40 món ngon Việt Nam được quảng bá trên CNN (phần 2)

07/10/2011 07:09
Hải Hà (tổng hợp)
(GDVN) - 40 món ngon Việt Nam vừa được CNNGO - chuyên trang về tin tức, du lịch châu Á giới thiệu trên CNN.
21. Cà tím kho tộ: Cà tím xắt miếng lớn và kho trong nồi đất cùng với cà chua, nước tương, đường, thịt lợn băm nhỏ, khi ăn cho thêm một số loại rau và gia vị. Ăn đâu: quán Bồ đề tâm Số 68 Phạm Huy Thông - Ba Đình - HN
21. Cà tím kho tộ: Cà tím xắt miếng lớn và kho trong nồi đất cùng với cà chua, nước tương, đường, thịt lợn băm nhỏ, khi ăn cho thêm một số loại rau và gia vị. Ăn đâu: quán Bồ đề tâm Số 68 Phạm Huy Thông - Ba Đình - HN
22. Bột chiên: Món ăn này có nguồn gốc Trung Hoa được chế biến khá đơn giản. Bột gạo luộc chín, xắt thành từng miếng vuông bằng đốt ngón tay rồi đem chiên. Sau đó cho vào một hoặc hai trái trứng gà, hành lá và tiếp tục đảo đều cho đến khi miếng bột vàng giòn. Đĩa bột chiên có màu vàng của bột chiên, màu đỏ của lòng đỏ, màu trắng của lòng trắng trứng. Ngoài ra còn được trang trí màu đỏ của tương ớt, màu trắng hồng của đu đủ thái sợi, màu xanh của vài lá rau thơm. Món bột chiên ngon phải có độ dòn của lớp vỏ, độ dẻo của miếng bột, hương thơm của trứng gà và độ nóng của món ăn. Ăn đâu: Ngã tư Điện Biên Phủ - Phùng Khắc Khoan (TP HCM).
22. Bột chiên: Món ăn này có nguồn gốc Trung Hoa được chế biến khá đơn giản. Bột gạo luộc chín, xắt thành từng miếng vuông bằng đốt ngón tay rồi đem chiên. Sau đó cho vào một hoặc hai trái trứng gà, hành lá và tiếp tục đảo đều cho đến khi miếng bột vàng giòn. Đĩa bột chiên có màu vàng của bột chiên, màu đỏ của lòng đỏ, màu trắng của lòng trắng trứng. Ngoài ra còn được trang trí màu đỏ của tương ớt, màu trắng hồng của đu đủ thái sợi, màu xanh của vài lá rau thơm. Món bột chiên ngon phải có độ dòn của lớp vỏ, độ dẻo của miếng bột, hương thơm của trứng gà và độ nóng của món ăn. Ăn đâu: Ngã tư Điện Biên Phủ - Phùng Khắc Khoan (TP HCM).
23. Bún đậu mắm tôm : Những miếng đậu phụ chiên phồng vàng rộm ăn với bún tươi trắng mịn. Món này chấm với mắm tôm với mùi vị đặc trưng, rất được ưa chuộng tại Hà Nội và một số vùng lân cận. Ăn đâu: Ngõ Phất Lộc, Hoàn Kiếm, Hà Nội
23. Bún đậu mắm tôm : Những miếng đậu phụ chiên phồng vàng rộm ăn với bún tươi trắng mịn. Món này chấm với mắm tôm với mùi vị đặc trưng, rất được ưa chuộng tại Hà Nội và một số vùng lân cận. Ăn đâu: Ngõ Phất Lộc, Hoàn Kiếm, Hà Nội
24. Bánh gối: Vỏ bánh làm từ bột, nhân là thịt nạc và tôm. Bánh rán chín vỏ giòn mà bên trong vẫn mềm nên không mau ngán. Ăn đâu: Quán Gốc Đa nằm trên đường Lý Quốc Sư, HN.
24. Bánh gối: Vỏ bánh làm từ bột, nhân là thịt nạc và tôm. Bánh rán chín vỏ giòn mà bên trong vẫn mềm nên không mau ngán. Ăn đâu: Quán Gốc Đa nằm trên đường Lý Quốc Sư, HN.
25. Cơm sườn nướng: Thịt sườn cốt lết có cả phần xương hay nạc thăn lưng, xắt miếng lớn dày bằng bàn tay đem nướng trên lửa lớn cho chín đều. Trong lúc nướng, tưới thêm nước gia vị lên thịt cho miếng thịt chín không bị khô. Sườn nướng ăn với cơm trắng bình thường hoặc cơm tấm, chan nước mắm chua ngọt, ăn kèm với dưa chuột, cà chua, cải chua rất ngon. Ăn đâu: Cơm tấm Thuận Kiều, quận 5, TP.HCM.
25. Cơm sườn nướng: Thịt sườn cốt lết có cả phần xương hay nạc thăn lưng, xắt miếng lớn dày bằng bàn tay đem nướng trên lửa lớn cho chín đều. Trong lúc nướng, tưới thêm nước gia vị lên thịt cho miếng thịt chín không bị khô. Sườn nướng ăn với cơm trắng bình thường hoặc cơm tấm, chan nước mắm chua ngọt, ăn kèm với dưa chuột, cà chua, cải chua rất ngon. Ăn đâu: Cơm tấm Thuận Kiều, quận 5, TP.HCM.
26. Cháo: Cháo là một món ăn truyền thống ở Việt Nam, chủ yếu dùng gạo và nước nấu cho đến khi hạt gạo nở bung ra. Có thể cho thêm vài lát thịt gà, vịt, bò, cá, sườn lợn ăn kèm với một số loại rau và lá hẹ. Ăn đâu: Cháo 37, số 37 Trần Nhân Tông, HN.
26. Cháo: Cháo là một món ăn truyền thống ở Việt Nam, chủ yếu dùng gạo và nước nấu cho đến khi hạt gạo nở bung ra. Có thể cho thêm vài lát thịt gà, vịt, bò, cá, sườn lợn ăn kèm với một số loại rau và lá hẹ. Ăn đâu: Cháo 37, số 37 Trần Nhân Tông, HN.
27. Bò lúc lắc: Món thịt bò xào vàng cạnh mà bên trong còn tái, không dai, không khô, vị mặn ngọt đậm đà, dậy mùi thơm. Bò lúc lắc ăn nóng chấm với muối tiêu. Khi chuẩn bị ăn, bắc chảo mỡ lên bếp đun thật nóng, cho tỏi đã băm nhỏ vào phi thơm, cho thêm ít đường, bỏ một phần thịt vào đảo đều tay. Thịt vừa tái, nhắc chảo xuống, trút thịt lên đĩa rau xà lách xếp sẵn. Cứ như thế tiếp tục xào lượt khác. Ăn đâu: Quán Béo, 96 Nguyễn Thái Học, HN.
27. Bò lúc lắc: Món thịt bò xào vàng cạnh mà bên trong còn tái, không dai, không khô, vị mặn ngọt đậm đà, dậy mùi thơm. Bò lúc lắc ăn nóng chấm với muối tiêu. Khi chuẩn bị ăn, bắc chảo mỡ lên bếp đun thật nóng, cho tỏi đã băm nhỏ vào phi thơm, cho thêm ít đường, bỏ một phần thịt vào đảo đều tay. Thịt vừa tái, nhắc chảo xuống, trút thịt lên đĩa rau xà lách xếp sẵn. Cứ như thế tiếp tục xào lượt khác. Ăn đâu: Quán Béo, 96 Nguyễn Thái Học, HN.
28. Hạt dẻ nóng: "Mùi thơm của hạt dẻ rang trên bếp lửa đưa ta về ký ức tuổi thơ khi nghe bản thánh ca mùa Giáng sinh", CNNGo bình phẩm về món hạt dẻ nóng của Việt Nam. Loại hạt này phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai... Ăn đâu: Phố Tô Tịch HN.
28. Hạt dẻ nóng: "Mùi thơm của hạt dẻ rang trên bếp lửa đưa ta về ký ức tuổi thơ khi nghe bản thánh ca mùa Giáng sinh", CNNGo bình phẩm về món hạt dẻ nóng của Việt Nam. Loại hạt này phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai... Ăn đâu: Phố Tô Tịch HN.
29. Bánh ướt thịt nướng: Bánh ướt là loại bánh tráng làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng hơn dính liền. thịt để nướng là thịt heo ba chỉ thái mỏng, ướp tiêu hành, nước mắm, ngũ vị hương, mè. Thịt ướp sau vài giờ thì đem kẹp, nước trên bếp than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín, dậy mùi hương. Lấy thịt nướng kèm với rau thơm, giá, xà lách làm nhân để cuốn bánh ướt. Ăn đâu: Bánh ướt Kim Long, Huế
29. Bánh ướt thịt nướng: Bánh ướt là loại bánh tráng làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng hơn dính liền. thịt để nướng là thịt heo ba chỉ thái mỏng, ướp tiêu hành, nước mắm, ngũ vị hương, mè. Thịt ướp sau vài giờ thì đem kẹp, nước trên bếp than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín, dậy mùi hương. Lấy thịt nướng kèm với rau thơm, giá, xà lách làm nhân để cuốn bánh ướt. Ăn đâu: Bánh ướt Kim Long, Huế
30. Bún chả: Chả thường có 2 loại: chả băm và chả miếng. Chả băm được làm từ thịt lợn nạc băm nhuyễn, ướp với muối, tiêu, nước mắm, đường, hành khô xắt nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước. Còn chả miếng thường dùng thịt ba chỉ (ba rọi) thái mỏng ướp gia vị tương tự chả viên và nướng bằng trên vỉ hoặc xiên que. Sau khi nướng, miếng chả sẽ chín vàng rộm, vị đậm đà, dậy mùi thơm phức. Ăn đâu: Quán Đắc Kim, số 1 Hàng Mành, HN.
30. Bún chả: Chả thường có 2 loại: chả băm và chả miếng. Chả băm được làm từ thịt lợn nạc băm nhuyễn, ướp với muối, tiêu, nước mắm, đường, hành khô xắt nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước. Còn chả miếng thường dùng thịt ba chỉ (ba rọi) thái mỏng ướp gia vị tương tự chả viên và nướng bằng trên vỉ hoặc xiên que. Sau khi nướng, miếng chả sẽ chín vàng rộm, vị đậm đà, dậy mùi thơm phức. Ăn đâu: Quán Đắc Kim, số 1 Hàng Mành, HN.
31. Bánh mì: Bánh mì với vỏ ngoài làm từ bột mì nướng thơm giòn, nhân bên trong tùy khẩu vị, có thể là thịt, trứng, chả cá... Ăn một ổ bánh thịt với đủ mùi thơm giòn của vỏ bánh, vị ngọt của bột mì, béo của bơ, hương vị đậm đà của thịt, chả, pa-tê, rau, dưa chuột. Ăn đâu: Bánh mỳ Đình Ngang, Hoàn Kiếm, HN - bánh mì Nhưan - TP.HCM.
31. Bánh mì: Bánh mì với vỏ ngoài làm từ bột mì nướng thơm giòn, nhân bên trong tùy khẩu vị, có thể là thịt, trứng, chả cá... Ăn một ổ bánh thịt với đủ mùi thơm giòn của vỏ bánh, vị ngọt của bột mì, béo của bơ, hương vị đậm đà của thịt, chả, pa-tê, rau, dưa chuột. Ăn đâu: Bánh mỳ Đình Ngang, Hoàn Kiếm, HN - bánh mì Nhưan - TP.HCM.
32. Lẩu: Lẩu có rất nhiều loại mà tên gọi tùy thuộc vào nguyên liệu chính để chế biến như: lẩu cá, bò, hải sản. Khi dùng cho thêm đậu hũ, ăn kèm bún tươi hay mì sợi và các loại rau sống, rau thơm.
32. Lẩu: Lẩu có rất nhiều loại mà tên gọi tùy thuộc vào nguyên liệu chính để chế biến như: lẩu cá, bò, hải sản. Khi dùng cho thêm đậu hũ, ăn kèm bún tươi hay mì sợi và các loại rau sống, rau thơm.
33. Bánh bao: Vỏ bánh bao được làm từ hỗn hợp bột mì, bột ngô, bột nổi, muối, đường, men. Nhân bánh làm từ thịt lợn trộn với hành tây, củ sắn (đậu), nấm, miến, hành hương, cho thêm gia đường, dầu mè, tiêu, muối. Bánh được hấp trên lửa lớn, khoảng 15 phút cho vừa chín tới mà không khô. Ăn đâu: Tiệm Bánh Bao Thọ Phát 78 Nguyễn Tri Phương P7 Q5, TP.HCM.
33. Bánh bao: Vỏ bánh bao được làm từ hỗn hợp bột mì, bột ngô, bột nổi, muối, đường, men. Nhân bánh làm từ thịt lợn trộn với hành tây, củ sắn (đậu), nấm, miến, hành hương, cho thêm gia đường, dầu mè, tiêu, muối. Bánh được hấp trên lửa lớn, khoảng 15 phút cho vừa chín tới mà không khô. Ăn đâu: Tiệm Bánh Bao Thọ Phát 78 Nguyễn Tri Phương P7 Q5, TP.HCM.
34: Cơm rang: Cho hành tỏi vào chảo dầu nóng phi thơm lên, cho cơm vào rang khô, có thể cho thêm trứng, bơ vào, rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó lấy một chiếc chảo khác xào tôm tươi, nấm, tôm khô, nêm gia vị bột ngọt, xì dầu (có thể thêm thịt gà, thịt lợn vào) xào chín rồi nhắc xuống. Cơm chiên ăn kèm với dưa chuột, cà chua chan nước mắm hoặc nước tương chua ngọt. Ăn đâu: Nguyễn Du, Hà Nội.
34: Cơm rang: Cho hành tỏi vào chảo dầu nóng phi thơm lên, cho cơm vào rang khô, có thể cho thêm trứng, bơ vào, rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó lấy một chiếc chảo khác xào tôm tươi, nấm, tôm khô, nêm gia vị bột ngọt, xì dầu (có thể thêm thịt gà, thịt lợn vào) xào chín rồi nhắc xuống. Cơm chiên ăn kèm với dưa chuột, cà chua chan nước mắm hoặc nước tương chua ngọt. Ăn đâu: Nguyễn Du, Hà Nội.
35. Bò bít tết: Thịt bò xắt miếng to và dày, sau đó đem áp chảo cho chín tái rồi tưới thêm gia vị. Món này dùng với tương ớt, xì dầu hoặc nước sốt đặc biệt, với vài miếng xà lách, cà chua, chưa leo...Ăn đâu: Bò Bít Tết Hoả Diệm Sơn – 331 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM ...
35. Bò bít tết: Thịt bò xắt miếng to và dày, sau đó đem áp chảo cho chín tái rồi tưới thêm gia vị. Món này dùng với tương ớt, xì dầu hoặc nước sốt đặc biệt, với vài miếng xà lách, cà chua, chưa leo...Ăn đâu: Bò Bít Tết Hoả Diệm Sơn – 331 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM ...
36. Cơm chay: Nét đặc trưng của đồ chay Việt là dùng các loại rau củ quả để "giả" thịt, cá, tôm... mà hương vị, màu sắc, hình dáng giống hệt "thật". Món ăn này được đánh giá là tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Ăn đâu: Cơm chay An Lạc Viên, Số nhà 65, Quang Trung, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
36. Cơm chay: Nét đặc trưng của đồ chay Việt là dùng các loại rau củ quả để "giả" thịt, cá, tôm... mà hương vị, màu sắc, hình dáng giống hệt "thật". Món ăn này được đánh giá là tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Ăn đâu: Cơm chay An Lạc Viên, Số nhà 65, Quang Trung, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
37. Chè: Chè là món tráng miệng truyền thống của người Việt, khi ăn được đựng trong một chiếc bát sứ hoặc ly thủy tinh. Chè có vị ngọt, béo, với thành phần nguyên liệu rất phong gồm: đậu, sữa, nước cốt dừa, trái cây, đá bào. Ăn đâu: Chè Sài Gòn, số 2 Cát Linh, HN.
37. Chè: Chè là món tráng miệng truyền thống của người Việt, khi ăn được đựng trong một chiếc bát sứ hoặc ly thủy tinh. Chè có vị ngọt, béo, với thành phần nguyên liệu rất phong gồm: đậu, sữa, nước cốt dừa, trái cây, đá bào. Ăn đâu: Chè Sài Gòn, số 2 Cát Linh, HN.
38: Mì xào bò: Mì sợi đem xào với dầu hoặc mỡ lợn, sau đó cho thêm thịt bò, hành tây, tỏi, cà chua, rau cải cho màu sắc bắt mắt, vị đậm đà, mùi thơm phức.
38: Mì xào bò: Mì sợi đem xào với dầu hoặc mỡ lợn, sau đó cho thêm thịt bò, hành tây, tỏi, cà chua, rau cải cho màu sắc bắt mắt, vị đậm đà, mùi thơm phức.
39. Đậu phụ sốt cà chua: Đổ dầu vào chảo đun nóng rồi cho đậu phụ (đậu hũ) vào, chiên đến khi đậu phụ ngả vàng 2 mặt. Sau đó dùng một chiếc chảo khác xào cà chua, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi cà chua đã chín, cho đậu phụ vào chảo, thêm vài khúc hành lá tiếp tục đun nhỏ lửa để gia vị thấm vào miếng đậu.
39. Đậu phụ sốt cà chua: Đổ dầu vào chảo đun nóng rồi cho đậu phụ (đậu hũ) vào, chiên đến khi đậu phụ ngả vàng 2 mặt. Sau đó dùng một chiếc chảo khác xào cà chua, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi cà chua đã chín, cho đậu phụ vào chảo, thêm vài khúc hành lá tiếp tục đun nhỏ lửa để gia vị thấm vào miếng đậu.
40. Canh bún: Canh bún là món ăn nước gần giống với bún riêu cua màu đỏ cam. Nước lèo ăn bún nấu từ thịt cua xay, ốc nêm gia vị muối, mắm, đường, bột ngọt. Món này ăn với bún tươi, cho thêm hành lá cắt khúc, hành củ phi thơm cua, bún, tàu hủ chiên, huyết heo, rau muống và rau thơm. Ăn đâu: canh bún Mẹ Tôi: 115/62 Lê Văn Sĩ, P.13, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
40. Canh bún: Canh bún là món ăn nước gần giống với bún riêu cua màu đỏ cam. Nước lèo ăn bún nấu từ thịt cua xay, ốc nêm gia vị muối, mắm, đường, bột ngọt. Món này ăn với bún tươi, cho thêm hành lá cắt khúc, hành củ phi thơm cua, bún, tàu hủ chiên, huyết heo, rau muống và rau thơm. Ăn đâu: canh bún Mẹ Tôi: 115/62 Lê Văn Sĩ, P.13, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Hải Hà (tổng hợp)