Mới đây, Bộ Y tế có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc liên quan đến giá sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ (vẫn thường gọi là sữa).
Trước đó, theo quy định mới của Bộ Y tế, hàng loạt sản phẩm dành cho trẻ nhỏ đã thay đổi tên gọi từ sữa thành “Sản phẩm dinh dưỡng công thức”, “Thức ăn bổ sung”, “Thực phẩm bổ sung”. Việc đổi tên gọi như vậy vì các thành phần trong sản phẩm cho trẻ nhỏ phải đảm bảo phù hợp lứa tuổi, lượng đạm sữa chỉ 11 - 12%, đồng thời phải thêm các vi chất, vitamin giúp cho trẻ tăng trưởng. Trong khi đó sữa là sản phẩm có lượng đạm 34%.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, việc đổi tên này khiến cho sản phẩm sữa tăng giá do không còn nằm trong danh mục hàng bình ổn giá. Theo một bảng thống kê giá của một số sản phẩm sữa bột nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp, mức giá nhập khẩu chỉ 4-5 USD/hộp (khoảng 80.000- 100.000 đồng), còn giá bán lẻ trên thị trường từ 400.000-900.000 đồng/hộp.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, việc quy định sữa thuộc mặt hàng bình ổn giá đã được thực hiện từ năm 2008, khi Nghị định số 75 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá được ban hành.
Từ ngày 1/1/2013, khi Luật Giá có hiệu lực thì việc bình ổn giá đối với mặt hàng sữa chỉ quy định đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Như vậy, việc Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ không gây hiểu lầm, cũng như không làm tăng giá sản phẩm này.
Trước câu hỏi của báo Lao động "Cơ quan quản lý giá cho rằng sữa tăng giá trong thời gian qua là do “lỗi” của Bộ Y tế đã đổi tên sữa thành sản phẩm dinh dưỡng công thức?", ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục VSATTP (Bộ Y tế) cho rằng: Giá sữa bột được đưa vào danh sách bình ổn giá từ 2008 - 2013. Theo 3 luật như đã nói ở trên và theo các thông lệ quốc tế, Việt Nam đã đổi tên sữa bột thành sản phẩm dinh dưỡng công thức. Trong 5 năm qua mặc dù không có sự thay đổi tên sữa, giá sữa vẫn tăng bình thường. Vì thế không thể nói vì thay đổi tên sữa thành sản phẩm dinh dưỡng công thức mới dẫn đến việc tăng giá.
Trước khi các QCKT nói trên có hiệu lực, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã có công văn số 516/ATTP-SP ngày 28.3.2013 gửi Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính thông báo về thời hạn hiệu lực của các QCKT nói trên và đề nghị Cục Quản lý giá xem xét và áp giá đồng thời cung cấp danh mục các sản phẩm này đã công bố tại Cục An toàn thực phẩm để các cơ quan chức năng thực hiện quản lý giá theo quy định.
Trước thời điểm 1/6, Cục Quản lý giá cũng đã có buổi làm việc với Cục ATTP để cùng thống nhất: Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và các sản phẩm có chứa sữa dùng cho trẻ dưới 6 tuổi đổi tên là sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em và đều phải thực hiện kê khai giá. Thực tế hiện nay tất cả các công ty nhập khẩu sản phẩm dinh dưỡng công thức trước khi đưa ra thị trường đều kê khai giá với cơ quan tài chính địa phương. Vậy không thể nói là các sản phẩm này nằm ngoài danh sách bình ổn giá.
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết thêm, sau khi quy định lại tên gọi các sản phẩm sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, Bộ Y tế đã có công văn gửi Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đề nghị Cục Quản lý giá xem xét và áp giá, đồng thời cung cấp danh mục các sản phẩm này đã công bố tại Cục An toàn thực phẩm để các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định.
Trước đó, theo quy định mới của Bộ Y tế, hàng loạt sản phẩm dành cho trẻ nhỏ đã thay đổi tên gọi từ sữa thành “Sản phẩm dinh dưỡng công thức”, “Thức ăn bổ sung”, “Thực phẩm bổ sung”. Việc đổi tên gọi như vậy vì các thành phần trong sản phẩm cho trẻ nhỏ phải đảm bảo phù hợp lứa tuổi, lượng đạm sữa chỉ 11 - 12%, đồng thời phải thêm các vi chất, vitamin giúp cho trẻ tăng trưởng. Trong khi đó sữa là sản phẩm có lượng đạm 34%.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, việc đổi tên này khiến cho sản phẩm sữa tăng giá do không còn nằm trong danh mục hàng bình ổn giá. Theo một bảng thống kê giá của một số sản phẩm sữa bột nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp, mức giá nhập khẩu chỉ 4-5 USD/hộp (khoảng 80.000- 100.000 đồng), còn giá bán lẻ trên thị trường từ 400.000-900.000 đồng/hộp.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, việc quy định sữa thuộc mặt hàng bình ổn giá đã được thực hiện từ năm 2008, khi Nghị định số 75 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá được ban hành.
Từ ngày 1/1/2013, khi Luật Giá có hiệu lực thì việc bình ổn giá đối với mặt hàng sữa chỉ quy định đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Như vậy, việc Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ không gây hiểu lầm, cũng như không làm tăng giá sản phẩm này.
Trước câu hỏi của báo Lao động "Cơ quan quản lý giá cho rằng sữa tăng giá trong thời gian qua là do “lỗi” của Bộ Y tế đã đổi tên sữa thành sản phẩm dinh dưỡng công thức?", ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục VSATTP (Bộ Y tế) cho rằng: Giá sữa bột được đưa vào danh sách bình ổn giá từ 2008 - 2013. Theo 3 luật như đã nói ở trên và theo các thông lệ quốc tế, Việt Nam đã đổi tên sữa bột thành sản phẩm dinh dưỡng công thức. Trong 5 năm qua mặc dù không có sự thay đổi tên sữa, giá sữa vẫn tăng bình thường. Vì thế không thể nói vì thay đổi tên sữa thành sản phẩm dinh dưỡng công thức mới dẫn đến việc tăng giá.
Trước khi các QCKT nói trên có hiệu lực, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã có công văn số 516/ATTP-SP ngày 28.3.2013 gửi Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính thông báo về thời hạn hiệu lực của các QCKT nói trên và đề nghị Cục Quản lý giá xem xét và áp giá đồng thời cung cấp danh mục các sản phẩm này đã công bố tại Cục An toàn thực phẩm để các cơ quan chức năng thực hiện quản lý giá theo quy định.
Trước thời điểm 1/6, Cục Quản lý giá cũng đã có buổi làm việc với Cục ATTP để cùng thống nhất: Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và các sản phẩm có chứa sữa dùng cho trẻ dưới 6 tuổi đổi tên là sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em và đều phải thực hiện kê khai giá. Thực tế hiện nay tất cả các công ty nhập khẩu sản phẩm dinh dưỡng công thức trước khi đưa ra thị trường đều kê khai giá với cơ quan tài chính địa phương. Vậy không thể nói là các sản phẩm này nằm ngoài danh sách bình ổn giá.
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết thêm, sau khi quy định lại tên gọi các sản phẩm sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, Bộ Y tế đã có công văn gửi Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đề nghị Cục Quản lý giá xem xét và áp giá, đồng thời cung cấp danh mục các sản phẩm này đã công bố tại Cục An toàn thực phẩm để các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định.
Nguyên Thảo (tổng hợp)