Nhật Bản chào hàng tàu hộ vệ cao tốc cho Australia

17/10/2015 07:13
Đông Bình
(GDVN) - Tàu 30DX có tốc độ của tàu này là 40 hải lý/giờ, cạnh tranh với SEA5000 Australia, Nhật Bản còn trưng bày mô hình tàu ngầm mới để xuất khẩu cho Australia.

Tờ "Người quan sát" Trung Quốc ngày 15 tháng 10 đưa tin, cùng ngày, Australia tổ chức triển lãm hải quân 2015 ở Sydney. Tại triển lãm lần này, Nhật Bản đã trưng bày tàu hộ vệ 30DX 3.000 tấn và tàu ngầm phiên bản xuất khẩu được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng lớp Soryu.

Mô hình tàu hộ vệ 30DX Nhật Bản
Mô hình tàu hộ vệ 30DX Nhật Bản

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản trưng bày vũ khí trang bị chuẩn bị xuất khẩu cho Australia. Trong đó, tàu hộ vệ 30DX lớp 3.000 tấn được biết có tốc độ 40 hải lý/giờ, đã áp dụng 2 loại thiết bị đẩy gồm máy đẩy kiểu phun nước và chân vịt thông thường, tốc độ lên tới 40 hải lý/giờ, trang bị các vũ khí như pháo 127 mm.

Theo bài báo, tàu hộ vệ DX30 mà Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi Nhật Bản trưng bày ở triển lãm hải quân Sydney năm nay có trọng tải 3.000 tấn, tốc độ có thể lên tới 40 hải lý/giờ.

Vũ khí trang bị có 1 khẩu pháo 127 mm, 2 pháo tự động 25 mm, 1 thiết bị bắn tên lửa phòng không SeaRAM. Hệ thống đẩy có 2 loại - máy đẩy hơi nước và đẩy thông thường. Tàu này đã áp dụng các công nghệ tiên tiến như cột buồm tàng hình.

Theo bài báo, Nhật Bản có ý định dùng phương án này để cạnh tranh với phương án đấu thầu SEA5000 do Australia đưa ra (thay thế tàu hộ vệ lớp Anzac 3.600 tấn được Australia đưa vào hoạt động từ năm 1996).

Mô hình tàu hộ vệ 30DX Nhật Bản
Mô hình tàu hộ vệ 30DX Nhật Bản

Nhưng, so với tàu lớp Anzac, mặc dù trọng tải của tàu 30DX hầu như tương tự, nhưng vũ khí của nó lại kém xa tàu lớp Anzac.

Tàu lớp Anzac có 8 quả tên lửa chống hạm Harpoon, 8 hệ thống bắn thẳng đứng tên lửa Mk.41 (có thể mang theo 32 quả tên lửa phòng không Sea Sparrow tiên tiến), 1 khẩu pháo 127 mm, 1 khẩu pháo phòng thủ gần Phalanx và 2 máy phóng ngư lôi 324 mm.

Trong khi đó, tàu hộ vệ 30DX chỉ có pháo 127 mm, pháo 25 mm và tên lửa RAM, hầu như hoàn toàn không có hỏa lực tấn công, gây cảm giác đã lãng phí thiết bị điện tử tiên tiến trên tàu.

Vì vậy, có người cho rằng, tàu hộ vệ 30DX sẽ tham gia cạnh tranh phương án OCV (tàu tuần duyên) của Australia. Trong sách trắng quốc phòng năm 2009, Australia đã đưa ra phương án mua sắm mang tên SEA 1180, yêu cầu mua sắm 20 tàu OCV,

yêu cầu tàu này có thể thay thế vai trò của nhiều loại tàu hạng nhẹ hiện có như tàu tuần tra, tàu quét mìn, tàu khảo sát biển, yêu cầu lượng giãn nước từ 2.000 tấn trở lên, có thể thay đổi nhiều loại mô đun nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới, tác chiến thủy lôi và khảo sát biển.

Mô hình tàu hộ vệ 30DX Nhật Bản
Mô hình tàu hộ vệ 30DX Nhật Bản

Nhìn từ góc độ này, ở giữa thân tàu 30DX do Công nghiệp Mitsubishi trưng bày lần này có lắp cần trục cỡ lớn và xuồng giao thông, phía sau sàn trực thăng trên tàu còn có một trang bị dùng để tác chiến mặt nước. Những đặc trưng này đều phù hợp với các yêu cầu trên.

Phương án OCV của Australia yêu cầu tiếp cận với tàu LCS Mỹ, vì vậy cũng từng được Mỹ coi là một trong những mục tiêu chủ yếu xuất khẩu LCS.

Các cuộc thảo luận liên quan của báo chí Nhật Bản cho rằng, tàu 30DX thực chất chính là phiên bản xuất khẩu của tàu hộ vệ 30FF biên chế trong Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Tàu hộ vệ 30FF Nhật Bản dùng để thay thế tàu hộ vệ Abukuma.

Do hỏa lực của tàu này quá yếu, vừa không có tên lửa phòng không tầm xa, vừa không có vũ khí săn ngầm, chỉ có một khẩu pháo bắn nhanh 127 mm là điểm sáng, vì vậy, báo chí Nhật Bản không hiểu rõ nhiệm vụ chủ yếu của loại tàu này rốt cuộc là gì.

Mô hình tàu hộ vệ 30DX Nhật Bản
Mô hình tàu hộ vệ 30DX Nhật Bản

Các nhà quan sát quân sự cho rằng, điều này có thể chỉ là Nhật Bản mô phỏng ý tưởng tàu tuần duyên của Mỹ. Nhưng, tàu LCS bị lên án mạnh mẽ do các vấn đề như giá cả đắt đỏ, hỏa lực yếu ớt, tỷ lệ sự cố cao; nó đã bị yêu cầu sửa lại thiết kế làm “tàu hộ vệ thực sự”.

Ngoài ra, Nhật Bản còn trưng bày mô hình tàu ngầm mới với Australia, để tham gia cuộc cạnh tranh phương án tàu ngầm SEA 1000 của Australia. Tàu ngầm tham gia cạnh tranh là tàu ngầm phiên bản cải tiến lớp Soryu, thân tàu tiếp tục dài hơn 6 m, trọng tải trên 3.000 tấn.

Tàu này áp dụng công nghệ pin lithium, đã tăng cường rất lớn năng lực chạy liên tục dưới nước. Nếu Australia đưa ra yêu cầu, cũng có thể áp dụng hệ thống đẩy không lệ thuộc vào không khí (động cơ Stirling).

Ống thông khí và hệ thống tác chiến mới có thể sử dụng trong môi trường bão, có thể sử dụng vũ khí và hệ thống điều khiển hỏa lực của Australia, Mỹ. 

Mô hình tàu ngầm thông thường phiên bản xuất khẩu Nhật Bản dựa trên tàu ngầm lớp Soryu được Nhật Bản trưng bày tại Triển lãm quốc phòng Australia năm 2015
Mô hình tàu ngầm thông thường phiên bản xuất khẩu Nhật Bản dựa trên tàu ngầm lớp Soryu được Nhật Bản trưng bày tại Triển lãm quốc phòng Australia năm 2015
Đông Bình