Bất động sản phía Đông Hà Nội: Hấp dẫn từ những "làn gió mới"

30/06/2011 07:00
(GDVN) – Một trong những nguyên nhân khiến người mua có thành kiến với BĐS phía Đông Hà Nội là sự thiếu vắng tiện ích hạ tầng nhưng đến nay thời thế đã khác.

(GDVN) – Theo điều tra, một trong những nguyên nhân khiến người mua có thành kiến với những dự án bất động sản phía Đông Hà Nội bởi sự thiếu vắng tiện ích hạ tầng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại... Tuy nhiên, đến nay thời thế đã khác.

Sự trở lại của BĐS phía Đông Hà Nội
 

Tháng 12/2009 có thể xem là thời điểm quan trọng, đánh dấu sự trở lại của khu vực phía Đông Hà Nội với hàng loạt sự kiện lớn.

Ngày 17/12, Công ty trách nhiệm hữu hạn Berjaya-Handico 12 tổ chức khai trương Khu đô thị The Pavillion-Thạch Bàn Garden City (quận Long Biên, Hà Nội). Ngay sau lễ khai trương, chủ đầu tư đã mở cửa bán khu chung cư Canal Park. Cũng trong sáng 17/12, khu nhà ở Green House nằm trong Khu đô thị Việt Hưng (Long Biên) đã được khởi công xây dựng.
 
Nhận thấy lợi thế về quỹ đất cũng như vị trí đắt địa (là nơi giao cắt của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng), bất động sản khu vực phía Đông Hà Nội đã và đang được một số nhà đầu tư có tên tuổi trong nước và nước ngoài tìm đến. Điển hình là dự án KĐT sinh thái Ecopark rộng gần 500ha đang được Công ty CP đầu tư phát triển đô thị Việt Hưng triển khai. Tiếp đến là dự án Hanoi Garden City, tọa lạc tại phường Thạch Bàn (quận Long Biên), do tập đoàn Berjaya, Malaysia và công ty Handico12 làm chủ đầu tư…

Phối cảnh tổng thể dự án Vincom Village.
Phối cảnh tổng thể dự án Vincom Village.

Mới đây nhất, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng - đơn vị thành viên của Công ty CP Vincom, Tập đoàn Vingroup đã công bố dự án Vincom Village với diện tích 183,5 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Dự án là một khu đô thị đặc biệt cao cấp, sang trọng và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Mặc dù ra đời sau nhưng với uy tín của chủ đầu tư Vincom, Vincom Village nhanh chóng tạo sự quan tâm của khách hàng.

Những “làn gió mới” thay đổi định kiến “BĐS phía Đông”

Một trong những nguyên nhân khiến người mua có thành kiến với những dự án bất động sản phía Đông chính là sự thiếu vắng tiện ích hạ tầng thì đến nay thời thế đã khác. Với sự cải thiện nhanh của hạ tầng giao thông nối phía Đông với trung tâm Hà Nội bằng cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì và sức hút dự án đối với người mua ngày càng tăng khi các nhà đầu tư thứ cấp trong lĩnh vực thương mại, giáo dục, dịch vụ xã hội “rục rịch” tiến về phía Đông.

Đơn cử là dự án Vincom Village – một trong những dự án đầu tiên quy tụ đầy đủ các tiêu chí của khách hàng. Vincom Village là tổ hợp bất động sản sinh thái và đa chức năng bao gồm các hạng mục: Quần thể biệt thự đặc biệt cao cấp, khu văn phòng hạng A và khu phức hợp chung cư, tổ hợp Trung tâm thương mại Vincom Center Long Biên, khu Gym & Spa + bể bơi, rạp chiếu phim. Bên cạnh đó là các khu mua sắm, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec 2, khu ẩm thực giải trí, khu thể thao trong nhà và ngoài trời.

Điểm nổi bật là Công ty cổ phần Kinh doanh Dịch vụ Hà Đô quyết định đầu tư xây dựng một tổ hợp nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng Kimono Village trên diện tích 2,1 ha trong khuôn viên dự án.

Biệt thự tại dự án Vincom Village.
Biệt thự tại dự án Vincom Village.

Theo chủ đầu tư, dự án được xây dựng theo phong cách Nhật Bản bao gồm 3 quần thể: khu tắm khoáng nóng, khu nghỉ dưỡng và nhà hàng Nhật Bản. Khu tắm khoáng nóng sẽ xây dựng 5 bể tắm với 5 công dụng khác nhau được pha khoáng chất trị bệnh theo công nghệ Nhật Bản. Khu nghỉ dưỡng thiết kế theo kiểu Nhật, được xây dựng trên mặt nước, được cách biệt bởi một hàng rào riêng biệt nhằm tạo không gian thư giãn, yên tĩnh và nhà hàng Nhật sẽ diễn ra các sự kiện văn hóa, ẩm thực lớn.

Ông Nguyễn Như Hiệp – Chủ đầu tư dự án Kimono cho biết: Sở dĩ khoáng nóng nhân tạo tại Việt Nam chưa có ai dám đầu tư vì rất tốn kém. Hơn nữa, khoáng nóng nhân tạo có tác dụng chữa bệnh đòi hỏi phải xử lý chuyên nghiệp về nguồn nước và giảm các loại khoáng chất nên đầu tư vào đây không phải dễ dàng.

Không chỉ dừng lại ở đó, việc phát triển chuỗi trường học cũng được chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Mới đây nhất, Vingroup đã ký kết các thỏa thuận phát triển hệ thống Trường Quốc tế Anh - BVIS tại hai dự án Royal City và Vincom Village. Theo đó, nhà trường sẽ phát triển liên thông từ mầm non đến hết trung học, đảm bảo tiêu chuẩn đào tạo của Bộ Giáo dục Anh Quốc kết hợp chương trình giảng dạy tiếng Việt, lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư vào dự án Vincom Village là mạo hiểm, tuy nhiên chủ đầu tư khẳng định: “So với các dự án sinh thái khác, Vincom Village có những điểm thuận lợi về giao thông, tiến độ thi công nhanh, hơn nữa lượng khách hàng tiềm năng là những cư dân tại chỗ nên chúng tôi hoàn toàn yên tâm khi đổ vốn vào dự án”.

Thực tế cho thấy người Hà Nội rất thiếu chỗ vui chơi, thiếu không gian để hít thở và thiếu môi trường sống chất lượng. Vincom Village được kỳ vọng sẽ là “làn gió mới” chứng tỏ sức hút phía Đông trong thời gian tới.

L.V