%. Nguyên nhân tăng giá của Dumex theo các đại lý cũng là thay đổi mẫu mã bao bì.3. Phát hiện hạt dẻ, hạt dưa… “3 không” tại chợ Đồng Xuân Cổng sau chợ Đồng Xuân là “thủ phủ” của các loại hạt. Tại đây, người tiêu dùng có thể “vô tư” chọn cho mình những loại hạt “nhấm nháp” phù hợp với sở thích của gia đình vào dịp Tết: sen sấy, hạt điều sấy, hạt bí, hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt dẻ rừng,…
Lấy gì để đảm bảo các mặt hàng "3 không" này không phải hàng Trung Quốc? |
Đầu tháng 1/2013, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chị cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Phòng CSĐT trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP.Hà Nội) đã tổ chức kiểm tra ba xe tải đang tập kết hàng hoá tại cổng chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Qua kiểm tra sơ bộ phát hiện, lô hàng trên gồm các loại quần áo, đồ chơi trẻ em cùng ô mai, mứt, hạt dẻ cười... Đáng chú ý, tất cả các sản phẩm đều có nhãn mác và chữ Trung Quốc. Ai có thể đảm bảo rằng những mặt hàng “nhấm nháp” kia là 100% “make in Việt Nam” khi mà tất cả những thông tin về sản phẩm đều ở chế độ “3 không”? Bao nhiêu phần trăm số hàng Trung Quốc đã “trót lọt” và đang ẩn mình trong những bao tải hàng “trắng” về thông tin kia?.4. Hơn 2 vạn trứng gà hết hạn kiểm dịch vẫn mang đi tiêu thụ Ngày 14/01, Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thành phố Hà Nội và Công an phường Ngô Thì Nhậm khi tuần tra, kiểm soát trên tuyến đường Thi Sách, đã phát hiện ô tô tải mang BKS 30X – 2362 đang vận chuyển trứng gia cầm không xuất trình được giấy tờ hợp lệ. Chiếc xe cũng không niêm phong kẹp chì phương tiện vận chuyển trứng gia cầm theo quy định. Trên xe đang chuyên chở 24 nghìn quả trứng gia cầm.
Hơn 1 tấn trứng gia cầm không hợp lệ vẫn mang đi tiêu thụ. |
Lái xe Lê Văn Nghĩa (SN 1966) trú tại Đông Anh, Hà Nội đồng thời là chủ lô hàng này có xuất trình giấy kiểm dịch do Chi cục thú y tỉnh Bắc Ninh cấp cho công ty TNHH đầu tư và phát triển chăn nuôi Gia Công (địa chỉ Cụm Công nghiệp Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh). Tuy nhiên, giấy kiểm dịch này chỉ có giá trị đến ngày 12/1, đã quá 2 ngày so với quy định.5. Tiêu hủy gần 2 tấn ô mai không đảm bảo VSATTP Theo An ninh thủ đô đưa tin, ngày 17/1, Đội 6, Phòng CSMT, CATPHN phối hợp với đội QLTT số 27, Chi cục QLTTHN tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh, chế biến ô mai tại thôn Đống, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội chuyên gia công ô mai sấu, me, mơ, gừng, mứt dừa các loại.
Khu vực sơ chế ô mai tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh. |
Khi bị lực lượng liên ngành kiểm tra, chủ cơ sở là Đào Huy Sơn chỉ xuất trình được giấy phép kinh doanh. Cơ sở này không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, bản cam kết bảo vệ môi trường cũng như nhiều nguyên liệu đầu vào thu mua đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Cơ quan công an còn phát hiện, thu giữ tại cơ sở một máy dập date, với biểu hiệu thay đổi hạn sử dụng của một số loại mứt, ô mai. Gần 2 tấn mứt, ô mai thành phẩm và nguyên liệu sản xuất ô mai không có hóa đơn chứng từ đã bị thu giữ và mang đi tiêu hủy.6. Công nghệ chế thịt bò khô "siêu bẩn" Ngày 27/8/2012 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm huyện Bình Chánh, TP.HCM đã kiểm tra và bắt quả tang một cơ sở chế biến bò khô siêu bẩn (tại nhà bà Bùi Thị Ngọc Hậu ở tổ 5, ấp 2, xã Vĩnh Lộc A).
Chất phụ gia hương vị bò có nguồn gốc Trung Quốc. |
Toàn bộ quy trình sản xuất và đóng gói bò khô ở đây đều được thực hiện trên nền đất. Bò khô đen được để dưới nền nhà, nhiều thành phẩm đã lên mốc. Dụng cụ sản xuất gồm các bao và rổ cáu bẩn, để trong nhà vệ sinh. Còn hai chiếc nồi to để nấu nguyên liệu đen ngòm, đặc sệt đang bốc khói nghi ngút. Nguyên liệu được dùng để chế biến thịt bò khô ở đây là phế phẩm từ lòng bò, thu mua từ các chợ với giá rất rẻ. Phế phẩm này được ngâm tẩm hóa chất, trộn với nhiều loại nguyên liệu, gia vị, phụ gia không rõ nguồn gốc để chế biến thành khô bò.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Thùy Liễu (tổng hợp)