Bà chủ quán “cháo chửi” nổi tiếng Hà thành: "Tôi có chửi ai bao giờ"

06/07/2012 13:04
Bài, ảnh: Khuê Hạ
(GDVN) - “Cháo quát, cháo chửi” ở đây có nghĩa là cháo ngon, đông khách nhưng vẫn đắt hàng, chứ bà có mắng chửi ai bao giờ” – bà Mỹ khẳng định.
“Bà đỡ quát hơn xưa rồi” Đã từ lâu cái tên “cháo quát, cháo chửi” quá quen thuộc với những người sành ăn ở Hà Nội mỗi khi ai đó nói về quán cháo gà của bà Mỹ ở địa chỉ 15 Lý Quốc Sư cũ (nay có 2 địa chỉ mới ở số 7 Nhà Thờ và số 47A Lý Quốc Sư). Theo đó, với những giai thoại về những lần quát, chửi khách hàng của bà chủ quán này được truyền miệng và lan truyền trên mạng khiến những ai tò mò đến đây ăn lần đầu cũng chuẩn bị sẵn tâm thế "để xem bà ấy quát hay chửi thế nào".
Khác với những từ ngoa ngoắt mà nhiều thực khách vẫn nói về bà trước đó, chủ của quán "cháo quát, cháo chửi" nức tiếng Hà thành mà chúng tôi gặp lại rất điềm đạm, nhẹ nhàng.
Khác với những từ ngoa ngoắt mà nhiều thực khách vẫn nói về bà trước đó, chủ của quán "cháo quát, cháo chửi" nức tiếng Hà thành mà chúng tôi gặp lại rất điềm đạm, nhẹ nhàng. 
Nhiều người cho rằng: Quán cháo thịt gà này khá nổi tiếng vì trước kia bà chủ quán hay quát con, quát nhân viên nhưng từ ngày con bà lên làm chủ thì chị ta quay sang quát khách. Khách nào cũng sẵn sàng bị quát nếu gọi suất không thịt hay ăn bát bé mà đi đông người. Quán lại nằm ngay ở mặt tiền “con phố vàng” của Hà Nội, lại gần phố trà chanh Nhà thờ nên lúc nào cũng đông khách, thu hút phần lớn giới trẻ Hà thành.Vào những ngày đông, số lượng khách tới quán ăn lên tới trên 100 người, còn ngày nào vắng nhất cũng rơi vào khoảng 50 – 70 người. Cũng với tâm thế sắp đối diện với một người phụ nữ nổi tiếng "ngoa ngoắt", chúng tôi đến gặp bà và thật sự ngạc nhiên khi trước mặt chúng tôi là một phụ nữ rất điềm đạm, nhẹ nhàng... Với chiếc áo trắng kiểu bà ba, quần lanh đen, ngồi ở ngay trước cửa hàng ở 47A Lý Quốc Sư, bà chủ quán cháo gà tên Mỹ đang ân cần mời đón khách ra vào. Chị nhân viên bán hàng ở số 7 Nhà Thờ khi nghe tôi hỏi về bà cũng đã lắc đầu nói: “Bà giờ đỡ quát hơn xưa rồi. Chị cứ thử gặp bà đi, bà hiền ấy mà!”.Chủ quán “cháo chửi” bà Mỹ: "... bà có mắng chửi ai bao giờ” Lý giải về cái tên “cháo quát, cháo chửi” mà mọi người gán cho cửa hàng của mình, bà Mỹ nói: “Cái tên ấy có từ lâu lắm rồi, cách đây mười mấy năm trước, từ khi bà còn ngồi ở ngoài đường bán cháo, chứ không được ở trong nhà như thế này”. Bà giải thích cặn kẽ: Cái tên đó bắt nguồn từ việc người miền Nam ra Hà Nội chơi rồi vào quán bà ăn cháo, phải xếp hàng lâu, chờ đợi, lại nghe bà quát mắng nhân viên nhanh chân, nhanh tay và yêu cầu khách “từ từ” nên sau đó họ đã viết bài đề tên “cháo quát, cháo chửi”. “Cháo quát, cháo chửi” ở đây có nghĩa là cháo ngon, đông khách nhưng vẫn đắt hàng, chứ bà có mắng chửi ai bao giờ” – bà Mỹ khẳng định. Với thâm niên 29 năm làm nghề bán cháo, bà Mỹ tự hào là một trong những quán cháo ngon, đặc biệt nhất đất kinh kỳ này.
Có lẽ giai thoại về "cháo quát, cháo chửi' của bà Mỹ xem ra đã là chuyện của quá khứ, hiện tại, chủ quán cháo gà này khá niềm nở chào đón khách.
Có lẽ giai thoại về "cháo quát, cháo chửi' của bà Mỹ xem ra đã là chuyện của quá khứ, hiện tại, chủ quán cháo gà này khá niềm nở chào đón khách.
>> NHỮNG ĐỊA CHỈ "BÚN MẮNG, CHÁO CHỬI, ỐC LẮM MỒM NỨC TIẾNG HÀ THÀNH" “Đấy cháu xem, có bao nhiêu người ở xa toàn tới đây mua cháo trắng để đem về cho người ốm ăn. Bán hàng thì phải có tâm. Những người nghèo, bị què hay bị mù lòa, bà đều cho, không lấy tiền. Nhiều người miền Nam nghe tiếng về quán “cháo chửi”, tới đây ăn cứ bảo: “Má ơi, má chửi đi, con thích nghe má chửi”. Nhưng tôi cười: “Ơ, tôi có điên đâu mà chửi. Ai chửi khách làm gì. Bán hàng thì phải chiều khách chứ!”, bà Mỹ vừa chỉ tay những người vào ăn cháo vừa nói. Ngồi với bà hồi lâu, bà tỉ tê kể về quãng đời lam lũ từ quê ra lập nghiệp của bà, từ những năm làm công chức nhà nước, cho tới khi chuyển sang đi làm nghề bán cháo. Gương mặt bà tuy có nghiêm khắc nhưng giọng nói lại hiền lành, chất phác. Khi chúng tôi kể chuyện với bà về những quán ốc, bún phở “mắng, chửi” khác, về lối bán hàng “chộp giật” của một số hàng quán ngoài thị trường... bà chỉ nhẹ lời đầy cảm thông, chia sẻ: “Chắc là đông khách quá”.
Bài, ảnh: Khuê Hạ