Biến đổi khí hậu: Mầm mống đe dọa sức khỏe cộng đồng

22/08/2012 11:16
(GDVN) - Chết vì nóng, vĩ lũ lụt, bệnh dịch và vì ô nhiễm không khí... trong tương lai sẽ có thêm nhiều nạn nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đó là kết quả của một nghiên cứu do Bộ môi trường Mỹ thực hiện. Mầm mống đe dọa sức khỏe cộng đồng chính là biến đổi khí hậu.

Ngày 29/5/2009, Diễn đàn Nhân đạo Toàn cầu (Global Humanitarian Forum – GHF) khai mạc cuộc họp tại London (Anh). Theo GHF, mỗi năm thế giới có 31,5 vạn người chết vì đói khát, bệnh tật và thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Con số này có thể lên tới nửa triệu vào năm 2030.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến đới sống của 325 triệu người mỗi năm. 20 năm nữa, con số này sẽ tăng gấp đôi, tức là vào khoảng 10% dân số thế giới. Tổn thất kinh tế do sự ấm lên toàn cầu là hơn 125 tỷ USD và sẽ tăng tới 340 tỷ USD vào năm 2030.

Những con số này cho ta không khỏi suy nghĩ về biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu chính là  thủ phạm “giết chết” con người.


Thiên tai cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người

Ước tính hàng năm có 240.000 trẻ em chết vì lũ lụt ở châu Á. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, trẻ em chiếm khoảng 1/4 trong số gần 800 người chết kể từ tháng 7 ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào và Philippines. Khu vực này vừa bị tàn phá bởi trận lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng vài thập kỷ qua.

Tính riêng trẻ em, con số tử vong vì hạn hán, lũ lụt đã chiếm phần trăm lớn, ngoài ra, mỗi khi thiên tai xảy ra ở từng địa phương nhất định, dao động khoảng trên dưới 100 người chết.
Lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai

Lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai

Những trận mưa lớn nhất trong lịch sử Rio de Janeiro đã gây ra lở đất hôm 6/4/2010 giết chết ít nhất 95 người. Nước dâng cao biến đường phố thành sông và làm tê liệt thành phố lớn thứ hai ở Brazil.

19.294 người thiệt mạng trong thảm họa động đất gây sóng thần kinh hoàng xảy ra tại Nhật Bản tháng  3/2011. Theo thống kê của cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản công bố.

Gần đây, tháng 2/2012, có hơn 100 người chết vì lũ lụt tại Triều Tiên. Những con số khiến ta không khỏi kinh hoàng. Hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều sinh mạng “cống nạp” cho thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra.

Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu. Bão, lũ lụt và sạt lở đất ngày càng tăng cao. Con số thiệt mạng cũng không ngừng tăng lên.

Trong vòng một tháng ,từ cuối tháng 8 đến thangs 9/ 2011, lũ lụt ở phía nam Việt Nam  đã giết chết 78 người,  theo Liên Hiệp Quốc  đa số là các em nhỏ đã chết đuối do rơi xuống nước. LHQ cho hay có 65 em dưới 16 tuổi đã chết đuối.

Gần đây, tháng 8/2012  trận lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai đã cuốn trôi và san phẳng 10 ha ruộng vườn, 10 người được cho là mất tích.

Thiên tai là sự ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra, trực tiếp đe dọa tính mạng của con người. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn có những ảnh hưởng từng ngày, từng giờ hủy hoại sức khỏe cộng đồng. đó chính là sự hình thành và bùng phát của dịch bệnh.

Biến đổi khí hậu: Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh

Năm 2008, bản báo cáo gồm 149 trang được công bố tại thủ đô Washington (Hoa Kỳ) là một trong nhiều phân  tích khoa học mới tìm giải đáp cho câu hỏi sự ấm nóng toàn cầu sẽ tác động đến sức khỏe toàn dân thế nào. Các nhà khoa học tuyên bố rằng nguy hại cho sức khỏe sẽ tăng lên cùng với quy mô và tiến độ của biến đổi khí hậu.

Theo đó, con số những nạn nhân của thời tiết khắc nghiệt và của những bệnh do ký sinh trùng hay ve lan truyền sẽ tăng cùng với nhiệt độ. Sẽ có thêm nhiều người bị dị ứng vì mùa đông ấm áp hơn sẽ càng làm cho phấn hoa bay sớm hơn và lâu hơn. Ô nhiễm không khí, nguyên nhân chính cho những bệnh phổi và đường hô hấp, sẽ tăng thêm. Về mặt khác, những bệnh và ca tử vong vì giá lạnh sẽ giảm

xuống.

"Tài liệu này cho thấy rõ rằng sự ấm nóng toàn cầu không những chỉ đe dọa sức khỏe và thịnh vượng của con người mà đã có ảnh hưởng xấu ngay từ ngày hôm nay", bà Vickie Patton - Phó chủ tịch của tổ chức bảo vệ môi trường phi chính phủ Environmental Defense, nói.

Các bác sĩ Mỹ cũng đã tiếp sức cho những nhà phê bình đúng ngay vào thời điểm trình bày bản báo cáo: Họ cho rằng sự ấm nóng một phần cũng là nguyên nhân làm cho bệnh sỏi thận trở nên phổ biến. Nhóm các nhà khoa học của ông Tom  Brikowski thuộc Đại học Texas ở Dallas đã dựa vào những mô hình toán học cho thấy có sự liên quan trực tiếp giữa nhiệt độ trung bình và xuất hiện sỏi thận. Giải thích của họ: Khi nhiệt độ nóng hơn cơ thể thường thiếu nước nhiều hơn - một trong những yếu tố gây sỏi thận quan trọng nhất.

Biến đổi khí hậu còn gây ra bệnh béo phì

Ô nhiễm không khí nặng nề góp phần gây bệnh béo phì

Ô nhiễm không khí  nặng nề góp phần gây bệnh béo phì

Không khí ngày càng ô nhiễm, bệnh béo phì cũng tăng theo. Arne Astrup, nhà nghiên cứu thuộc khoa Béo phì và Dinh dưỡng của Đại học Copenhagen (Hoa Kỳ), cho rằng tính axit trong máu người tăng và nồng độ pH của máu giảm do nồng độ CO2 trong không khí leo thang.

Do tính axit trong máu tăng, các tế bào thần kinh orexin – loại tế bào xử lý cảm giác thèm ăn và rất nhạy cảm với tính axit trong máu – hoạt động mạnh hơn khiến con người ăn nhiều hơn. Vì thế lượng CO2 trong không khí càng lớn thì con người càng dễ béo phì.

Hàng loạt dịch bệnh bùng phát do biến đổi khí hậu như sốt xuất huyết, dịch tả...

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Theo nhiều chuyên gia y tế, ngoài những thay đổi bất thường của thời tiết còn có sự chủ quan của người dân và môi trường sống ngày càng ô nhiễm... có thể là nguyên nhân gây bùng phát nhiều loại dịch bệnh.

Thực tế, kể từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình thời tiết, khí hậu có những diễn biến hết sức thất thường. Việc trời nắng, nóng, nhiệt độ tăng đột ngột trong mùa đông và ngay sau đó lại có mưa, rét, ẩm kéo dài nên môi trường trở thành nơi ủ bệnh, cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển và lây lan nhanh chóng cho con người.
Trong báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu - thuộc chương trình thanh niên hành động ứng phó với biến đổi khí hậu - có cho biết: "Sức khỏe con người trực tiếp chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực. Nguy cơ bệnh tật tăng lên kèm theo sự suy giảm khả năng miễn dịch".
Dịch bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng do biến đổi khí hậu.

Dịch bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng do biến đổi khí hậu.


"Thời tiết, khí hậu biến đổi bất thường làm nguồn mang và truyền bệnh phát triển nhanh chóng dẫn đến bùng phát các đại dịch, hoặc vùng dịch lớn của bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác".

Trong thời gian 20-25 năm trở lại đây, đã có thêm khoảng 30 loại bệnh mới xuất hiện.

Đặc biệt, nhiều loại bệnh gia tăng dưới sự tác động của thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian như sốt rét, sốt xuất huyết do muỗi truyền, qua môi trường nước là các bệnh về đường ruột như dịch tả, tiêu chảy, các loại bệnh do vi khuẩn, virus... và nhiều loại bệnh dịch cũ quay trở lại, có diễn biến phức tạp bất thường và gây ra nhiều thiệt hại đáng kể so với trước.

Biến đổi khí hậu là vấn đề nóng bóng của xã hội, không phải là một khái niệm xa lạ với chúng ta mà nó đã thành thủ phạm nguy hiểm, từng ngày, từng giờ cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người. Biến đổi khí hậu âm thầm giết chết con người, có thể chính chúng ta đang là nạn nhân của hiện tượng này. Vì vậy, chúng ta cần ý thức được tác hại của nó để sớm có phương án  giải quyết.