Giải mã "ngôi vương" về khả năng hấp dẫn đầu tư của Lào Cai

23/02/2012 19:34
Lào Cai sẽ hấp dẫn nhà đầu tư bởi chi phí gia nhập thị trường thấp, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, tiết giảm chi phí thời gian, và sự năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh.
Sáng ngày 23/2/2012, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 với chủ đề chính là "Chất lượng điều hành kinh tế đóng vai trò quan trọng để Việt Nam duy trì tăng trưởng và thịnh vượng". Năm nay Lào Cai tiếp tục nằm trong nhóm tốt nhất và tiến bộ hơn năm 2010 một bậc để vươn lên vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng PCI. Điều gì mang đến cho Lào Cai – một tỉnh miền núi phía Bắc vị trí cao như vậy?

Đôi nét về “chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”
PCI là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) từ năm 2005.

 Là một trong những điều tra xã hội học lớn và toàn diện nhất cả nước, PCI được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh/ thành Việt Nam trên 9 lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh, gồm: gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động của lãnh đạo tỉnh, tính minh bạch, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý.

Nghiên cứu PCI cũng xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng cấp tỉnh, vốn được coi là một trong những rào cản lớn nhất đối với đầu tư và tăng trưởng.

Năm nay, chỉ số PCI cho thấy những lĩnh vực có cải thiện hơn năm 2010 như: Thời gian xin cấp đăng ký kinh doanh và giấy phép giảm đi, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp nhiều hơn, tiếp cận tài liệu kế hoạch của tỉnh dễ dàng hơn, thời gian tìm hiểu thủ tục hành chính sau đăng ký kinh doanh giảm, yêu cầu chi các khoản không chính thức của cán bộ nhà nước giảm đáng kể, và mức độ hài lòng về chất lượng lao động tăng lên.

Lào Cai - tỉnh hấp dẫn để đầu tư nhất Việt Nam?

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.

Năm 2007 dân số toàn tỉnh là 593.600 người, có 249.434 ha rừng tự nhiên và 58.139 ha rừng trồng.

Tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng; 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản
Nguồn: Số liệu công bố Lào Cai Portal
Nguồn: Số liệu công bố Lào Cai Portal

Lào Cai có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình trong hơn 10 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông.

Năm 2011, ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 25% so thực hiện năm 2010; trong đó huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 3.009 tỷ đồng (chiếm 30% tổng vốn), tăng 25% so với thực hiện năm 2010

Năm 2011, giá tri sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước đạt 2.500 tỷ đồng, bằng 104,2% KH, tăng 15,2% so 2010, trong đó công nghiệp trung ương 1.288 tỷ đồng, bằng 1 13,3%KH, công nghiệp địa phương 1.031 tỷ đồng, bằng 86,7% KH, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 180 tỷ đồng, tăng 140% KH.

Sản lượng các sản phẩm công nghiệp của tỉnh duy trì ổn định, một số sản phẩm chủ yếu tăng cao so cùng kỳ: Quặng sắt 136%, bạc thỏi. 120% vàng thỏi 35%, điện phát tăng 12,6%, phối pho vàng 6,7%.
Nguồn: Số liệu công bố Lào Cai Portal
Nguồn: PCI 2011
Nguồn: PCI 2011

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011 ước đạt 1,3 tỷ USD, bằng 153% KH, tăng 58% so 2010. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: quặng Apatít, quặng sắt, cao su, hạt điều, đường...; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: phân bón, năng lượng điện, hóa chất, máy móc thiết bị. . .

Vậy, điều gì đã giúp Lào Cai đạt thứ hạng cao?

Xét 9 tiêu chí xếp hạng PCI, Lào Cai dẫn đầu cả nước với 4 tiêu chí: chi phí gia nhập thị trường để khởi sự kinh doanh thấp - đạt 9,41 điểm; tính minh bạch và tiếp cận thông tin 7,34 điểm; chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước 8,28 điểm; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 9,38 điểm.
Nguồn: PCI 2011
Nguồn: PCI 2011

Có 3 tiêu chi xếp hạng PCI của Lào Cai được nằm trong top 10 đó là: tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 7,54 điểm, cách tỉnh dẫn đầu cả nước 0,83 điểm; chi phí không chính thức 8,05 điểm cách tỉnh dẫn đầu 0,57 điểm; đào tạo lao động 5,22 điểm cách thành phố HCM đơn vị dẫn đầu 0,58 điểm.

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và  thể chế và pháp lý Lào Cai không nằm trong Top 10.

So với năm 2010, năm 2011, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động bị giảm điểm; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; tiếp cận đất đai là đứng yên, 5 tiêu chí còn lại đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là gia nhập thị trường và tính năng động.
Nguồn: PCI 2011
Nguồn: PCI 2011

PCI là chỉ số cung cấp những thông tin hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố, giúp họ xác định được lĩnh vực và cách thức cải cách điều hành kinh tế hiệu quả nhất. Dẫu vậy nó thể hiện tiếng nói, phản hồi của các doanh nghiệp trong tỉnh về cải cách hành chính của chính quyền tỉnh, và những tiêu chí xếp hạng trong PCI có thể là một tiêu chí để xem xét đầu tư vào tỉnh.


Theo TTVN