Xuất hiện vũ khí mới đe dọa sự sống còn của nhiều quân đội

12/01/2012 09:00
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)
(GDVN) - Trong khi nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ-Iran ngày càng cận kề, thì một cuộc chiến tranh kiểu mới – chiến tranh mạng đang bam trùm lên Đông Á.
Gần đây, tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang nghiên cứu một loại virus, loại virus này, trong trường hợp hệ thống máy tính kiểm soát vũ khí bị tấn công mạng, có thể truy tìm con đường tấn công và tấn công trở lại nơi khởi nguồn.

Bài báo cho biết, từ năm 2008 đến nay, Nhật Bản luôn tập trung nghiên cứu phát triển loại virus này, ứng phó virus Stuxnet, làm một loại vũ khí mạng mạnh, để tiến hành chiến tranh mạng.

Ngoài ra, giáo sư Đại học Keio Nhật Bản Tsuchiya cũng cho biết, các nước khác đã bắt đầu những dự án tương tự. Điều này chỉ ra rằng chiến tranh mạng đang gia tăng. Trong tương lai có thể diễn ra một cuộc chạy đua về kho vũ khí mạng.

Chiến tranh mạng - chiến tranh thế hệ thứ sáu
Chiến tranh mạng - chiến tranh thế hệ thứ sáu

Ngay từ tháng 7/2011, Mỹ đã công bố “Chiến lược hành động không gian mạng”, báo cáo này đặt không gian mạng lên thành “lĩnh vực hành động” ngang hàng với lục, hải, không quân, không gian vũ trụ, cho biết coi tấn công mạng tương tự một “hành vi chiến tranh”.

Ngoài ra, các nước như Anh, Pháp, Nga, Israel, Hàn Quốc cũng lần lượt cho biết lập trường tăng cường xây dựng lực lượng mạng.

Việc triển khai chiến lược không gian mạng của các nước cuối cùng có ý nghĩa gì? Giáo sư Lý Đại Quang, Đại học Quốc phòng Trung Quốc, tác giả cuốn sách “Tác chiến mạng dựa trên hệ thống thông tin” cho rằng, do có khả năng lan tỏa và thâm nhập tuyệt vời,

mạng chắc chắn sẽ trở thành một phương tiện quan trọng xây dựng quân đội của các nước, trở thành phương tiện chủ yếu xây dựng hình tượng quân đội và công cụ quan trọng xây dựng tăng cường sức mạnh mềm cho quân đội.

Kiểm soát thông tin tức là chiến tranh

Mỹ rất coi trọng an ninh mạng
Mỹ rất coi trọng an ninh mạng

Nhà dự đoán tương lai học Thor Larholm tiên đoán, ai đã nắm được thông tin, đã kiểm soát mạng, người đó sẽ có cả thế giới.

Lý Đại Quang cho biết, mục đích căn bản của tác chiến mạng là thông qua bảo vệ và phá hoại đối với lớp xử lý thông tin của máy tính, để làm giảm hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin mạng của kẻ địch, bảo vệ sự vận hành bình thường của hệ thống thông tin mạng của mình, tiến tới giành lấy và duy trì quyền kiểm soát không gian mạng. Hệ thống mạng thông tin lấy máy tính làm trung tâm đã trở thành trung khu thần kinh của một quân đội hiện đại; các hệ thống mạng như mạng thiết bị cảm biến, mạng chỉ huy kiểm soát, mạng vũ khí sẽ trở thành trung tâm và sự hỗ trợ quan trọng cho chiến tranh thông tin.

Mỹ là nước đầu tiên thành lập lực lượng mạng, cựu Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Thượng tướng Sullivan cho rằng, sự xuất hiện của thời đại thông tin, sẽ làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh một cách căn bản.

Trong nhiều năm trước, sự thay đổi này đang diễn ra.

Trong chiến tranh Kosovo vào cuối những năm 1990, các chuyên gia máy tính Liên bang Nam Tư và Nga đã xâm nhập thành công trang mạng của Nhà Trắng, làm cho nó bị tê liệt.

Đồng thời, hệ thống thông tin của NATO đã bị virus tấn công; máy chủ thư mang theo thông tin tác chiến của lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ hầu như bị tắc nghẽn toàn bộ,

thậm chí hệ thống chỉ huy kiểm soát của tàu sân bay động cơ hạt nhân Nimitz cũng bị hacker tấn công và gián đoạn hơn 3 tiếng đồng hồ.

Lý Đại Quang cho rằng: “Trong mấy cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, quân đội các nước phát triển có ưu thế mạng thông tin, có thể dùng virus máy tính và hacker tiến hành tấn công đối với hệ thống mạng và thông tin của đối phương,

hoàn toàn chi phối không gian mạng, giành được ưu thế chiến trường thông tin, và trong thời gian rất ngắn đã làm tê liệt hệ thống chỉ huy phòng không của đối phương, hỗ trợ mạnh mẽ cho tác chiến trên các chiến trường khác”.

Trung tâm chỉ huy tác chiến mạng của Quân đội Mỹ
Trung tâm chỉ huy tác chiến mạng của Quân đội Mỹ

Trên thế giới, quân đội Mỹ có hơn 15.000 hệ thống mạng và 7 triệu thiết bị máy tính, sự phụ thuộc vào không gian mạng và thiếu hụt an ninh mạng đã tạo nên sự tương phản rõ rệt. Báo cáo của Bộ Quốc phòng cho biết, hệ thống mạng của Lầu Năm Góc hàng ngày bị hàng triệu cuộc dò tìm, mà những cuộc xâm nhập thành công đã làm cho hàng nghìn tài liệu (file) bị rò rỉ.

Trên thực tế, không chỉ có Mỹ phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng. Ngày 23/8/2010, một hacker chưa rõ đã tấn công trang web của Cục Cảnh vệ Liên bang Nga, làm cho rất nhiều tài liệu nội bộ bộc lộ trực tuyến đến vài giờ.

Theo thống kê của Cục An ninh Liên bang Nga, từ năm 2005 đến nay, các trang web của các cơ quan nhà nước Nga mỗi năm đều bị hàng triệu cuộc tấn công mạng, trong đó các cuộc tấn công vào trang web của Thủ tướng Putin lên tới 120.000 vụ.

Lý Đại Quang cho rằng: “Một khi mạng máy tính bị tấn công và bị phá hủy, sức chiến đấu của toàn bộ quân đội sẽ giảm mạnh, thậm chí bị mất đi hoàn toàn, máy móc quân sự nhà nước sẽ ở vào trạng thái bị tê liệt, an ninh quốc gia sẽ bị đe dọa nghiêm trọng”.

Thế giới đều đang sẵn sàng cho chiến tranh mạng

Từ thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến đầu thế kỷ này, Mỹ đã lần lượt công bố “Bảo vệ hạ tầng cơ sở then chốt của Mỹ”, “Khung kỹ thuật bảo đảm thông tin” (IATF), “Chiến lược an ninh quốc gia”.

Lý Đại Quang cho rằng: “Sự kiện 11/9 đã thúc đẩy chiến lược an ninh thông tin trở thành chiến lược cốt lõi của chiến lược quốc gia Mỹ”.

Lực lượng tác chiến mạng của quân đội Mỹ
Lực lượng tác chiến mạng của quân đội Mỹ
Năm 2009, Mỹ đề xuất, nắm chắc quyền kiểm soát mạng trong thế kỷ 21 có ý nghĩa quyết định như nắm chắc quyền kiểm soát biển trong thế kỷ 19 và quyền kiểm soát trên không trong thế kỷ 20. Sau đó, “Luật An ninh mạng 2009” đã được thông qua, luật này giành cho Tổng thống Mỹ quyền “tuyên bố tình trạng khẩn cấp của an ninh mạng”, cho phép “đóng hoặc hạn chế những hệ thống mạng thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”. Tháng 10/2010, Bộ Tư lệnh mạng của quân Mỹ chính thức đi vào hoạt động.

Để nâng cao năng lực tác chiến mạng, quân đội Mỹ lần lượt tiến hành 3 cuộc tập trận “Cơn lốc mạng” (Cyber Storm) vào năm 2006, 2008 và 2010.

Đặc biệt cuộc tập trận “Cyber Storm III” là cuộc tập trận lớn liên ngành lần đầu tiên sau khi Bộ Tư lệnh mạng của quân đội Mỹ được thành lập, đã mô phỏng tình huống một số hạ tầng cơ sở then chốt bị tấn công mạng lớn, mô phỏng sự cố nhiều tới 1.500 vụ.

Với việc Mỹ tích cực triển khai “chiến tranh mạng”, các nước khác trên thế giới cũng đã tích cực hưởng ứng theo.

Đến cuối năm 2010, quân đội các nước như Nga, Nhật Bản, Israel, Pháp, Đức, Singapore, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng đều đã lần lượt thành lập lực lượng tác chiến mạng của mình. Thậm chí có nghiên cứu cho biết, Iran cũng có vũ khí tác chiến mạng tương đối tiên tiến và kế hoạch tấn công mạng, bao gồm phát động cuộc tấn công mạng đối với trang web chính phủ và hạ tầng cơ sở cụ thể.

Chiến tranh tương lai
Chiến tranh tương lai

Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Mỹ - Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Nghê Phong cho rằng: “Chủ thể hành vi chiến tranh mạng phần nhiều có thể là cá nhân và tổ chức, thường một hacker có thể phát động một cuộc tấn công mạng, kiểm soát được rất khó. Mỹ đưa nó lên cấp độ chiến lược quốc gia, chắc chắn sẽ làm cho các nước tham gia vào cuộc chạy đua”.

Thực ra, ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Nga đã thiết lập Ủy ban an ninh thông tin chuyên phụ trách an ninh thông tin mạng; năm 1995,

Hiến pháp Nga đưa an ninh thông tin vào phạm trù quản lý an ninh quốc gia; năm 2002 “Học thuyết An ninh Thông tin Liên bang Nga” được thông qua, nâng chiến tranh mạng lên một cấp độ cao mới, coi đó là “chiến tranh thế hệ thứ 6” của tương lai.

Nghê Phong cho rằng: “Internet do Mỹ phát minh, các nhà cung cấp chính đều ở Mỹ và một số nước phương Tây. Mỹ ý thức được tầm quan trọng của an ninh mạng, đồng thời hy vọng thông qua tăng cường ưu thế riêng của họ, tiếp tục nắm chắc quyền chủ đạo trong không gian mạng”. Mỹ lấy hệ thống mạng làm điểm cao khống chế chiến lược mới, muốn tiếp tục tạo dựng quy tắc trò chơi.

Học thuyết chiến tranh thế hệ thứ 6

Lý luận về chiến tranh thế hệ thứ 6 được học giả quân sự Nga B.N. Silipuqinke (dịch âm) đưa ra sớm nhất.

Theo lý luận của Silipuqinke, chiến tranh thế hệ thứ nhất là chỉ chiến tranh được tiến hành bằng vũ khí lạnh, sau khi kết thúc xã hội nguyên thủy của loài người, nó được duy trì 3.500 năm, là hình thức chiến tranh có thời gian liên tục dài nhất.

"Người lính" trong chiến tranh mạng
"Người lính" trong chiến tranh mạng

Chiến tranh thế hệ thứ hai là chiến tranh sau khi phát minh ra thuốc nổ, dùng vũ khí không nòng xoắn làm tiêu chí. Nó đã kéo dài hơn 600 năm.

Chiến tranh thế hệ thứ ba bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 dùng súng và pháo có rãnh nòng súng làm tiêu chí. Nó kéo dài khoảng 200 năm.

Chiến tranh thế hệ thứ tư từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, sử dụng nhiều các loại vũ khí tự động, xe bọc thép, máy bay tác chiến, tàu chiến, radar và các khí tài thông tin vô tuyến điện làm tiêu chí. Loại chiến tranh này kéo dài đến hiện nay.

Đặc điểm chung của 4 thế hệ chiến tranh đầu tiên chính là, chúng đều là chiến tranh kiểu tiếp xúc, giao chiến về thể lực hoặc sử dụng pháo súng và các loại vũ khí tác chiến tiến hành giao đấu quyết liệt trong cự ly gần (có thể nhìn thấy được).

Trong thời đại chiến tranh thế hệ thứ tư còn xuất hiện dùng năng lượng nguyên tử to lớn cho quân sự, tạo ra cuộc cách mạng quân sự lần thứ 5, cũng đánh dấu sự hình thành của chiến tranh thế hệ thứ 5, tức là chiến tranh thời đại hạt nhân.

Cuối thế kỷ 20, sự phát triển công nghệ cao của loài người, đặc biệt là sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ vi điện tử, làm cho rất nhiều vũ khí chính xác cao trong lĩnh vực quân sự xuất hiện, đã tạo điều kiện cho sự ra đời của chiến tranh thế hệ thứ 6.

Chiến tranh mạng liên quan đến sự sống và cái chết

Sau khi tờ “Yomiuri Shimbun” đưa tin về tình hình nghiên cứu phát triển “vũ khí mạng” kiểu mới của Nhật Bản, đã gây ra sự chú ý của dư luận đối với cuộc chiến tranh kiểu mới – “chiến tranh mạng”.

Tấn công mạng
Tấn công mạng
Về việc những năm gần đây Nhật Bản tập trung nghiên cứu chiến tranh mạng, giáo sư Phùng Vĩ, Khoa Lịch sử - Đại học Phúc Đán, Thường trực Hội học thuật Trung Hoa-Nhật Bản cho rằng, “chủ nghĩa hòa bình” của Hiến pháp hiện hành Nhật Bản thể hiện ở Điều 9 Chương 2. Điều này có 2 nội dung, một là vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh và đe dọa vũ lực; hai là không duy trì lục, hải, không quân và lực lượng chiến tranh khác. Những năm gần đây, các động thái sửa đổi điều này liên tục xuất hiện.

Ngoài ra, Nhất hiểu rất rõ, trong bối cảnh công nghệ cao, quân đội nếu không có trang bị hoàn hảo, chỉ có thể làm “mục tiêu sống”. Do đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tuy chỉ có 240.000 người, nhưng chi tiêu quân sự lại chỉ đứng sau Mỹ (thứ hai thế giới).

Điều đáng chú ý hơn là, những năm gần đây Nhật Bản không chỉ luôn nâng cao trình độ trang bị, mà còn ngày càng coi trọng thông tin tình báo.

Ngày 1/8/2009, Nhật Bản đã thành lập Bộ Giám sát thống nhất, phụ trách công tác thông tin tác chiến của Lực lượng Phòng vệ, đồng thời xóa bỏ ranh giới giữa các quân chủng, thực hiện tác chiến hiệp đồng “tam vị nhất thể” (hợp nhất) hải, lục, không quân.

Phùng Vĩ cho rằng, trong các vấn đề khu vực và quốc tế, Nhật có tư thế chủ động hơn về quân sự, chủ yếu có 2 nguyên nhân:

Một là, các nước láng giềng ngày càng tăng cường quân bị, tạo ra mối đe dọa cho Nhật Bản. Chẳng  hạn, gần đây Nhật Bản công bố “Môi trường bảo đảm an ninh xung quanh Nhật Bản”, đã tiến hành phân tích chi tiết đối với chính sách quốc phòng,

chi tiêu và độ minh bạch quốc phòng, khả năng tác chiến lục, hải, không quân, khả năng tấn công của tên lửa hạt nhân, khả năng tận dụng quân sự trong không gian vũ trụ và khả năng chiến tranh thông tin  của Trung Quốc, tiếp tục truyền đi thông điệp mạnh mẽ về “mối đe dọa từ Trung Quốc”.

Hai là, môi trường an ninh quốc tế không hề lạc quan. Sau khi liệt kê các nhân tố như tình hình bán đảo Triều Tiên, hoạt động quân sự ngày càng tích cực của Nga, tấn công mạng, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và hoạt động khủng bố quốc tế, văn kiện này viết: “Môi trường bảo đảm an ninh quốc tế vẫn phức tạp và bất ổn”.

Lính Mỹ được trang bị thiết bị tiên tiến
Lính Mỹ được trang bị thiết bị tiên tiến

Phũng Vĩ cho rằng, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng “Chiến lược Bảo vệ an ninh thông tin quốc gia” cần phải thực hiện trước năm 2013. Đồng thời, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định, ngoài Lực lượng Phòng vệ Mặt đất/Biển/Trên không, thành lập mới “Lực lượng chuyên trách phòng thủ mạng”.

Nhật Bản không tính tới mở ra con đường riêng để phát triển sức mạnh quân sự, mà Nhật Bản cho rằng: “Ứng phó với các cuộc tấn công mạng và bảo đảm an toàn cho hoạt động không gian mạng là vấn đề sống còn đối với quân đội các nước”.

Tiến hành chiến tranh mạng như thế nào?

Lý Đại Quang cho rằng, tác chiến mạng giống các loại tác chiến khác, cũng bao gồm hai mặt tấn công và phòng ngự. Tấn công bao gồm 3 mô hình như phá hoại hệ thống, đánh lạc hướng thông tin (tung tin giả), tổng hợp.

Thông qua các phương pháp như tung ra virus máy tính để phá hoại hệ thống máy tính và hệ thống mạng, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của đối phương; tung tin giả vào hệ thống mạng của đối phương,

làm cho đối phương ra quyết định, chỉ huy, kiểm soát bị sai lầm; phá hoại hệ thống tổng hợp và dẫn dắt thông tin sai, tạo ra “sát thương” lớn cho hệ thống chỉ huy, kiểm soát của đối phương.

Về mặt phòng ngự, chủ yếu bao gồm 3 mô hình ngụy trang điện từ, cách ly vật lý và phòng hộ tổng hợp. Thông qua các biện pháp công nghệ, giảm bớt cường độ phóng xạ (bức xạ) điện tử của mình,

thay đổi quy luật bức xạ, từ đó bảo vệ an ninh hệ thống thông tin của mình; thực hiện các biện pháp, ngăn chặn virus máy tính xâm nhập hệ thống mạng của mình; thực hiện các biện pháp tăng cường bảo vệ trước sự tấn công của hacker và vũ khí mới.

Rất nhiều nước đã thành lập lực lượng tác chiến mạng. Trong hình là hệ thống chỉ huy tác chiến mạng của Hải quân Trung Quốc
Rất nhiều nước đã thành lập lực lượng tác chiến mạng. Trong hình là hệ thống chỉ huy tác chiến mạng của Hải quân Trung Quốc

Lý Đại Quang cho rằng: “Vai trò liên kết của hệ thống mạng làm cho các yếu tố tác chiến như lực lượng tác chiến, hành động tác chiến, chỉ huy tác chiến và bảo đảm tổng hợp có sự thống nhất rất cao.

Hệ thống mạng máy tính liên kết chặt chẽ thiết bị cảm biết, hệ thống chỉ huy kiểm soát và hệ thống hỏa lực, làm cho mô hình tác chiến chủ yếu do thám bằng con người vũ khí là chính, chuyển sang mô hình tác chiến lấy hệ thống mạng làm trung tâm – dựa vào hệ thống mạng để thực hiện tác chiến liên hợp.

Đông Bình (Theo báo Phương Đông)