Những con số biết nói
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2015 lượng thép nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp thép trong nước. Các sản phẩm thép nhập khẩu đa dạng từ tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, thép thanh, thép cuộn…, thực tế Việt Nam đang có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm thép nhập khẩu.
Thống kê của VSA cũng cho thấy, tính chung trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm thép thành phẩm khoảng 13,7 triệu tấn, tăng 22,56% so với năm 2014.
Đáng chú ý, khoảng 1,78 triệu tấn phôi thép đã nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 198% so với năm 2014; hơn 1,62 triệu tấn thép cuộn và dây thép nhập khẩu, trong khi sản xuất thép cuộn trong nước chỉ đạt 1,13 triệu tấn; gần 1,43 triệu tấn tôn mạ kim loại và sơn phủ màu được nhập khẩu, tăng 87,5% so với năm 2014.
Ngành thép trong nước sẽ tiếp tục gặp khó khăn vì thép nhập khẩu từ Trung Quốc - ảng nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp |
Đặc biệt, lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2015 khoảng hơn 8,4 triệu tấn, giá trị hơn 3,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng hơn 60%. Nếu so sánh với năm 2014, lượng thép nhập khẩu năm 2015 tăng trên 57% về lượng và 13,6% về trị giá. Số còn lại là là thép đến từ các thị trường khác, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Cũng theo VSA từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước nhập khẩu hơn 9,6 triệu tấn thép, với tổng kim ngạch hơn 3,4 tỷ USD. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm tới 60% tổng lượng nhập khẩu.
Như vậy, nhập khẩu thép đã tăng khoảng 48% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Một số mặt hàng khác như tôn mạ và sơn phủ màu lượng nhập khẩu cũng đạt mức 730.000 tấn, tăng 68%.
Thép ngoại ồ ạt tràn vào thị trường nội địa khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước lao đao, bởi thị phần tiêu thụ trong nước bị thu hẹp lại. Trong khi đó, sản xuất thép mới chỉ đạt 60% công suất, nhiều doanh nghiệp phải ngưng sản xuất tạm thời, công nhân không đủ việc làm.
Nhà báo bất chính vì phản đối “chọn thép không chọn cá và con người”?Tập đoàn Hoa Sen chưa đủ năng lực xử lý chất thải dự án thép |
Dự báo, thời gian tới, việc tiêu thụ thép sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tình trạng cung vượt xa cầu khiến nhiều doanh nghiệp lớn bị thua lỗ.
Bên cạnh đó, ngành thép trong nước còn đối mặt với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như thép giá rẻ, thép giả danh hợp kim, chứa các nguyên tố hợp kim như Bo, Chrome,… nhằm lách thuế.
Chỉ cần hứa là người dân tin ngay sao?
Dù ngành thép trong nước đang gặp khó khăn nhưng mới đây Tập đoàn Hoa Sen quyết định đầu tư Dự án thép Hoa Sen ở Cà Ná – Ninh Thuận với tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ USD, công suất 16 triệu tấn thép/năm.
Đáng nói hơn, dự án thép của Tập đoàn Hoa Sen gần như chỉ là công xưởng gia công, cán thép vì tất cả máy móc, phôi thép đơn vị này phải mua, không chủ động được nguồn phôi thép.
Theo ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch VSA, vì ngành thép khó khăn nên đầu tư cần tính toán, cân nhắc ở giai đoạn nào, thời điểm nào quy mô và công nghệ ra sao để kiểm soát môi trường và đảm bảo tính cạnh tranh khi sản phẩm ra thị trường.
“Trong giai đoạn hiện nay VSA cũng không khuyến khích đầu tư các dự án ở sản phẩm phôi thép và thép dài. Bởi lượng chênh lệch cung – cầu đang ở mức lớn. Còn với các sản phẩm như thép tấm lá cán nguội, lá cán nguội, tấm cán nóng, thép hợp kim đặc biệt... thì các doanh nghiệp có thể cân đối phát triển, đầu tư thêm, bởi ở nhóm sản phẩm này, chúng ta đang có ưu thế phát triển, xuất khẩu”, ông Hồ Nghĩa Dũng cho biết.
Cũng nói về dự án thép của Tập đoàn Hoa Sen tại Bình Thuận, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, bất cứ dự án nào liên quan tới đóng tàu biển và sản xuất thép đều phải lưu ý, cân nhắc trong thời điểm này.
Có hai lý do mà khi thu hút những dự án thép cần phải cân nhắc, đó là những cảnh bảo dư thừa thép từ thế giới; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và khả năng trở thành bãi rác thải chứa công nghệ lạc hậu cho Trung Quốc.
Hiện nay thế giới đang thừa thép và Việt Nam còn nhiều dự án thép đã được đầu tư nhưng không hiệu quả hoặc đang đầu tư phải bỏ dang dở như dự án thép Quảng Liên ở Dung Quất đã phải thu hồi; dự án nhà máy Gang thép Thái nguyên giai đoạn 2 cũng đang đắp chiếu...
Trong khi đó, hầu hết các nước phát triển sau khi đã trải qua một thời gian dài thu hút, sản xuất thép đến nay đều không còn mặn mà nữa.
Khi nói đến sản xuất thép ai cũng có thể đặt ngay vấn đề về ô nhiễm môi trường, mà chi phí cho bảo vệ môi trường cũng như khắc phục các sự cố về môi trường thông thường rất khó khăn, tốn kém.
Thậm chí, có nhiều phân tích cho thấy rằng, số tiền chi cho môi trường còn lớn hơn gấp nhiều lần so với số tiền thu được từ dự án. Vì vậy, đầu tư, sản xuất thép không còn là lựa chọn của các nước phát triển.
Đứng về phía nhà đầu tư dự án thép Hoa Sen Cà Ná, hiển nhiên không ai lại nói rằng tôi sẽ sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường khi xin đầu tư, tuy nhiên, khi đi vào hoạt động thì lại không thể kiểm soát được.
Vì thế, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nói thẳng, không có chuyện chỉ cần mạnh miệng tuyên bố dư luận hãy yên tâm chúng tôi đã hứa sẽ "không để một giọt nước thải ra biển" và "nếu dự án gây ô nhiễm, chúng tôi sẽ tự đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho nhà nước" là người dân sẽ tin ngay được.
Tại Hội nghị G20 kết thúc vào đêm 5/9, vấn đề thép được các nước quan tâm và thảo luận. Trong đó, đáng chú ý là thông tin Trung Quốc có công suất sản xuất thép tới 1.200 triệu tấn mỗi năm nhưng chỉ dùng 600 – 700 triệu tấn/năm và đang tìm thị trường để tiêu thụ xuất khẩu 600 triệu tấn thép còn tồn kho. “Nếu Hoa Sen xây thêm dự án thép có cạnh tranh được với thép tồn kho của Trung Quốc hay không? Trong khi đó, các Hiệp định thương mại tự do với ASEAN thuế về 0% và các hiệp định với Trung Quốc có hiệu lực thuế mặt hàng thép cũng sẽ giảm dần về 5% liệu có cạnh tranh được?", TS Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi trên Dân Việt. |