Rất có thể nguyên nhân của sự hỏng hóc này đến từ phía Ấn Độ khi nước này yêu cầu thay thế vật liệu cách nhiệt cho nồi hơi truyền thống (sợi amiăng) bằng tường gạch chịu nhiệt.
Tàu sân bay Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ. |
Hiện nay, các chuyên gia đang phải giải quyết vấn đề vô cùng khó khăn đó là đưa Vikramaditya trở lại ụ tàu, bởi vì tàu sẽ không thể quay trở lại với chỉ một nồi hơi còn hoạt động.
Sau khi trở về nhà máy Sevmash, các chuyên gia sẽ xác định đầy đủ các lỗi hỏng hóc và tiến hành sửa chữa, thậm chí là có thể làm lại từ đầu.
Tờ Kommersant cho biết rằng, Hải quân Ấn Độ chưa thể nhận được con tàu trước tháng 10 năm 2013. Được biết, tàu sân bay “Mặt trời quả cảm” Vikramaditya dự kiến sẽ được chuyển giao cho khách hàng vào ngày Ngày Hải quân Ấn Độ (04/12).
Vikramaditya trên đường ra Bạch Hari thử nghiệm. |
Thời hạn bàn giao trước đó liên tục bị hoãn do tăng khối lượng công việc. Kế hoạch ban đầu bàn giao tàu cho khách hàng được dự kiến từ năm 2008.
Theo Kommersant, ngày 8 tháng 6, tàu sân bay đã lần đầu tiên ra biển Barents từ nhà máy Sevmash để thực hiện thử nghiệm trong thời gian 124 ngày. Một trong những ưu tiên là kiểm tra máy phát điện.
Ngoài việc kiểm tra hệ thống phát điện thì mới đây, vào cuối tháng 7, “Mặt trời quả cảm” cũng đã được thử nghiệm với tiêm kích trên hạm MiG-29KUB.
Tiêm kích MiG-29KUB cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ. |
"Phi hành đoàn bao gồm phi công Đại tá, Anh hùng nước Nga Nicholas Diorditsa và phi công thử nghiệm của công ty MiG Mikhail Belyaev đã thực hiện hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay Đô đốc Gorshkov ", - Báo cáo của Interfax cho hay.
Báo cáo cũng lưu ý rằng việc cất hạ cánh trên boong tàu sân bay đã được thực hiện vài lần ở những độ cao khác nhau.
"Công ty MiG đang tiến hành các chuyến bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu MiG-29K/KUB trên tàu tàu sân bay Vikramaditya, hiện đang chạy thử nghiệm trên vùng biển Barents," - Đại diện công ty MiG cho hay.
Hãng tin Interfax cũng cho biết rằng các chuyến bay của tiêm kích trên hạm MiG với tàu sân bay đã được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng với phía Ấn Độ.
Sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm với tàu sân bay Vikramaditya, các máy bay này sẽ được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ.
Tàu sân bay “Mặt trời quả cảm” INS Vikramaditya, tên gọi cũ là tàu Đô đốc Admiral Gorshkov, là một tàu sân bay Project 1143.4 do Liên Xô chế tạo.
Nó được bán cho Ấn Độ vào năm 2005 với giá 947 triệu đôla bao gồm cả chi phí tân trang và thời điểm chuyển giao dự kiến ban đầu là tháng 8 năm 2008.
Tuy nhiên, việc chuyển giao đã bị trì hoãn 4 năm do các tranh cãi liên quan tới chi phí nâng cấp. Kể từ đó, chi phí tân trang con tàu đã tăng lên 2,3 tỷ đôla.
Vikramaditya được đại tu tại nhà máy Svemash. |
Tàu sân bay INS Vikramaditya có lượng giãn nước 45.000 tấn, chiều dài 283 m, rộng 31 m, mướn nước 8,2 m. Tàu có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K và trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc Ka-31.
Hệ thống điện tử của "Mặt trời quả cảm" INS Vikramaditya dựa trên hệ thống radar mạng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AEW.
Trong tháng 3 vừa qua, Hải quân Nga và Ấn Độ đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm trong cảng với tàu sân bay INS Vikramaditya và đầu tháng 6 đã tiến ra Bạch Hải để thử nghiệm trên biển.
Một số hình ảnh tàu sân bay Vikramaditya trên đường ra Bạch Hải để bắt đầu quá trình chạy thử nghiệm:
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ
>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân
>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55
>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA