Trong báo cáo, ông Phạm Quang Tuệ đã đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo Sở GD&ĐT tỉnh, UBND các huyện, thành thị rà soát lại toàn bộ hồ sơ đăng kí dự xét tuyển giáo viên 2012 (cả hồ sơ trúng tuyển và không trúng tuyển) thuộc các Hội đồng xét tuyển; Thực hiện cách tính điểm xét tuyển đúng theo quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 và tại Hướng dẫn số 288 ngày 30/10/2012 của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc.
Ông Phạm Quang Tuệ (đứng) phát biểu tại Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Sở Nội vụ, theo tinh thần Nghị quyết TW4 (khóa XI), ngày 20/12/2012. |
Bài 1: Sở giáo dục Vĩnh Phúc 'bẻ cong' Nghị định của Chính phủ
Bài 2: Vụ Sở 'bẻ' Nghị định Chính phủ: Lời than của các cựu nữ sinh
Bài 3: Bẻ cong' NĐ Chính phủ: Quan chức Sở 'đi vắng, có việc gấp'
Bài 4: Cô giáo thi viên chức: 'Tôi đã hận Sở giáo dục Vĩnh Phúc đến vô cùng'
Bài 5: Vụ 'bẻ cong' NĐ Chính phủ: 'Công luận đang giám sát Sở GD Vĩnh Phúc'
Bài 6: Tuyển giáo viên ở Vĩnh Phúc: 'Chém' mất 20,5 điểm vẫn khẳng định là công bằng!
Bài 7: Bi hài: 'Bẻ cong' Nghị định vì... văn bản của Bộ Giáo dục!?
Bài 8: Độc giả tiếp tục bất bình về Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Bài 9: Cô giáo thi viên chức: 'Nhiều lúc thấy mình lạc lõng quá'
Bài 2: Vụ Sở 'bẻ' Nghị định Chính phủ: Lời than của các cựu nữ sinh
Bài 3: Bẻ cong' NĐ Chính phủ: Quan chức Sở 'đi vắng, có việc gấp'
Bài 4: Cô giáo thi viên chức: 'Tôi đã hận Sở giáo dục Vĩnh Phúc đến vô cùng'
Bài 5: Vụ 'bẻ cong' NĐ Chính phủ: 'Công luận đang giám sát Sở GD Vĩnh Phúc'
Bài 6: Tuyển giáo viên ở Vĩnh Phúc: 'Chém' mất 20,5 điểm vẫn khẳng định là công bằng!
Bài 7: Bi hài: 'Bẻ cong' Nghị định vì... văn bản của Bộ Giáo dục!?
Bài 8: Độc giả tiếp tục bất bình về Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Bài 9: Cô giáo thi viên chức: 'Nhiều lúc thấy mình lạc lõng quá'
Ông Tuệ nêu rõ, nếu bảng điểm học tập của thí sinh chưa tách điểm học tập riêng và điểm tốt nghiệp riêng theo quy định tại Nghị định 29 và Hướng dẫn số 288 thì Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành thị kéo dài thời gian tuyển dụng để yêu cầu các thí sinh về trường tách điểm theo đúng quy định. Vấn đề này Sở GD&ĐT phải có mẫu phiếu tách điểm cụ thể cho thí sinh.
Trường hợp cần thiết, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, các UBND huyện, thành thị tổ chức đối thoại trực tiếp với các thí sinh dự tuyển để làm rõ những thắc mắc của thí sinh trong quá trình xét tuyển viên chức của ngành. Sau khi thực hiện cách tính điểm xét tuyển giáo viên theo đúng quy định tại Nghị định 29 và văn bản Hướng dẫn số 288 mà Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã ban hành, thì Sở Nội vụ mới thẩm định kết quả trúng tuyển giáo viên năm 2012.
Trước đó, để chuẩn bị cho công tác xét tuyển viên chức 2012 sau khi thống nhất với Sở Nội vụ, ngày 30/10/2012 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã ban hành Hướng dẫn số 288 về tuyển dụng giáo viên 2012, trong đó đã thống nhất về cách tính điểm xét tuyển theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP theo hai nhóm đối tượng đào tạo theo tín chỉ và niên chế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã “tính kết quả xét tuyển bằng cách lấy Điểm trung bình chung toàn khóa của thí sinh để tính điểm xét tuyển mà không phân biệt các đối tượng được đào tạo như đã quy định trong hướng dẫn số 288 của Sở - công văn của Sở Nội vụ gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ rõ.
Cũng trong công văn báo cáo UBND tỉnh, ông Phạm Quang Tuệ cũnggiải thích trường hợp của chị Dương Thị Ánh và chị Nguyễn Thị Mai (là thí sinh có đơn khiếu nại về cách tính điểm xét tuyển). Ông Tuệ cho rằng, hai trường hợp này được đào tạo không theo hệ thống tín chỉ nhưng Sở GD&ĐT lại tính điểm xét tuyển như các trường hợp được đào tạo theo hệ thống tín chỉ, dẫn đến việc tính điểm xét tuyển của các trường hợp này có sự chênh lệch.
“Nhự vậy Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc áp dụng cách tính điểm xét tuyển đối với chị Ánh và chị Mai là chưa phù hợp với quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP và văn bản Hướng dẫn số 288 của Sở GD&ĐT” - ông Tuệ khẳng định trong báo cáo gửi UBND tỉnh.
“Nhự vậy Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc áp dụng cách tính điểm xét tuyển đối với chị Ánh và chị Mai là chưa phù hợp với quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP và văn bản Hướng dẫn số 288 của Sở GD&ĐT” - ông Tuệ khẳng định trong báo cáo gửi UBND tỉnh.
Cũng trong chiều ngày 15/3, trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Phạm Quang Tuệ cho biết: Ngày 14/3 đã có cuộc làm việc giữa người đứng đầu cao nhất của hai sở (Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT), sau buổi làm việc này hai sở đã có văn bản báo cáo lên UBND tỉnh Vĩnh Phúc. “Chúng tôi sẽ yêu cầu các em kể cả đã trúng tuyển hay không trúng tuyển đều phải quay lại trường để làm lại điểm, trường hợp của em Ánh và em Mai nếu các em có đỗ viên chức đợt này cũng phải đỗ thật đàng hoàng”, ông Tuệ nói.
Trả lời Giaoduc.net.vn sau khi Báo đăng tải nội dung Công văn của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, chị Dương Thị Ánh nói:
Nếu tỉnh Vĩnh Phúc không giải quyết cho tôi, tôi dự định sẽ kiến nghị lên Thanh tra Bộ GD&ĐT và tôi muốn hỏi về Nghị định 29 có còn áp dụng nữa hay không? Nếu còn áp dụng được thì rõ ràng Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc phải làm theo. Nếu không còn áp dụng nữa thì phải sửa đổi theo cách làm của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, lúc đó mới đảm bảo được tính thống nhất...
Dù phải đi cùng trời cuối đất tôi cũng đi. Xin hãy trả lại công bằng cho tôi...
Nhiều lúc tôi thấy mình cô đơn và lạc lõng quá, tôi ước giá như tôi có được một người thân ở đó chắc tôi đỡ khổ hơn nhiều. Nhưng tôi vẫn cắn răng chịu đựng vì tôi tin sẽ có một ngày tôi sẽ tìm được chỗ đứng cho mình. Giờ đây tôi cảm thấy mình không cô đơn nữa vì bạn đọc đang ủng hộ tôi rất nhiều và Báo Giáo dục Việt Nam vẫn đang cùng tôi bảo vệ lẽ phải. Tôi không còn cô đơn nữa, tôi sẽ đấu tranh đến cùng để tìm lại những gì mà tôi đáng có được.
Giaoduc.net.vn sẽ thông tin đến độc giả khi có kết quả tiến hành xử lý vụ việc này của các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc.
Xuân Trung