Nhật Bản lần đầu tổ chức triển lãm thúc đẩy xuất khẩu tàu ngầm và máy bay

28/07/2015 07:19
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - "Việc trưng bày của Lực lượng Phòng vệ Biển có ý nghĩa mang tính tượng trưng. Để cho mọi người thực sự cảm thấy xuất khẩu sắp bắt đầu".

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 27 tháng 7 dẫn tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 26 tháng 7 đăng bài viết "Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu vũ khí". Dưới đây là nội dung bài viết:

Mô hình tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu tại Triển lãm quốc phòng Nhật Bản
Mô hình tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu tại Triển lãm quốc phòng Nhật Bản

Căn cứ vào "chủ nghĩa hòa bình tích cực", chính quyền Shinzo Abe nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí được hơn 1 năm, ở Yokohama đã tổ chức triển lãm quốc phòng quy mô lớn lần đầu tiên ở trong nước.

Các cuộc đàm phán xuất khẩu tàu ngầm cho Australia cũng đang được thúc đẩy. Nhật Bản bắt đầu kết hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp để thúc đẩy toàn diện xuất khẩu vũ khí. Báo Trung Quốc cho rằng, điều này đã "gây hoang mang" cho những người làm ngành quốc phòng ở quốc gia "chỉ phòng vệ" này (thực ra điều này khiến Trung Quốc sợ sệt).

Tại triển lãm trưng bày radar có thể dò tìm được tàu và người trong bóng tối, thiết bị quét mìn không người điều khiển được sử dụng trên biển... Những người mặc quân phục hải quân đến từ các nước Âu-Mỹ, các nước Đông Nam Á đã đến xem các loại vũ khí mới nhất.

Khu vực hội nghị quốc tế của thành phố Yokohama đã tổ chức triển lãm quốc phòng lần đầu tiên ở trong nước, đã trưng bày các vũ khí hải quân thực sự và hệ thống an ninh biển.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tại Triển lãm quốc phòng Nhật Bản
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tại Triển lãm quốc phòng Nhật Bản 

Tại phòng triển lãm lớn về quân nhu quốc tế lân cận cửa ra vào hội trường không thiếu hình ảnh vị trí triển lãm chung của các doanh nghiệp Nhật Bản dán mác "Japan", Lực lượng Phòng vệ Biển cũng đã trưng bày mô hình tàu ngầm tiên tiến nhất.

Tại triển lãm, quan chức doanh nghiệp Nhật Bản cho biết: "Việc trưng bày của Lực lượng Phòng vệ Biển có ý nghĩa mang tính tượng trưng. Để cho mọi người thực sự cảm thấy xuất khẩu sắp bắt đầu".

Người phụ trách Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết: "Trong thời kỳ không cho phép xuất khẩu, cho dù Lực lượng Phòng vệ tham gia triển lãm cũng hoàn toàn không có ý nghĩa".

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto hiện làm quản lý triển lãm, cho biết, bối cảnh tổ chức triển lãm quốc phòng quốc tế ở Nhật Bản là tháng 4 năm 2014 đã thông qua "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ" cho phép xuất khẩu vũ khí một cách có điều kiện.

Mô hình máy bay trực thăng Nhật Bản trưng bày tại Triển lãm
Mô hình máy bay trực thăng Nhật Bản trưng bày tại Triển lãm

Khoảng 120 doanh nghiệp và đoàn của các nước như Anh, Mỹ, Australia tham gia triển lãm, trong đó Nhật Bản có khoảng 20 doanh nghiệp.

Trong thời gian triển lãm cũng đã xuất hiện những cảnh như người phụ trách của Bộ Quốc phòng và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản dùng tiếng Anh để giải thích "Ba nguyên tắc", giới thiệu các sản phẩm và công nghệ của doanh nghiệp Nhật Bản như tàu tuần tra, công nghệ thông tin vệ tinh, vật liệu sợi.

Trước vị trí triển lãm của NEC, quan chức cấp cao Hải quân Philippines quan sát hệ thống cảnh giới, giám sát cảng biển. Nhưng, nhân viên giới thiệu của công ty này nhấn mạnh: "Hàng trưng bày đều hướng tới dân dụng, giúp phòng chống thiên tai và cứu nạn".

Nhân viên giới thiệu triển lãm cho biết: "Động thái của doanh nghiệp đối với chính phủ, mong muốn mua sắm của nước ngoài và mức độ cởi mở của người dân đối với xuất khẩu vũ khí đều rất đáng quan tâm".

Mô hình máy bay không người lái tại Triển lãm
Mô hình máy bay không người lái tại Triển lãm

Cũng có doanh nghiệp thể hiện hết sức nỗ lực. Công nghiệp nặng Mitsubishi - doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng lớn nhất Nhật Bản vào tháng 6 đã tổ chức họp báo về chiến lược phát triển của họ.

Người phụ trách cao nhất của một bộ phận, thành viên Hội đồng quản trị công ty này, ông Mizutani nhấn mạnh, điều quan trọng là "làm thế nào lấy Ba nguyên tắc làm đòn bẩy để phát triển ra nước ngoài".

Ông bày tỏ hy vọng thông qua công nghệ sản phẩm của Lực lượng Phòng vệ tham gia phát triển chung quốc tế, thông qua phát triển ở nước ngoài để mở rộng quy mô hoạt động.

Tàu ngầm của Nhật Bản được chế tạo ở nhà máy của Công nghiệp nặng Mitsubishi và Công nghiệp nặng Kawasaki, khu vực lân cận trung tâm thành phố Kobe. Tàu ngầm mang theo ngư lôi có thể bắn ở trong biển như tên lửa, tuần tra động thái của tàu thuyền nước khác ở khu vực xung quanh Nhật Bản.

Hiện trường Triển lãm quốc phòng Nhật Bản
Hiện trường Triển lãm quốc phòng Nhật Bản

Tính năng chạy êm của tàu ngầm Nhật Bản có trình độ cao nhất thế giới. Cán bộ Lực lượng Phòng vệ Biển cho biết: "Nó không có tiếng động, khi huấn luyện thực sự rất khó phát hiện".

Australia bày tỏ quan tâm đối với vấn đề này. Tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng nước này cùng các cán bộ của Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã thị sát khu vực chế tạo của 2 công ty tại Kobe.

Australia có kế hoạch thay thế 6 tàu ngầm, trong năm sẽ lựa chọn đối tượng hợp tác cùng phát triển từ ba nước Nhật Bản, Đức và Pháp. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản nỗ lực xuất khẩu vũ khí sau khi đưa ra "Ba nguyên tắc".

Một nhân viên nam hơn 20 tuổi của nhà máy tàu ngầm cho biết: "Người kiếm tiền là công ty, khách hàng nhiều tương đối tốt. Ngành đóng tàu hiện nay có tình hình nghiêm trọng, ngoài tận dụng ưu thế của công nghệ tàu ngầm, không có cách nào khác".

Nhân viên nam hơn 20 tuổi bộ phận chế tạo linh kiện cũng bày tỏ không phản đối xuất khẩu, cho rằng: "Cho dù Nhật Bản không bán vũ khí ra nước ngoài, trên thế giới cũng tràn ngập vũ khí do nước khác sản xuất, cho rằng bản thân ngành công nghiệp quốc phòng không thể tránh được gây thiệt hại cho loài người".

Thủy phi cơ Nhật Bản tại Triển lãm
Thủy phi cơ Nhật Bản tại Triển lãm 

Nhân viên kỹ thuật nam làm nghề gần 40 năm, từng tham gia chế tạo khoảng 20 tàu ngầm, nói rất lạc quan rằng: "Xuất khẩu sẽ giúp cho công nghệ được sử dụng, sẽ có thể chế tạo sản phẩm tốt hơn", nhưng đồng thời cũng cảm thấy lo ngại đối với việc vũ khí rơi vào tay nước có tranh chấp và chuyển cho nước thứ ba: "Phải tiến hành quản lý cần thiết đối với phương pháp xuất khẩu".

Sắp tới Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ bắt đầu sử dụng toàn diện máy bay tuần tra săn ngầm P-1 trong nước, nó có thể dò tìm và tiến hành tấn công tàu ngầm, do phân xưởng ở tỉnh Gifu của Công nghiệp nặng Kawasaki chế tạo.

Trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Anh vào tháng 1, Anh bày tỏ quan tâm đối với vấn đề này. Ngày 18 tháng 7, máy bay tuần tra săn ngầm P-1 Nhật Bản cũng đã tiến hành bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không tổ chức ở căn cứ phía nam nước Anh.

Theo bài báo, về mặt dư luận, vừa có người “cảm thấy vui mừng vì sử dụng công nghệ của chúng tôi”, vừa có quan điểm “không muốn nhìn thấy chúng tôi xuất khẩu vũ khí cho nước khác, gây thiệt hại về người”. 

Triển lãm quốc phòng Nhật Bản
Triển lãm quốc phòng Nhật Bản
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)