Bị ép di dời, siêu thị Việt Long khởi kiện Vinaconex-Sơn Hà

20/12/2011 07:26
Bài, ảnh: Hân Ni
(GDVN) - Tranh chấp với bên cho thuê không được giải quyết, siêu thị điện máy Việt Long đã gửi đơn khởi kiện lên TAND quận Hà Đông, TP.Hà Nội.
Khi những xung đột, tranh chấp liên quan tới việc di dời của siêu thị điện máy Việt Long (8 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) bị đẩy lên cao, chưa được các bên giải quyết, siêu thị điện máy Việt Long đã gửi đơn khởi kiện bên cho thuê lên TAND quận Hà Đông.

Phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thị Thoa – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, người đại diện hợp pháp bảo vệ quyền lợi cho bên thuê (siêu thị Việt Long) xung quanh vấn đề này.
Vinaconex - Sơn Hà không chịu đàm phán?
Luật sư Nguyễn Thị Thoa
Luật sư Nguyễn Thị Thoa

- Thưa bà, giải thích cho nguyên nhân những xung đột liên tiếp trong thời gian qua khiến hoạt động kinh doanh của Việt Long bị ảnh hưởng, Giám đốc C.Ty CP đầu tư và kinh doanh thương mại Vinaconex – Sơn Hà (Công ty CPQT Sơn Hà chiếm hơn 75% cổ phần) cho biết: Phía siêu thị Việt Long xây dựng không phép quầy Việt Long Mobile ở mặt trước tòa nhà. Điều này có đúng không thưa bà?

Thực tế, Việt Long đã đầu tư rất lớn xây dựng gian hàng Vietlong Mobile và kinh doanh từ đó đến nay chưa hề phát sinh bất kỳ tranh chấp nào. Gian hàng Vietlong Mobile không thuộc diện phải xin Giấy phép xây dựng vì nó là môt bộ phận thứ phát của tòa nhà vì vậy sự hình thành và tồn tại của gian hàng này tuân theo sự thỏa thuận thống nhất của hai bên trong Hợp đồng và các văn bản có liên quan.
Do đó, Vinaconex – Sơn Hà không có cơ sở để đòi lại vì cam kết tại điều 10.1 của Hợp đồng: “Bảo đảm cho Bên thuê quyền chiếm hữu và sử dụng ổn định”.- Bà có thể nói rõ hơn việc Vinaconex – Sơn Hà “tố” Việt Long treo biển quảng cáo bừa bãi, lấn chiếm diện tích ngoài hợp đồng? Đúng là trên hợp đồng không có những phần diện tích đó nhưng có những công văn trong quá trình phụ lục hợp đồng, Vinaconex Plaza cho phép sử dụng những diện tích hỗ trợ đó. Như vậy, việc Vinaconex – Sơn Hà “tố” Việt Long treo biển quảng cáo bừa bãi, lấn chiếm diện tích ngoài hợp đồng là vô căn cứ.- Trao đổi với báo chí, đại diện của Vinaconex – Sơn Hà cho biết nguyên nhân của việt cắt điện là do Việt Long "ăn cắp" điện bằng cách tự động đấu nối, gây mất an toàn cho người đi đường. Bà giải thích thế nào về điều này?
Việt Long đã tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc phòng cháy chữa cháy và quy định về sửa chữa, thay đổi nội thất quy định tại điều 8.2.3 của Hợp đồng, Việt Long không bất cứ có sai phạm như Vinaconex - Sơn Hà đã viện dẫn.
Vinaconex - Sơn Hà đã cắt điện nhiều ngày liên tục buộc siêu thị điện máy Việt Long phải sử dụng máy phát nổ.
Vinaconex - Sơn Hà đã cắt điện nhiều ngày liên tục buộc siêu thị điện máy Việt Long phải sử dụng máy phát nổ.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 10.2 điều 10 của Hợp đồng: Bên Cho Thuê có quyền quy hoạch, mở rộng thêm, sắp xếp lại hoặc tái đầu tư phát triển, tái thiết kế, nâng cấp, xây dựng lại các khu vực cho thuê thuộc Trung tâm Thương mại Hà Đông. Thêm vào đó, phải nhấn mạnh rằng: Cơ quan phường đã lập biên bản và yêu cầu 2 bên chấm dứt tranh chấp, yêu cầu Vinaconex - Sơn Hà dừng ngay việc cắt điện, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bên thuê nhưng Vinaconex - Sơn Hà vẫn phớt lờ cơ quan chức năng.
“Chúng tôi đủ cơ sở để kiện Vinaconex – Sơn Hà”- Được biết, Công ty Cổ phần thương mại điện máy Việt Long đã có đơn khởi kiện gửi tới TAND quận Hà Đông – TP. Hà Nội, vậy thưa bà, dựa vào cơ sở hợp lý để Công ty Cổ phần thương mại điện máy Việt Long đề nghị Tòa án giải quyết những tranh chấp này? Ngoài những gì tôi đã nói ở trên, việc chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông sở hữu tài sản cho thuê và từ đó Chủ Sở hữu mới đối với tài sản cho thuê có định hướng kinh doanh mới muốn lấy lại mặt bằng đã cho Bên Thuê thuê để sử dụng cho mục đích phát triển kinh doanh không phải là lý do phù hợp với quy định của khoản 10.2 điều 10 của Hợp đồng. Thậm chí, theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và Hợp đồng đối với trường hợp “chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông sở hữu tài sản cho thuê” thì Chủ sở hữu mới đối với tài sản cho thuê phải có nghĩa vụ và trách nhiệm kế thừa tiếp tục thực hiện Hợp đồng với Bên Thuê.
Theo luật sư Nguyễn Thị Thoa – Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Việc phá vách ngăn ở siêu thị điện máy Việt Long của bên Vinaconex - Sơn Hà là hành động xâm phạm vào tài sản của bên cho thuê.
Theo luật sư Nguyễn Thị Thoa – Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Việc phá vách ngăn ở siêu thị điện máy Việt Long của bên Vinaconex - Sơn Hà là hành động xâm phạm vào tài sản của bên cho thuê.
Từ những phân tích cho thấy, C.Ty CP đầu tư và kinh doanh thương mại Vinaconex đã căn cứ vào những lý do chưa được các bên thỏa thuận, ghi nhận trong Hợp đồng hay bất cứ văn bản nào, không đúng với quy định của Pháp luật Việt Nam để lấy lại mặt bằng đã cho Bên Thuê thuê tức là không có căn cứ chấm dứt hợp đồng theo điều 13 của Hợp đồng và điều 491 Bộ luật Dân sự. Do đó, Công ty Cổ phần thương mại điện máy Việt Long có cơ sở hợp pháp để không đồng ý với các lý do mà Vinaconex đưa ra nhằm lấy lại mặt bằng đã cho Việt Long thuê, đơn phương chấm dứt Hợp đồng với Việt Long mà không bồi thường.
- Trong trường hợp buộc phải chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn, hướng giải quyết tiếp theo của siêu thị Việt Long sẽ là như thế nào, thưa bà?
Nếu Việt Long bị buộc phải đơn phương chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn, Vinaconex - Sơn Hà phải giải quyết hậu quả như sau: Căn cứ khoản 6.4 - Phụ lục 1, khoản 6.4 - Phụ lục 4, khoản 6.4 - Phụ lục 5, đối với mỗi phụ lục “Nếu Bên Cho Thuê vi phạm việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải chịu khoản tiền bồi thường cho chi phí làm nội thất và thiệt hại do ngừng hoạt động kinh doanh của Bên Thuê với giá trị: 3.000.000.000 (ba tỷ) đồng/mỗi sàn. Do vậy, nếu chấm dứt Hợp đồng, giá trị đòi bồi thường là 12.000.000.000 (mười hai tỷ) đồng. Nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại thêm thì phải được xác định trong các văn bản giao dịch hàng ngày của hai bên coi như một thỏa thuận mới về bồi thường ngoài thỏa thuận trong Hợp đồng (cảnh báo việc vi phạm nghĩa vụ sẽ gây ra thiệt hại này và yêu cầu bên kia phải bồi thường ngoài giá trị bồi thường trong Hợp đồng).- Xin cảm ơn bà!
Giải thích cho việc mặt tiền kinh doanh của Việt Long bị đào bới hào rãnh, đổ nước vàng quạch và hàng loạt đống cát được đổ bít các hướng vào siêu thị, đại diện của Công ty CP đầu tư và kinh doanh thương mại Vinaconex cho rằng: một phần là để "giải cứu" 2 họng chữa cháy và đồng thời cải tạo lại tòa nhà sau một thời gian xuống cấp và bị lún vỉa hè dẫn đến đọng nước.

Còn việc cắt điện, Vinaconex Plaza sau khi đưa ra lý do vì đảm bảo an toàn, cũng thừa nhận rằng đó là một biện pháp để buộc Việt Long "thực hiện đúng hợp đồng".
Bài, ảnh: Hân Ni