Đâm sau lưng
Tháng 5/2013, một doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng đàn “tố” diễn đàn Webtretho có một bài viết phản ánh doanh nghiệp này lừa đảo người tiêu dùng, bán sản phẩm kém chất lượng. Cho dù chưa được kiểm chứng, song thông tin này nhận được nhiều chia sẻ từ các thành viên với thái độ gay gắt.
Khi ấy, chính giám đốc của doanh nghiệp này đã phải than khổ bởi việc mua bán của công ty bắt đầu bị giảm sút nghiêm trọng do khách hàng quay lưng.
Không chỉ Webtretho, diễn đàn Lamchame cũng là nơi bị một số doanh nghiệp “tố” vì những bài viết bôi nhọ. Lãnh đạo của Lamchame khẳng định trên Giaoduc.net rằng các bài viết này do thành viên đăng tải, và doanh nghiệp cần đối chất để được gỡ bài…
Làm một phép thử, phóng viên Vietnam+ rất dễ dàng lập nick và trở thành thành viên của các diễn đàn này và lập “topic” về một chủ đề nào đó. Với số lượng thành viên của Lamchame tính đến sáng 2/11/2013 là 402.662 và Webtretho là 1.314.022, việc đăng tải một chủ đề nói xấu doanh nghiệp nào đó sẽ nhận được rất nhiều ý kiến hoặc lượt xem của thành viên cũng như khách viếng thăm diễn đàn. Và, khi doanh nghiệp biết được mình bị bêu xấu và đối chất để được gỡ bài thì e rằng tổn thất cũng là không nhỏ.
Trong một lần trò chuyện với phóng viên Vietnam+, ông Trần Chiến Bình, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực PR-Marketing cho hay, nếu như trước đây doanh nghiệp làm PR sẽ nhớ tới báo chí đầu tiên, thì hiện nay, cái mà họ nhớ sẽ là mạng xã hội.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc sự lan tỏa của mạng xã hội, diễn đàn là quá lớn. Và khi không mất chi phí, cũng chẳng có ai phát hiện ra chuyện làm “mờ ám” thì việc đâm đằng sau lưng với “dăm câu, ba điều” trên các diễn đàn hẳn không phải không có.
Vô tình… giết doanh nghiệp
Ông Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Truyền thông của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam thì cho rằng, việc nói xấu nhau trên Internet chính là tính mở của thế giới ảo.
Ngoài việc nói xấu đối thủ, theo ông Bình, cũng có việc nhiều người tiêu dùng khi nhận được một thông tin nào đó, hoặc mua phải sản phẩm không tốt… đã vội đưa lên các diễn đàn để nhờ tư vấn, giải đáp hoặc nhằm “cảnh báo” với cộng đồng mạng mà chưa tìm hiểu kỹ. Việc này vô hình chung đã tác động mạnh mẽ tới uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Nói về việc này, ông Trần Nhật Linh, Giám đốc kênh bán hàng Online của chuỗi siêu thị Thegioididong.com thừa nhận với phóng viên Vietnam+ là “cảm thấy bất an về thương mại điện tử vì tình trạng sao chép thông tin, giả mạo tên miền, cung cấp thông tin không đúng cho khách hàng… đang diễn ra phổ biến.”
Thậm chí, theo ông Linh, bản thân Thegioididong cũng đã gặp nhiều trường hợp mạo danh thương hiệu, website gần giống với Thegioididong.com để kinh doanh hàng nhái (ví dụ: thegioididongpro.vn…).
“Chúng tôi đã khá vất vả để giải quyết một số trường hợp khách hàng bị lừa tại website giả mạo đến khởi kiện tại…website chính thống. Song, quan trọng hơn khi khách hàng mua tại những địa chỉ giả mạo rồi phản ánh với báo chí, khách hàng khác sẽ khiến uy tín của chúng tôi bị tổn hại nghiêm trọng,” ông Linh nói.
Trong nhiều lần nói chuyện với báo chí, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định Internet như một xã hội. Ở đó có người tốt, kẻ xấu và pháp luật phải được xây dựng nhằm chấn chỉnh nếu không muốn Internet trở nên hỗn độn và không thể kiểm soát.
Thực tế, nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam trong những năm qua ra đời đã theo kịp những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của thương mại điện tử. Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nghiêm cấm hành vi “đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân…”
Bên cạnh đó, Điều 39, Luật Cạnh tranh cũng đã quy định rõ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: gây nhầm lẫn, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo/khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh…
Thế nhưng trên thực tế việc nói xấu trên các diễn đàn, mạng xã hội (dù vô tinh hay cố ý) vẫn còn tiếp diễn. Và, cho dù nhiều vụ việc đã bị đưa ra dư luận, song vẫn đâu lại hoàn đó và bức tranh của thương mại điện tử lại thêm một màu buồn./.
Tháng 5/2013, một doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng đàn “tố” diễn đàn Webtretho có một bài viết phản ánh doanh nghiệp này lừa đảo người tiêu dùng, bán sản phẩm kém chất lượng. Cho dù chưa được kiểm chứng, song thông tin này nhận được nhiều chia sẻ từ các thành viên với thái độ gay gắt.
Ảnh minh họa một dạng dùng nick nói xấu sản phẩm mà chưa có kiểm chứng trên diễn đàn. |
Khi ấy, chính giám đốc của doanh nghiệp này đã phải than khổ bởi việc mua bán của công ty bắt đầu bị giảm sút nghiêm trọng do khách hàng quay lưng.
Không chỉ Webtretho, diễn đàn Lamchame cũng là nơi bị một số doanh nghiệp “tố” vì những bài viết bôi nhọ. Lãnh đạo của Lamchame khẳng định trên Giaoduc.net rằng các bài viết này do thành viên đăng tải, và doanh nghiệp cần đối chất để được gỡ bài…
Làm một phép thử, phóng viên Vietnam+ rất dễ dàng lập nick và trở thành thành viên của các diễn đàn này và lập “topic” về một chủ đề nào đó. Với số lượng thành viên của Lamchame tính đến sáng 2/11/2013 là 402.662 và Webtretho là 1.314.022, việc đăng tải một chủ đề nói xấu doanh nghiệp nào đó sẽ nhận được rất nhiều ý kiến hoặc lượt xem của thành viên cũng như khách viếng thăm diễn đàn. Và, khi doanh nghiệp biết được mình bị bêu xấu và đối chất để được gỡ bài thì e rằng tổn thất cũng là không nhỏ.
Trong một lần trò chuyện với phóng viên Vietnam+, ông Trần Chiến Bình, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực PR-Marketing cho hay, nếu như trước đây doanh nghiệp làm PR sẽ nhớ tới báo chí đầu tiên, thì hiện nay, cái mà họ nhớ sẽ là mạng xã hội.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc sự lan tỏa của mạng xã hội, diễn đàn là quá lớn. Và khi không mất chi phí, cũng chẳng có ai phát hiện ra chuyện làm “mờ ám” thì việc đâm đằng sau lưng với “dăm câu, ba điều” trên các diễn đàn hẳn không phải không có.
Vô tình… giết doanh nghiệp
Ông Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Truyền thông của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam thì cho rằng, việc nói xấu nhau trên Internet chính là tính mở của thế giới ảo.
Ngoài việc nói xấu đối thủ, theo ông Bình, cũng có việc nhiều người tiêu dùng khi nhận được một thông tin nào đó, hoặc mua phải sản phẩm không tốt… đã vội đưa lên các diễn đàn để nhờ tư vấn, giải đáp hoặc nhằm “cảnh báo” với cộng đồng mạng mà chưa tìm hiểu kỹ. Việc này vô hình chung đã tác động mạnh mẽ tới uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Nếu không quản trị tốt, diễn đàn sẽ là nơi để các đối tượng lập nick, nói xấu lẫn nhau. (Ảnh minh họa) |
Nói về việc này, ông Trần Nhật Linh, Giám đốc kênh bán hàng Online của chuỗi siêu thị Thegioididong.com thừa nhận với phóng viên Vietnam+ là “cảm thấy bất an về thương mại điện tử vì tình trạng sao chép thông tin, giả mạo tên miền, cung cấp thông tin không đúng cho khách hàng… đang diễn ra phổ biến.”
Thậm chí, theo ông Linh, bản thân Thegioididong cũng đã gặp nhiều trường hợp mạo danh thương hiệu, website gần giống với Thegioididong.com để kinh doanh hàng nhái (ví dụ: thegioididongpro.vn…).
“Chúng tôi đã khá vất vả để giải quyết một số trường hợp khách hàng bị lừa tại website giả mạo đến khởi kiện tại…website chính thống. Song, quan trọng hơn khi khách hàng mua tại những địa chỉ giả mạo rồi phản ánh với báo chí, khách hàng khác sẽ khiến uy tín của chúng tôi bị tổn hại nghiêm trọng,” ông Linh nói.
Trong nhiều lần nói chuyện với báo chí, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định Internet như một xã hội. Ở đó có người tốt, kẻ xấu và pháp luật phải được xây dựng nhằm chấn chỉnh nếu không muốn Internet trở nên hỗn độn và không thể kiểm soát.
Thực tế, nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam trong những năm qua ra đời đã theo kịp những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của thương mại điện tử. Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nghiêm cấm hành vi “đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân…”
Bên cạnh đó, Điều 39, Luật Cạnh tranh cũng đã quy định rõ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: gây nhầm lẫn, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo/khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh…
Thế nhưng trên thực tế việc nói xấu trên các diễn đàn, mạng xã hội (dù vô tinh hay cố ý) vẫn còn tiếp diễn. Và, cho dù nhiều vụ việc đã bị đưa ra dư luận, song vẫn đâu lại hoàn đó và bức tranh của thương mại điện tử lại thêm một màu buồn./.
Theo Nhóm PV Vietnam+