Lương lãnh đạo EVN cao gấp... 20 lần nhân viên

13/02/2012 14:01
Theo Trưởng Đoàn kiểm tra lương Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), việc trả lương tại Tập đoàn đang có sự chênh lệch lớn.
Theo ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội - Trưởng Đoàn kiểm tra lương Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), việc trả lương tại Tập đoàn đang có sự chênh lệch lớn. Mức lương nhân viên thấp nhất là dưới 3 triệu đồng/tháng/người.

Trả lời câu hỏi về mức lương mà hiện nay EVN đang chi trả cho nhân viên, ông Nguyễn Tiến Tùng cho biết, theo kết quả kiểm tra, thu nhập bình quân chung của Tập đoàn trong năm 2010 là 7,627 triệu đồng/tháng. Trong đó, công ty mẹ Tập đoàn là 14,105 triệu đồng; khối truyền tải là 11,403 triệu đồng; khối phát điện là 10,835 triệu đồng và khối phân phối 6,765 triệu đồng/tháng/người.
Mức lương thấp nhất mà Tập đoàn đang chi trả cho nhân viên là dưới 3 triệu đồng/tháng/người; cao nhất là Chủ tịch hội đồng thành viên EVN 51 triệu đồng/tháng.
Mức lương thấp nhất mà Tập đoàn đang chi trả cho nhân viên là dưới 3 triệu đồng/tháng/người; cao nhất là Chủ tịch hội đồng thành viên EVN 51 triệu đồng/tháng.

Về mức lương thấp nhất mà Tập đoàn đang chi trả cho nhân viên là dưới 3 triệu đồng/tháng/người (dành cho những nhân viên tạp vụ); cao nhất là Chủ tịch hội đồng thành viên EVN 51 triệu đồng/tháng.

Giải thích về sự chênh lệch này, ông Tùng cho biết, thu nhập tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì EVN đã sai phạm trong khâu phân phối tiền lương.

“Bất hợp lý trong phân phối tiền lương của EVN nằm trong từng khối và giữa các khối. Tiền lương bình quân khối sản xuất và truyền tải cao hơn gần 2 lần so với khối phân phối, và giữa các đơn vị trong công ty mẹ (cơ quan Tập đoàn cao hơn 2 lần so với tiền lương bình quân cong ty mẹ). Đây là điều chưa phù hợp với thực tế”, ông Tùng nói.

Bên cạnh đó, quy chế trả lương của Tập đoàn EVN chưa được xác định theo từng vị trí, chức danh công việc để cân đối với thị trường và gắn với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.

Hệ số lương cấp bậc công việc và hệ số lương thực tế còn có sự chênh lệch (cao hơn hệ số lương thực tế bình quân 0,72) do sử dụng nhiều lao động có hệ số cấp bậc kỹ thuật thấp hơn so với yêu cầu cấp bậc kỹ thuật công việc.

Riêng đối với cơ quan Tập đoàn, việc trả lương lại có sự chênh lệch lớn, cao gấp 2 lần so với mặt bằng thu nhập bình quân của Công ty mẹ- Tập đoàn), do Tập đoàn tự quyệt định.

Lý giải về việc nguyên nhân tại sao EVN lỗ nặng trong năm 2010 mà lương vẫn được chi trả cao? ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, năm 2010 là năm đầu tiên EVN bị lỗ, nguyên nhân bị lỗ do hạn hán... Thủ tướng chỉ đạo không được cắt điện nên buộc phải đổ dầu vào đốt, tăng khả năng cung lên để đáp ứng nhu cầu của ngành kinh tế.

Điều này Tập đoàn đã báo cáo với Chính phủ, nếu vì lỗ mà quay lại đơn giá lương tối thiểu nhân với hệ số lương cơ bản thì lao động sẽ bỏ đi. Bây giờ không chỉ có mỗi EVN làm điện, một loạt các tổng công ty, công ty tư nhân làm điện, những người giỏi mà lương không bảo đảm họ sẵn sàng ra đi. Chính vì thế Thủ tướng đã đồng ý cho EVN áp dụng đơn giá tiền lương bằng 95% đơn giá tiền lương 2009 và căn cứ quyết định thủ tướng chúng tôi áp dụng đơn giá tiền lương đó, ông Tri nói.

Cũng theo ông Tri, lỗ của EVN năm 2010 là hoàn toàn do các yếu tố khách quan, nếu Chính phủ yêu cầu đảm bảo phát điện để phát triển kinh tế thì cán bộ nhân viên gần 100.000 người không thể hy sinh vì khoản lỗ đó. Chúng tôi không bảo đảm tiền lương cho họ thì họ không thể tiếp tục sản xuất.

Theo VnMedia