Năm 2013, bất động sản chưa thể phục hồi

13/05/2013 07:30
Theo VnMedia
Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Vũ Viết Mạnh cho rằng, những tháng còn lại của năm 2013 thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức và chưa thể phục hồi nhanh như kỳ vọng của nhiều người
Bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục! Ông Vũ Viết Mạnh cho rằng, bất động sản là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng của một quốc gia. Hoạt động trầm lắng của thị trường bất động sản trong những năm qua không chỉ ảnh đẻn bản thân lĩnh vực bất động sản mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới rất nhiều ngành, lĩnh vực khác (một số tài liệu cho rằng bất động sản liên quan đến 200 ngành, lĩnh vực khác nhau). Riêng đối với ngành ngân hàng, mặc dù dư nợ tín dụng cho lĩnh vực bất động sản chỉ chiếm khoảng 8-10% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế, nhưng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng bất động sản là rất lớn (trên 1,2 triệu tỷ), do vậy khó khăn của thị trường bất động sản cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng ngân hàng. Nhận diện được những khó khăn, thách thức mà thị trường bất động sản đang phải đối mặt, Ngay từ đầu năm Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01, Nghị quyết số 02, đề ra một hệ thống các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường (trong đó có lĩnh vực bất động sản), giải quyết nợ xấu.
Một tín hiệu đáng mừng là trong Quý I/2013, thị trường bất động sản mặc dù còn khó khăn nhưng đã có dấu hiệu khởi sắc và các doanh nghiệp đã tìm ra và và điều chỉnh cơ cấu bất động sản phù hợp với nhu cầu thực của thị trường hơn. Theo ông Vũ Viết Mạnh, trong điều kiện tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm gặp khó khăn thì lĩnh vực bất động sản vẫn duy trì được mức tăng trưởng hợp lý, cụ thể là: Dư nợ cho vay bất động sản đến 31/3/2013 đạt 230.951 tỷ đồng, tăng 1,1% so với cuối năm 2012; Một số địa phương có mức tăng khá như Đà Nẵng (tăng 11,8%), Hà Nội (tăng 3,4%), thành phố Hồ Chí Minh (tăng 2,5%). Dư nợ cho vay tăng mạnh ở một số đối tượng như: Xây dựng sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê tăng 3,7%; Xây dựng sửa chữa mua nhà để kết hợp cho thuê mà nguồn không trả bằng tiền lương: tăng 3,7%. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng Thông tư quy định chính sách cho vay nhà ở theo Thông tư số 02 của Chính phủ. Theo đó, NHNN dành khoảng 30.000 tỷ đồng để cho vay các đối tượng là cán bộ công chức, lực lượng vũ trang, đối tượng thu nhập thấp để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội cũng như là các doanh nghiệp xây dựng các loại nhà ở này, với lãi suất thấp (6%) và thời hạn dài (khoảng 10 năm đối với cá nhân, hộ gia đình và 5 năm đối với doanh nghiệp). Với chính sách này, ông Vũ Viết Mạnh cho rằng, NHNN mong muốn sẽ tạo ra một sự lan tỏa nhằm đạt được các mục tiêu sau: Sẽ giúp cho nhiều người khó khăn về nhà ở có cơ hội để có một chỗ ở phù hợp. Trong điều kiện thu nhập của đại bộ phận cán bộ công chức, lực lượng vũ trang … có mức thu nhập còn rất thấp (so với giá trị căn nhà) để có được một chỗ ở phù hợp cho gia đình thì chương trình cho vay này sẽ tiếp sức cho các đối tượng này thực hiện ước mơ đó: Thời hạn cho vay dài, lãi suất thấp và được vay tối đa tới khoảng 80% giá trị căn nhà; Góp phần “kích cầu”, “kích cung” cho thị trường bất động sản ở phân khúc thị trường của đại bộ phận người dân (diện tích căn nhà dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu/m2) và phản ánh đúng cung-cầu thực của thị trường; Góp phần điều chỉnh cơ cấu của thị trường bất động sản phù hợp hơn. Nếu như trước đây các chủ đầu tư quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư các dự án nhà ở cao cấp, văn phòng cho thuê mà ít quan tâm đến nhà ở phân khúc trung bình, nhà ở xã hội, nhà ở có giá bán thấp thì trong quý I/2013 đã ghi nhận có sự điều chỉnh nhất định: Nhiều chủ đầu tư dự án đã chủ động xin điều chỉnh dự án sang nhà ở xã hội, quan tâm hơn đến dựa án xây dựng nhà ở xã hội, quan tâm hơn đến tiết kiệm chi phí để hạ giá bán (đã xuất hiện dự án thương mại có giá bán 10 triệu/m2 ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh).Nhưng vẫn tiếp tục khó khăn và chưa thể phục hồi nhanh Theo nhận định của ông Vũ Viết Mạnh, những tháng còn lại của năm 2013 có thể nhận định rằng thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức và chưa thể phục hồi nhanh như kỳ vọng của nhiều người (thị trường bất động sản ở Mỹ sau 5 năm suy thoái đến nay mới có dấu hiệu hồi phục). Về chính sách tiền tệ, tín dụng, NHNN định hướng tiếp tục điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 12% của cả năm 2013, nhưng linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến và tình hình thực tế. Riêng đối với với lĩnh vực bất động sản, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục triển khai các chính sách đã được đề ra từ đầu năm, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: - Chỉ đạo các 5 ngân hàng thương mại nhà nước triển khai ngay chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở, ngay sau khi Thông tư của Ngân hàng Nhà nước được ban hành. Với 30.000 tỷ đồng dự kiến dành cho chương trình này sẽ giúp cho hàng chục ngàn căn hộ trên thị trường được giao dịch và hàng chục ngàn hộ gia đình có điều kiện được mua, thuê, thuê mua các căn nhà phù hợp với nhu cầu sử dụng. - Thực hiện và triển khai quyết liệt các phương án, giải pháp xử lý nợ xấu theo đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hoàn thiện tổ chức và chỉ đạo triển khai ngay các nhiệm vụ được giao của Công ty mua bán nợ và tài sản ngay khi được Chính phủ phê duyệt. - Tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước về nhà ở đối với một số đối tượng đặc biệt khó khăn, như người nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng hay gặp thiên tai, bão lụt… Tóm lại, "chính sách về nhà ở của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước không nhằm mục đích “giải cứu” thị trường bất động sản như một số ý kiến mà chỉ nhằm tạo ra sự lan tỏa để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh và tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh", ông Vũ Viết Mạnh nhấn mạnh.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Theo VnMedia